Vốn đầu tư IT cho ngân hàng: ‘Không phải một sớm một chiều có ngay tiền được’
Theo TS Phạm Xuân Hòe – nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thách thức lớn nhất trong triển khai chuyển đối số của các ngân hàng là khung pháp lý còn thiếu, không đồng bộ; vốn đầu tư cho công nghệ thông tin (IT) của các ngân hàng rất lớn.
Với Agribank Digital, khách hàng có thể đăng ký nhu cầu vay vốn tại bất kỳ thời điểm nào thay vì phải đến ngân hàng xếp hàng chờ đợi như trước kia.
Bước đầu đã đầu tư 15.000 tỷ đồng
“Hiện Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chưa kịp sửa đổi; việc chia sẻ dữ liệu dân cư thế nào? để các tổ chức tín dụng – TCTD có thể dùng eKYC (giải pháp định danh xác thực khách hàng điện tử) xác thực khách hàng… Khó khăn các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đối mặt là vốn đầu tư IT rất lớn. Không phải một sớm một chiều mà có ngay tiền được. Theo khảo sát của chúng tôi, những ngân hàng bỏ ra 3% chi phí thì có dưới 50%, còn lại khoảng 13% các ngân hàng đầu tư khoảng trên 13% chi phí cho IT. Ngân sách 13% dành cho IT là con số không nhỏ”, TS Phạm Xuân Hòe cho biết.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), gần như trên 90% các dịch vụ thanh toán liên quan tiền gửi đều có thể triển khai chuyển đổi số. Còn lại vướng mỗi cho vay và các dịch vụ khác liên quan đến các bộ ngành thì chưa thể triển khai được. Kể cả Thông tư 39 hiện không thể sửa đổi được nếu Luật Giao dịch điện tử chưa được sửa đổi bổ sung. Từ đó mới thấy được khó khăn của ngành Ngân hàng, các NHTM trong việc triển khai chuyển đổi số.
Video đang HOT
Ngoài ra, hệ thống ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan tới nhân sự phải có trình độ, được đào tạo IT bài bản. Không chỉ vậy, các NHTM luôn bị các loại tội phạm tấn công như: Tấn công vào tài khoản, ăn trộm mật khẩu… và luôn có rủi ro bị mất tiền. Nhiều người sử dụng dịch vụ ngân hàng còn chủ quan, thiếu kiến thức dẫn đến việc cho mượn tài khoản, thậm chí cho cả người thân, con cái mật khẩu, mã số giao dịch dẫn đến hệ lụy mất trộm tiền.
Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán NHNN, hiện có 95% ngân hàng đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số và các ngân hàng Việt Nam đã tích cực, chủ động trong việc nắm vững công nghệ 4.0 như: Điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên hệ thống số.
“Ngành Ngân hàng bước đầu đã đầu tư 15.000 tỷ đồng cho hoạt động này và đã thu được những thành quả rất tích cực. Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu khi tỷ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong thời gian ngắn. Đại dịch đã rút ngắn chuyển đổi số ngành Ngân hàng, cả ngân hàng và người dân đều được hưởng lợi vì điều này”, ông Lê Anh Dũng cho biết.
Tổng Thư ký VNBA khẳng định: ngành Ngân hàng là ngành đầu tiên đi trước một bước và việc đi trước đó thể hiện rõ nét nhất thông qua bước thử nghiệm trong những ngày đầu của khủng hoảng COVID-19. Ở thời điểm đó, rất khó để Việt Nam có thể dự đoán được mức độ nghiêm trọng của đại dịch, cũng không mấy ai hình dung được rằng các kế hoạch chuyển đổi số được thực hiện trước đây đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng doanh thu của nhiều ngân hàng, bất chấp đại dịch. Bước thử nghiệm đó là một thành công vượt quá mong đợi.
“Để làm được điều đó, các ngân hàng đã tập trung vốn, công nghệ, con người vào chuyển đổi số, tổ chức từ rất sớm và sẵn sàng bỏ ra nguồn lực mạnh chi cho chuyển đổi số. Trong thời điểm dịch bệnh, cũng không thể kỳ vọng được rằng chuyển đổi số sẽ đạt được hiệu quả trong tương lai. Tuy nhiên, đại dịch ảnh hưởng rất lớn trên toàn cầu nhưng cũng là minh chứng rất lớn cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Ông Nguyễn Quốc Hùng dẫn chứng việc ngành Ngân hàng cũng được hưởng lợi khi chuyển đổi số thành công như: VP Bank, Techcombank, MB, HDBank…Đó là tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lên đến 40 – 50%, góp phần đưa lợi nhuận của ngân hàng lên rất lớn. Đây là tiền đề để các ngân hàng khác từng bước chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện, đáp ứng nhu cầu của người dân – người dân sử dụng tiện ích nhất và ngân hàng được hưởng lợi.
Phấn đấu đến năm 2025 có 50% nghiệp vụ ngân hàng được số hóa
Khẳng định các mục tiêu cụ thể của ngành Ngân hàng phấn đấu đến năm 2025 có 50% nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, ông Lê Anh Dũng nhấn mạnh: Đầu tiên là chuyển đổi số về hình thức, nguồn lực, tập trung đầu tư cho phát triển các hạ tầng có tính vận hành, hệ thống thanh toán điện tử… Trong đó, đặc biệt coi trọng ứng dụng công nghệ số trong thiết kế sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng.
Thứ hai, trong kỷ nguyên số thì số hoá dữ liệu rất quan trọng, ngành Ngân hàng không chỉ cung cấp dịch vụ của chính ngân hàng mà còn ngoài ngân hàng, thông qua việc tạo lập hệ sinh thái số để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn cho người dân trên các thiết bị điện tử.
Theo đại diện NHNN, thời gian tới, NHNN sẽ đẩy mạnh phối hợp với Bộ Công an trong việc kết nối nền tảng dữ liệu đang có như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho việc định danh, xác thực điện tử chính xác và cung cấp những dịch vụ an toàn, tiện lợi, nhanh chóng, uy tín, hợp lý. “Chúng tôi cũng xác định các ngân hàng và NHNN phải an toàn trong dịch vụ. Chúng ta cũng đã chứng kiến những vụ gian lận, tấn công vào người dùng… Vì vậy, người dùng cũng phải được cung cấp thông tin, kiến thức, được giáo dục kỹ năng an toàn tài chính để tận dụng tốt nhất các sản phẩm số của ngân hàng”, ông Lê Anh Dũng cho biết.
Ngân hàng ồ ạt phát hành cổ phiếu thưởng
Một số ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ cao, giá ưu đãi.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 11.2 để phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) với tỉ lệ 35%. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 35 cổ phiếu thưởng. Nguồn tài chính sử dụng để phát hành cổ phiếu thưởng là từ một phần lợi nhuận chưa phân phối còn lại từ năm 2018 đến năm 2020 và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 10.2.
Ngân hàng phát hành cổ phiếu thưởng. Ảnh TX
Sau khi hoàn thành chia cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ của ABBANK sẽ đạt gần 10.000 tỉ đồng. Trong năm 2022 ABBANK cũng có kế hoạch thực hiện chuyển sàn giao dịch cổ phiếu và thực hiện dự án chuyển đổi ngân hàng số theo lộ trình. Tổng tài sản ABBANK tính đến cuối năm 2021 đạt 120.217 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.979 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mới đây cũng đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép chào bán cổ phiếu ra công chúng 181,3 triệu cổ phiếu với mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 2.720 tỉ đồng nhằm tăng năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn hoạt động, cổ đông hiện hữu thực hiện quyền mua là 12,2633% (cứ 100 cổ phiếu được mua 12,2633 cổ phiếu mới). Giá cổ phiếu SeABank chào bán trong đợt này là 15.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 33% giá trị cổ phiếu SeABank ở mức giá đóng cửa phiên ngày 5.1 là 45.000 đồng/cổ phiếu.
Kế hoạch chào bán hơn 181,3 triệu cổ phiếu ra công chúng nằm trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của SeABank, với mục tiêu tăng vốn lên 16.598 tỉ đồng. Trước đó trong năm 2021, SeABank đã hoàn thành 2 đợt tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP), đưa vốn điều lệ của ngân hàng lên 14.785 tỉ đồng.
Thêm hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng vào nhiều ngân hàng cuối năm Bước vào quý cuối năm, nhiều ngân hàng liên tiếp ra thông báo tuyển dụng nhân sự cho nhiều vị trí làm việc trên cả nước. Đáng chú ý, có ngân hàng tuyển dụng đến cả nghìn chỉ tiêu. Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (Agribank) vừa đăng thông báo tuyển dụng 1.232 chỉ tiêu cho các chi...