Volkswagen hợp tác với tập đoàn luyện kim sản xuất pin sạc siêu nhanh cho xe điện
Chi nhánh sản xuất xe tải và xe buýt của Volkswagen tại Brazil đã ký kết với Tập đoàn Khai thác và Luyện kim Brazil ( CBMM) để sản xuất pin sạc siêu nhanh cho xe ô tô chạy điện do Volkswagen thiết kế.
Biểu tượng của Tập đoàn chế tạo ô tô Volkswagen (Đức). Ảnh: TTXVN
Trong một tuyên bố, Tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen của Đức nhấn mạnh hãng này đã thực hiện các nghiên cứu cho thấy hoạt chất niobi oxit có thể giúp đẩy nhanh quá trình sạc pin lithium cho các loại xe điện.
Đại diện Volkswagen khẳng định việc sử dụng niobium trong pin lithium là một ý tưởng mang tính cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Giám đốc điều hành của chi nhánh sản xuất xe tải và xe buýt của Volkswagen tại Brazil Roberto Cortes cho biết, công ty này đã tiến hành nghiên cứu lĩnh vực điện khí hóa xe hơi từ nhiều năm trước và bây giờ là lúc tạo ra một công nghệ mới trong việc sản xuất pin dành cho xe điện.
Theo Phó chủ tịch CBMM Ricardo Lima, công nghệ đưa niobium sử dụng trong pin lithium là kết quả của hơn ba năm nghiên cứu cùng với Tập đoàn Toshiba của Nhật Bản.
Video đang HOT
Ông Lima cho biết, việc sử dụng niobi oxit trong cực dương của pin lithium cho phép pin sạc đầy siêu nhanh, trong vòng chưa đầy 10 phút. Thời lượng sử dụng và tuổi thọ của pin cũng sẽ được kéo dài lâu hơn.
Vào tháng 7/2021, Chi nhánh sản xuất xe tải và xe buýt của Volkswagen tại Brazil đã chính thức ra mắt e-Delivery, mẫu xe tải chạy bằng điện đầu tiên được phát triển và sản xuất hoàn toàn tại Brazil.
Mẫu xe e-Delivery là thành quả đầu tiên của một dự án đầy tham vọng trị giá 150 triệu real (khoảng 30 triệu USD) nhằm biến nhà máy của Volkswagen đặt tại thành phố Resende của Brazil thành trung tâm sản xuất xe tải và xe buýt điện lớn nhất Mỹ Latinh.
Trong khi đó, CBMM là tập đoàn có quyền khai thác một trong hai mỏ niobium khổng lồ được phát hiện ở Araxá, một đô thị nằm tại bang
Minas Gerais và là địa phương chiếm tới 80% sản lượng khoáng sản niobium của Brazil.
Quốc gia Nam Mỹ này hiện chiếm khoảng 90% trữ lượng và 86% sản lượng niobium trên toàn cầu./.
Hành trình đốt 12 tỉ USD của Ford vào Brazil để rồi chẳng thu lại được gì
Một thế kỷ trước, Henry Ford tới Brazil thành lập thị trấn Fordlandia với tham vọng trở thành tỉ phú cao su để rồi ra đi trong thất bại ê chề.
Một thế kỷ sau đó, thương hiệu mà ông thành lập cũng gặp kết quả tương tự khi buộc phải rút lui khỏi thị trường đang phát triển giàu tiềm năng nhất khu vực sau khi "đốt" 11,6 tỉ USD trong thập kỷ vừa qua nhưng không hiệu quả.
Ford công bố đóng cửa toàn bộ nhà máy tại Brazil vào tháng 1, đồng thời hơn 5.000 nhân viên tại đây cũng mất việc và gần 300 đại lý phải đóng cửa. Số tiền lỗ tại Brazil có 7,8 tỉ USD tới từ quá trình vận hành không hiệu quả và nhiều lần bơm vốn đầu tư bất thành trong khi 4,1 tỉ USD còn lại được sử dụng để họ rút chân an toàn khỏi Brazil mà không gặp cản trở từ chính quyền và các đơn vị địa phương.
Theo Reuters, mỗi xe Ford bán ra tại Brazil khiến họ lỗ 2.000 USD. Ford từ chối bình luận về toàn bộ thông tin được tờ báo này đăng tải.
Brazil trong thập kỷ trước từng được coi là thị trường đang phát triển có tiềm năng thứ 2 thế giới chỉ sau Ấn Độ. Tuy nhiên, thuế, chi phí nhân công và logistics cao đã khiến phần lớn hãng xe quốc tế giàu tham vọng tại đây vỡ mộng. Trong số trên, Ford có lẽ là đơn vị chịu thất bại ê chề hơn cả khi hãng quá chậm tiến độ chuyển hóa đội hình thành SUV để khai thác thị trường (và tăng lãi) hiệu quả. Họ từng lên ý tưởng cho không dưới 3 dòng SUV dành riêng cho thị trường Nam Mỹ nhưng chúng đều chỉ được phát triển nửa chừng rồi biến mất cùng thời điểm Ford rút lui.
Ford EcoSport Storm tại Nam Mỹ.
"Không còn lựa chọn nào khác ngoài rút lui" là chia sẻ của giám đốc điều hành Ford Nam Mỹ Lyle Watters khi nói về việc hãng rời bỏ cuộc chơi tại Brazil. Lãnh đạo sẽ đảm nhiệm cương vị điều hành Ford Trung Quốc từ tháng 7 khẳng định "môi trường kinh tế không thuận lợi, nhu cầu mua xe thấp và sản lượng nhà máy không tối ưu" là những yếu tố khiến Ford thất bại.
Trên thực tế, những gì Ford nói không sai. Brazil, với các chính sách bảo hộ nền công nghiệp địa phương quá đà, khiến phần lớn các hãng xe toàn cầu tại đây gặp thua lỗ. Thuế nhập khẩu 35% trong khi chi phí lắp ráp xe nội địa tại đây cũng không hề rẻ khiến các hãng xe không có nhiều khả năng xoay xở. Hơn 5 triệu xe sản xuất mỗi năm tại Brazil có quá nửa được giữ lại trong nước, gần nửa còn lại được xuất khẩu nhưng không hiệu quả vì giá cao.
Ngược lại, Mexico có tới 80% sản lượng xe xuất khẩu ra nước ngoài nhờ thỏa thuận thương mại tự do với cả Mỹ và Canada và đang thế chỗ Brazil trở thành "tổ hợp" lắp ráp xe lớn nhất toàn châu Mỹ trong tương lai. Một khảo sát thực hiện năm 2019 cho thấy xe lắp ráp tại Mexico rẻ hơn 12% so với xe sản xuất tại Brazil ngay trên đất Brazil bất chấp họ có thuế nhập khẩu cao bảo hộ.
Sau Ford, Volkswagen, Toyota và cả GM cũng hoàn toàn có thể rút lui khỏi Brazil. Volkswagen Brazil đã lỗ 3,7 tỉ USD từ 2011 tới nay, GM Brazil thì yêu cầu GM bơm 2,2 tỉ USD vào 2016 để tiếp tục tồn tại còn Toyota Brazil cũng yêu cầu tập đoàn mẹ xóa nợ 1 tỉ USD để có thể duy trì sự sống ngay trong năm ngoái.
Hai hãng pin xe điện Hàn Quốc đạt được thỏa thuận về bí mật thương mại tại Mỹ Hai nhà sản xuất pin ô tô điện của Hàn Quốc - LG Energy Solution Ltd. và SK Innovation Co. - đã đạt được thỏa thuận dàn xếp tranh cãi về bí mật thương mại tại Mỹ. Sản phẩm pin xe điện của nhà sản xuất EV LG Chem Ltd. Ảnh: koreabizwire.com Thỏa thuận đạt được chỉ vài giờ trước khi thời hạn...