Vốn hóa Tencent ‘bốc hơi’ 623 tỷ USD
Tencent đã mất ngôi công ty đắt giá nhất Trung Quốc về tay Kweichow Moutai sau khi cổ phiếu giảm 64% giá trị kể từ đỉnh năm 2021.
(Ảnh: Bloomberg)
Thị giá cổ phiếu Tencent giảm 64% trên sàn chứng khoán Hong Kong kể từ khi lập đỉnh tháng 1/2021, “thổi bay” 623 tỷ USD vốn hóa. Theo Bloomberg, đây là thiệt hại lớn hơn bất kỳ công ty nào khác trên thế giới. Và là kết quả của những lo ngại về triển vọng của Tencent sau khi bị Bắc Kinh trấn áp. Khép lại phiên giao dịch ngày 20/9, Tencent được định giá thấp hơn 5,4 tỷ USD so với Moutai.
Sự sụp đổ của Tencent phản ánh nhiều rủi ro mà ngành công nghệ đang đối mặt. Đầu năm 2021, Tencent thậm chí còn trước ngưỡng cửa trở thành doanh nghiệp nghìn tỷ đô thứ hai của châu Á. Tuy nhiên, việc Trung Quốc siết lại các hoạt động trong lĩnh vực game cùng kinh tế tăng trưởng chậm khiến Tencent khó có thể phục hồi.
Kenny Wen, Giám đốc nghiên cứu đầu tư của KGI Asia, nhận định, không có chất xúc tác tích cực nào cho Tencent trong nửa cuối năm nay, do kết quả kinh doanh tiếp tục chịu áp lực từ môi trường vĩ mô yếu kém. Ngay cả khi tình hình ở Trung Quốc cải thiện, chúng ta đang trong kỷ nguyên thắt chặt tiền tệ, vì vậy rất khó để trở lại vị trí cũ.
Video đang HOT
Mặt khác, Moutai lại bán rượu trong các bữa tiệc và dịp đặc biệt, trong khi Bắc Kinh cam kết hỗ trợ các lĩnh vực tiêu dùng.
Đối với Tencent, họ gặp phải thách thức trên mọi phương diện. Nhà quản lý chậm phê duyệt các tựa game mới, đồng thời giới hạn thời gian chơi game của trẻ vị thành niên ảnh hưởng đến doanh thu của hãng. Chính sách zero Covid nghiêm ngặt và phong tỏa tác động đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm doanh thu quảng cáo. Đợt bán tháo cổ phiếu của nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu đi xuống.
Theo ngân hàng Morgan Stanley, không chỉ các quỹ lớn nhận thấy khó khăn của Tencent. Từ đầu năm nay, các nhà đầu tư đã bán ròng 30 tỷ USD cổ phiếu Tencent và tăng tốc trong thời gian gần đây. Các cổ đông quan trọng cũng bán cổ phiếu.
Nếu như Tencent đi xuống thì Moutai lại tăng trưởng khá ấn tượng ở mức 8,7% riêng năm nay, đánh bại chỉ số CSI 300 Index. Công ty đang trên đà phá vỡ mục tiêu tăng trưởng doanh thu cả năm và sẽ hưởng lợi lớn một khi Trung Quốc nới lỏng các quy định phong tỏa Covid-19.
Nhà đầu tư bất đồng quan điểm về tương lai của Tencent. Một số cho rằng, giá cổ phiếu Tencent đang được định giá quá rẻ và các rủi ro chính sách đã đạt đỉnh. Song, những người khác không tin vào điều này và tin triển vọng lợi nhuận tương lai có vẻ hạn chế. Sun Jianbo, Chủ tịch China Vision Capital nhận định không có phương thức kiếm tiền nào của Tencent tỏ ra hiệu quả. Ông không mua cổ phiếu Tencent ngay cả khi định giá dường như đang rẻ.
Từng bay cao bay xa, nay các 'ông lớn' công nghệ Trung Quốc cũng cắt giảm chi phí
Từng bay cao bay xa, nay các 'ông lớn' công nghệ Trung Quốc cũng cắt giảm chi phí
Lãnh đạo Alibaba và Tencent tập trung cắt giảm chi phí trên mọi bộ phận, từ sa thải nhân sự đến loại bỏ các mảng kinh doanh không phải nòng cốt.
Alibaba và Tencent thường thảo luận về sản phẩm, dịch vụ mới trong cuộc điện đàm với các nhà đầu tư. Song quý II họ đã phải chuyển hướng, lãnh đạo hai công ty tập trung vào một thứ kém hào nhoáng hơn: tiết kiệm chi phí.
Alibaba gặp nhiều khó khăn về vĩ mô trong thời gian gần đây. (Ảnh: Getty Images)
Từng liên tục phá kỷ lục doanh thu song những ngày tươi đẹp ấy không còn nữa. Alibaba lần đầu tiên gần như không tăng trưởng từ tháng 4 tới tháng 6, trong khi Tencent cũng lần đầu ghi nhận doanh thu sụt giảm trong cùng kỳ. Cả hai đều cảm nhận được hiệu ứng từ kinh tế giảm tốc do Covid-19 ở Trung Quốc, dẫn đến người dùng phải "thắt lưng buộc bụng". Các quy định siết chặt trong ngành công nghệ cũng gây sức ép lên kết quả kinh doanh của họ.
Vì vậy, họ phải kỷ luật hơn trong chi tiêu. CEO Tencent Ma Huateng cho biết trong quý II, công ty đã tích cực rút khỏi các mảng kinh doanh không phải nòng cốt, tiết giảm chi phí tiếp thị và vận hành. Điều đó giúp doanh thu tăng bất chấp điều kiện thị trường khó khăn. Chủ tịch Tencent Martin Lau chia sẻ, hãng rút khỏi các mảng như giáo dục trực tuyến, thương mại điện tử, livestream game. Chi phí tiếp thị và bán hàng của tập đoàn đã giảm 21% so với một năm trước. Số nhân sự cũng giảm 5.000 so với quý I.
Theo Giám đốc chiến lược James Mitchell, các sáng kiến nói trên kết hợp với đầu tư vào lĩnh vực mới có thể giúp Tencent phục hồi tăng trưởng, ngay cả khi điều kiện vĩ mô vẫn như hiện tại.
Đối với Alibaba, công ty nhấn mạnh các biện pháp cắt giảm chi phí từ đầu năm và sẽ tiếp tục làm như vậy trong các quý tiếp theo.Giám đốc tài chính Toby Xu tiết lộ đã "thu hẹp lỗ" trong một số mảng kinh doanh chiến lược.
Alibaba và Tencent phải thuyết phục được nhà đầu tư rằng trong khi giảm chi phí, họ vẫn đầu tư cho tương lai. Winston Ma, trợ giảng Giáo sư Luật tại Đại học New York, nhận định: "Để quay lại con đường tăng trưởng doanh thu, tối ưu hóa chi phí là chưa đủ. Họ cần tìm ra động lực tăng trưởng mới".
Alibaba tập trung đẩy mạnh kinh doanh điện toán đám mây, lĩnh vực mà lãnh đạo và các nhà đầu tư tin là đem lại lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Đám mây là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của Alibaba xét theo doanh thu trong quý II.
Tencent nhắc đến tiềm năng quảng cáo trong tính năng video ngắn của ứng dụng WeChat. WeChat là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dùng.
Tencent tiếp tục 'thắt lưng buộc bụng' 'Gã khổng lồ' Tencent sẽ tiếp tục các chính sách cắt giảm chi phí sau khi sa thải 5.500 lao động trong quý II. Tencent vừa báo cáo doanh thu sụt giảm lần đầu tiên kể từ khi trở thành công ty đại chúng. Trong quý II, công ty ghi nhận doanh thu 134 tỷ NDT (19,8 tỷ USD), giảm 3% so với...