Vốn điều lệ chỉ trên trăm tỷ, vì sao Tư vấn Xây dựng Điện 2 lọt Top 200 công ty tốt nhất châu Á năm 2018?
Với vốn điều lệ chỉ trên trăm tỷ đồng, yếu tố nào giúp Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 lọt Top 200 công ty tốt nhất châu Á năm 2018? Lại còn giành ngôi quán quân về chỉ số EPS năm 2017 so với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn!
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 200 doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ USD kinh doanh hiệu quả nhất Châu Á. Trong đó có 3 doanh nghiệp Việt Nam lọt vào danh sách này bao gồm CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB), CTCP Vicostone (VCS) và CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2 (TV2). Để chọn ra danh sách này, Forbes lựa chọn ngẫu nhiên 24.000 doanh nghiệp từ 108 ngành nghề khác nhau, lọc ra còn 14.000 doanh nghiệp đưa vào vòng chung khảo với các tiêu chí doanh nghiệp có doanh thu từ 5 triệu USD đến 1 tỷ USD, có mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tốt. Từ đó, chọn ra TOP 200 doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao trong 3 năm liên tiếp, đạt mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao nhất và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao nhất…
Đáng chú ý, trong 3 doanh nghiệp Việt Nam nói trên, CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương có vốn điều lệ gần 500 tỷ đồng; CTCP Vicostone có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, còn Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 2 vốn điều lệ chỉ trên trăm tỷ, chính xác là 117 tỷ đồng, nhưng lại giành ngôi quán quân về chỉ số EPS đạt được năm 2017 so với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Tổng doanh thu cả năm đạt 1.877 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 268,8 tỷ đồng, vượt 113% so với chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao cho. Lợi nhuận sau thuế đạt 214,4 tỷ đồng, gấp 2,1 lần lợi nhuận đạt được năm 2016. EPS đạt gần 39.300 đồng/cổ phiếu.
Vốn điều lệ không lớn, những với kinh nghiệm hơn 30 năm trong tư vấn xây dựng điện, cái tên Tư vấn Xây dựng Điện 2 gắn liền với việc xây dựng hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia như: Nhà máy điện Trị An, Hàm Thuận – Đa Mi, Đại Ninh, A Vương; các Trung tâm điện lực Phú Mỹ, Ô Môn, Cà Mau, Nhơn Trạch, Vĩnh Tân, Duyên Hải, Sơn Mỹ, Kiên Lương; các nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2, Sông Hậu 1, 2; các đường dây 500 kV Bắc – Nam, Phú Mỹ – Nhà Bè – Phú Lâm, Sơn La – Hiệp Hòa, Đà Nẵng – Hà Tĩnh; Pleiku – Mỹ Phước – Cầu Bông; cáp ngầm xuyên biển 110 kV Hà Tiên – Phú Quốc; cáp ngầm ra đảo Cô Tô, các trạm biến áp 500 kV Phú Mỹ, Nhà Bè, Tân Định, Ô Môn; trạm biến áp 220 kV Cai Lậy, các trạm GIS 220 kV Tao Đàn, Hiệp Bình Phước… và hàng trăm công trình đường dây tải điện và trạm biến áp 220 kV, 110 kV khác trên phạm vi toàn quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, còn một yếu tố khác giúp hoạt động kinh doanh của Công ty hết sức thuận lợi. Tư vấn Xây dựng Điện 2 là công ty con của Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN, gần 80% doanh thu của Công ty đến từ tập đoàn. Nói cách khác, EVN vừa là công ty mẹ, vừa là khách hàng lớn nhất của Tư vấn Xây dựng Điện 2. Cụ thể, doanh thu năm 2017 đạt 1.877 tỷ đồng, thì doanh thu từ EVN đạt 1.456 tỉ đồng, chiếm 77,6%. Chưa kể, nhiều thành viên khác của EVN cũng là khách hàng của Tư vấn Xây dựng Điện 2 với giá trị doanh thu gần 170 tỉ đồng. Nếu tính từ cả EVN và các thành viên, doanh thu khoảng 1.626 tỷ đồng, chiếm trên 86% tổng doanh thu của Tư vấn Xây dựng Điện 2.
Trong những ngày đầu năm 2018, Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 đã liên tục trúng thầu trọn gói các dự án thuộc Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, miền Trung cùng các công ty điện lực trong nước. Có lẽ là công ty con của EVN là một lợi thế khiến Tư vấn Xây dựng Điện 2 liên tục trúng thầu các dự án điện của EVN và các doanh nghiệp thành viên khác thuộc tập đoàn.
Nhưng cũng phải nói đến khả năng quản lý dòng tiền của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 rất tốt. Số tiền gửi ngân hàng với kỳ hạn dưới 12 tháng, tính đến 31 tháng 12 năm 2017 có số dư 787 tỉ đồng, chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản của Công ty tại cùng thời điểm. Chỉ số tiền mặt trên cổ phiếu (cash on share) đạt trên 134.000 đồng – cũng là mức cao nhất thị trường.
Hùng Thanh
Theo tapchicongthuong.vn
VNG đón đầu cách mạng 4.0 với mảng kinh doanh mới Điện toán đám mây
VNG đón nhận danh hiệu Top 40 thương hiệu hàng đầu Việt Nam do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn, cùng với 4 doanh nghiệp công nghệ - viễn thông lớn nhất hiện nay là Viettel, VNPT, FPT và VinaPhone.
Danh sách này được Forbes Việt Nam thực hiện thường niên. Những thương hiệu được vinh danh đều là những thương hiệu đạt mức doanh thu lớn và các chỉ số tài chính ấn tượng trong những ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Theo tính toán của Forbes, riêng giá trị thương hiệu của VNG hiện đạt 47,2 triệu USD.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng Giám Đốc phụ trách mảng Dịch vụ Đám mây ( Cloud Servies) của VNG nhấn mạnh đây là lần thứ 3 liên tiếp VNG được tín nhiệm bình chọn vào danh sách. "Đó sẽ là một lợi thế không nhỏ cho mảng kinh doanh mới của VNG là Cloud Servies."
Cùng với thanh toán điện tử (Mobile Payment), dịch vụ đám mây được xác định là một trong hai mảng kinh doanh chủ lực mới của VNG trong giai đoạn tới, nhằm nắm bắt các xu hướng công nghệ "hot" nhất hiện nay cũng như để đón đầu cuộc cách mạng 4.0.
"Nếu VNG có được những sản phẩm, dịch vụ thành công, thu hút nhiều người sử dụng cho hai mảng kinh doanh mới, chắc chắn giá trị thương hiệu của công ty sẽ mạnh mẽ và tăng tưởng ấn tượng hơn", ông Trí tin tưởng.
Tại triển lãm Việt Nam ICT Comm 2018 hồi tháng 6, VNG đã trình diễn nhiều giải pháp dựa trên công nghệ điện toán đám mây dành cho các doanh nghiệp, đối tác như tự động hoá quy trình máy chủ, cài đặt 1 chạm, cân bằng tải... Tuy nhiên theo ông Trí, các dịch vụ Cloud Services của VNG sẽ không gói gọn ở hạ tầng, nền tảng hay các dịch vụ phần mềm. Định hướng tới đây của VNG là cung cấp gói dịch vụ toàn diện và tổng thể (Full Task Services), bao gồm tất cả các dịch vụ từ thấp đến cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chuyển đổi cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện tại, VNG đang đầu tư mạnh tay cho R&D và các công nghệ mới nhất như IoT, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, chính quyền điện tử, điện toán đám mây.... Đây cũng là định hướng của nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay cũng như của ngành công nghệ thế giới trong bối cảnh 4.0.
Thành lập tháng 9/2004, sau 14 năm, VNG hiện là doanh nghiệp start-up kỳ lân (unicorn) duy nhất tại Việt Nam khi được định giá trên 1 tỷ USD, kinh doanh đa dạng trong các lĩnh vực như nội dung số, giải trí, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, tiện ích và giải pháp...
Không chỉ làm chủ thị trường trong nước, VNG đang tiến ra nhiều thị trường cửa ngõ quan trọng của ASEAN như Thái Lan, Myanmar, Singapore. Năm 2017 đánh dấu cột mốc đáng nhớ cho VNG khi ký kết Bản ghi nhớ với sàn Nasdaq về việc niêm yết trên sàn chứng khoán lớn thứ hai nước Mỹ.
Theo NgayNay
Serena Williams lập hat-trick ngôi đầu Với việc bỏ túi 18,1 triệu USD, ngôi sao quần vợt Serena Williams đã vươn lên đứng đầu danh sách 10 nữ VĐV thể thao kiếm tiền nhiều nhất trên thế giới trong 12 tháng qua theo bầu chọn của tạp chí Forbes. Cùng đó, BXH kim tiền của Forbes còn chứng kiến sự thống trị của các nữ VĐV tennis. Đa phần...