Volkswagen chi 8 tỷ USD đầu tư phát triển phần mềm
Tập đoàn Volkswagen (VW) của Đức đang có kế hoạch đầu tư 7 tỷ euro (tương đương 8 tỷ USD) cho các hoạt động phát triển phần mềm, tham gia vào bước chuyển mình mạnh mẽ của các dòng xe điện và xe kết nối công nghệ trong ngành công nghiệp toàn cầu.
Volkswagen đầu tư mạnh mẽ về phần mềm
Quá trình sáp nhập các đơn vị công nghệ thông tin đang phân mảng của VW sẽ giúp cải thiện hiệu quả chi phí, trong bối cảnh tập đoàn đang tăng cường chia sẻ các bộ phận và công nghệ chủ chốt cho 12 thương hiệu ô tô của mình, trong đó có Audi, Bentley, Porsche và Skoda.
Trong buổi thuyết trình mới đây tại Triển lãm Frankfurt Motor Show 2019, ông Christian Senger, người đứng đầu mảng xe và dịch vụ kỹ thuật số cho thương hiệu ô tô VW nhấn mạnh rằng, các hoạt động sau khi được sắp xếp hợp lý sẽ có một đội ngũ lên đến 10.000 nhà phát triển trên phạm vi toàn cầu.
Trước đó, VW đã công bố kế hoạch tập hợp gần 5.000 chuyên gia kỹ thuật số vào một đơn vị nhằm phát triển “vw.os”, một hệ điều hành phần mềm được tích hợp thống nhất trên toàn bộ các mẫu xe VW mới.
Ông Herbert Diess, Giám đốc điều hành của VW đã vạch ra một kế hoạch mở rộng mạnh mẽ hoạt động đầu tư phần mềm và kỹ thuật số, khởi động kế hoạch triển khai công nghệ điện toán đám mây ô tô lớn nhất ngành công nghiệp với đối tác chiến lược Microsoft. Với sự ra đời của đơn vị Car.Software, đội ngũ phát triển công nghệ nội bộ của VW sẽ tăng ít nhất 60% tổng số nhân viên đến năm 2025, từ mức thấp hơn 10% hiện nay.
Cùng với chiến lược đầu tư này, thương hiệu VW cũng nỗ lực cắt giảm 30.000 việc làm trên toàn cầu theo kế hoạch đã đề ra hồi năm 2016. Tính tới tháng 7 vừa qua, lực lượng lao động của VW đã giảm được 6.900 người, trong khi đó hãng cũng đã bổ sung thêm 3.400 việc làm mới trong nhiều lĩnh vực như phát triển phần mềm kết nối ô tô. Đến nay, thương hiệu Đức đã tiết kiệm chi phí liên quan lên tới 2,5 tỷ euro (hơn 2,76 tỷ USD) để có thêm vốn đầu tư phát triển các công nghệ trong tương lai.
Video đang HOT
Chiếc xe đầu tiên của VW được trang bị hệ điều hành phần mềm “vw.os” là xe điện hatchback ID3, vừa ra mắt tại Triển lãm Frankfurt Motor Show 2019. Hoạt động sản xuất sẽ khởi động từ tháng 11 tới và dự kiến chiếc xe này sẽ chính thức ra thị trường vào năm sau. Từ năm 2025 trở đi, tất cả các mẫu xe mới của VW đều sẽ được trang bị “vw.os”.
Theo VietTimes
Tại sao các startup làm phần mềm miễn phí lại nhận được đầu tư?
Cách thu tiền nhanh nhất của các công ty phần mềm là thu phí bản quyền. Nhưng chính những công ty làm phần mềm miễn phí mà cụ thể là phần mềm nguồn mở lại thu hút nhiều nhà đầu tư trong năm qua.
Ảnh minh họa.
Năm 2018, hàng loạt các vụ sáp nhập, mua bán của các công ty phát triển phần mềm mã nguồn mở, dịch vụ miễn phí đã thu hút sự chú ý lớn. Tiêu biểu nhất là giao dịch Microsoft mua lại Github, IBM mua lại Red Hat, VMware mua lại Heptio.
Những thương vụ này có điểm chung là những công ty phần mềm trả phí, đang bỏ nhiều tiền ra mua lại các công ty tạo ra sản phẩm miễn phí.
Theo ông Joseph Jacks, người sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm OSS Capital, năm ngoái tổng giá trị các thương vụ mua lại, sáp nhập của các công ty lớn vào các startup mã nguồn mở đã đạt 70 tỷ USD. Số tiền đầu tư cho các startup dạng này đã nhiều hơn 2 tỷ USD.
Ông cũng đánh giá rằng: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy nhiều hoạt động như vậy trong ngành phần mềm nguồn mở".
Phần mềm mã nguồn mở là những phần mềm, ứng dụng được các tổ chức hoặc cá nhân tạo ra nhưng lại công khai mã nguồn gốc, cho phép mọi người có thể tham gia sửa đổi hoặc sử dụng để tạo ra một sản phẩm mới của chính họ. Và gần như tất cả các phần mềm mã nguồn mở đều miễn phí.
Thế nhưng với giá trị đầu tư, mua lại lớn như trong năm 2018 thì có thể thấy mã nguồn mở đang phát triển với tốc độ của phần mềm trả phí.
Vậy điều gì hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ tiền để tạo ra thứ miễn phí đến vậy?
Nếu nhìn vào từng trường hợp cụ thể, mọi người đều cảm nhận được mọi startup, công ty làm sản phẩm mã nguồn mở đều đang đi theo cùng một hướng. Đó là tạo ra sản phẩm miễn phí nhưng lại có số lượng khách hàng đông đảo. Số lượng khách hàng này ngày một lớn và liên tục đòi hỏi phần mềm miễn phí mà họ dùng phải hoàn thiện hơn, nhiều chức năng hơn.
Càng nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm nguồn mở, càng nhiều người phụ thuộc vào các công ty phát triển và có nhiều cách để thu tiền từ nhóm khách hàng này.
Cũng theo ông Joseph Jack, hiện đang có 40 công ty làm phần mềm mã nguồn mở có doanh thu trên 100 triệu USD. 4 năm trước số doanh nghiệp này chỉ có 8.
Trong năm 2019, vốn cho các doanh nghiệp, startup mã nguồn mở sẽ tăng thông qua nhiều kênh như M&A, đầu tư, IPO.
Các nhà đầu tư nhìn nhận cơ hội đến từ chính mô hình kinh doanh của các công ty này. Kết quả kinh doanh của các công ty làm mã nguồn mở trong những năm gần đây rất tốt. Chính khách hàng của họ cũng cảm thấy cần sử dụng mã nguồn mở thay vì bỏ tiền cho các phần mềm độc quyền như trước đây.
Các doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn mở sẽ tiết kiệm được chi phí đánh giá xem một phần mềm, ứng dụng mới có hoạt động phù hợp với công ty họ hay không. Đây cũng là xu hướng mới khi các doanh nghiệp chuyển hoạt động của mình lên các dịch vụ đám mây.
Mã nguồn mở cũng là sản phẩm dễ bán hơn. Các công ty phần mềm dạng này không tốn quá nhiều chi phí cho việc bán hàng vì chính việc sản phẩm của họ giá rẻ hoặc miễn phí đã là một công cụ rất tốt. Người dùng cũng trung thành với các phần mềm này hơn.
Vẫn có những người cảnh giác
Trước đây, chính Microsoft đã từng nêu quan điểm phần mềm mã nguồn mở sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh có hại cho ngành công nghiệp phần mềm. Nhưng đến năm ngoái họ đã làm ngược lại quan điểm này bằng việc mua lại Github.
Nhưng người đứng đầu của Scale Venture Partners, ông Eric Anderson vẫn có quan điểm ngược lại. Ông cho rằng: "Vẫn rất khó để sử dụng các công cụ kiếm tiền cho ứng dụng mã nguồn mở".
Và đây đúng là vấn đề. Làm thế nào để yêu cầu người dùng miễn phí trả phí cho thứ họ không mất tiền trong rất lâu. Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của phần mềm chính là các dịch vụ đám mây đang ngày càng hấp dẫn với chi phí thấp và tốc độ triển khai rất nhanh.
Tất nhiên để tránh cạnh tranh như vậy, các công ty phần mềm phải tạo ra sản phẩm hoặc chức năng mà các dịch vụ đám mây không có. Và chính những công ty nguồn mở sẽ phải làm việc hết sức để duy trì cộng đồng người dùng và cũng chính là các khách hàng của mình.
Theo BizLive
Foxconn giữ cam kết đầu tư nhà máy ở Wisconsin, iPhone sẽ được đưa về Mỹ? Theo CNBC, Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và đối tác lắp ráp sản phẩm quan trọng nhất của Apple sẽ giữ vững cam kết xây dựng một nhà máy lớn tại bang Wisconsin của nước Mỹ. Còn nhớ, 2 năm trước, Foxconn đã được đề nghị trợ cấp gần 4 tỷ USD để...