“Với tôi mẹ là nhất, còn vợ chỉ như cái quần cái áo, thích thì mặc,chán là cởi vứt, cô hiểu chưa?”
Chưa để tôi nói hết câu anh đã thẳng tay cho tôi một cái tát. Tôi tức mình mang con bỏ về nhà mẹ đẻ. Tôi thực sự thấy rất mệt mỏi khi lúc nào anh cũng luôn coi trọng bố mẹ mình, anh em mình hơn là vợ.
Kể từ khi mới ra đời tôi đã không biết bố mình là ai. Mẹ tôi bảo bố tôi là một người đàn ông tệ bạc thường đánh đập mẹ khi uống rượu say. Bố đã bỏ mẹ con tôi theo người đàn bà khác vì bảo mẹ tôi nghèo. Cũng chính vì vậy mà từ ngày bố đi, mẹ tôi quyết tâm phải cho tôi một cuộc sống sung túc không để ai khinh thường. Trong kí ức của tôi không hề có một mảnh nào mang tên bố hóa chăng cũng chỉ là những kí ức đau buồn mà mẹ kể lại. Chính vì vậy tôi luôn muốn tìm cho mình một người đàn ông hiền lành, tử tế làm chồng, mẹ tôi luôn dặn con gái hơn người ở tấm chồng nên phải chọn cho thật kỉ đừng như mẹ lỡ cả đời xuân vì một người không đáng.
Vậy nên khi Hùng xuất hiện, nghe cái cách anh nói về bố mẹ mình, chị em mình bằng sự yêu thương trìu mến thì tôi tin chắc rằng anh là một người đàn ông tốt. Tôi bị cuốn hút bởi cái tính dịu dàng và chu đáo của anh. Ở anh tôi cảm thấy mình chở che và bao bọc, một cảm giác đó giờ tôi chưa bao giờ có được.
Tình yêu của chúng tôi lúc đầu cũng gặp chút trắc trở vì bố mẹ anh cho rằng tôi có một nền tảng gia đình không tốt. Nhất là mẹ anh ấy khi bà nghe tôi không có có bố bà đã có ý không hài lòng. Nhưng vì anh kiên trì thuyết phục mà bà cũng xuôi lòng cho chúng tôi tiến tới hôn nhân.
Thế nhưng mẹ chồng – nàng dâu sống chung không tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng. Trong nhà có nhiều việc mẹ áp đặt một cách quá đáng như chuyện 5 giờ sáng là bắt tôi phải dậy nấu cơm sáng cho cả nhà. Tối hôm ấy vì thức khuya làm báo cáo nên sáng hôm ấy tôi dậy trễ 30 phút. Vậy mà sáng đó mẹ đã mặt nặng mày nhẹ nói tôi muốn cho cả nhà chồng chết đói. Khi tôi nói lại thì bà khóc um lên nói với chồng tôi rằng:
- Mẹ đã nói rồi, nó là con nhà dột từ nóc, không được dạy dỗ đàng hoàng, bây giờ nó còn dám chống đối với mẹ chồng đấy!
- Em làm gì vậy hả? Mẹ nói thì nghe đi chứ sao lại cãi! Làm dâu mà vậy sao?
- Nhưng anh ơi, chuyện này đâu phải em cố ý…
- Ý cô bảo là là tôi dựng chuyện à? Đúng là tôi khổ mà có dâu về rồi leo lên đầu lên cổ mẹ chồng
Nói xong bà khóc lóc, giận dỗi không chịu ăn uống. Chồng tôi thấy vậy càng tức điên lên, anh trừng mắt nhìn tôi:
- Ngày đó tôi đã trái ý mẹ cưới cô về thì cô biết thân biết điều mà cư xử cho đúng, với tôi mẹ tôi là nhất, còn vợ chỉ như cái áo, thích thì mặc, không thích thì cởi, cô hiểu chưa?
Video đang HOT
Nói xong anh bước thẳng lên phòng mẹ bỏ tôi lại nơi góc bếp lạnh tanh. Những ngày sau, tôi cố gắng làm vừa ý mẹ chồng trong từng việc nhỏ nhưng có vẻ bà cũng chẳng có thiện cảm với tôi hơn chút nào. 2 năm sau, khi tôi sinh cho bà một đứa cháu trai kháu khỉnh thì bà mới bớt khắt khe với tôi một chút. Những tưởng cuộc sống từ nay sẽ khác nhưng tôi không ngờ hôn nhân của mình lại đứng trước bờ vực mang tên của hồi môn.
Ảnh minh họa
Chẳng là khi tôi về nhà thì mẹ tôi có cho tôi 400 triệu làm vốn. Đây là số tiền mẹ cho riêng tôi. Lúc mới cưới tôi cũng chưa nói cho chồng biết vội gần đây tôi mới nói. Lại trùng hợp thay là em gái của chồng tôi gần đây cũng đang kẹt vốn làm ăn nên muốn vay tiền chồng tôi. Công việc của anh dạo này cũng không thuận lợi nên vốn cũng không có nhưng thấy em mình khóc lóc buồn bã thì anh không cam lòng nên nói tôi rút hết số tiền mẹ cho tôi đưa cho em gái anh mượn. Tôi nói chồng chỉ cho mượn một nửa, còn lại để phòng khi con cái ốm đau hay có việc cần. Thế nhưng chồng tôi một mực “mượn thì cho mượn hết, anh chị có tiền cất mà để em chạy chỗ này chỗ kia xoay sở như vậy không được”. Mẹ chồng thì ngấm nguýt bảo tôi “mấy năm làm dâu chưa làm được gì cho nhà chồng, cho em chồng mượn chút tiền cũng khó khăn sợ em chồng không trả”.
Tôi thấy cách cư xử của mình là hợp lý nên bảo toàn ý kiến, bởi tiền này là tiền của tôi, vậy là chồng tôi làm toáng lên: Anh bảo tôi:
- Cô là đồ keo kiệt, bủn xỉn. Em chồng thì cũng như em mình, có gì đâu mà tính toán. Tôi nói cho cô biết, anh em như tay như chân dù thế nào cũng không tách rời được, còn vợ như cái quần cái áo, chán là cởi vứt, cô hiểu chưa?
Tôi lúc đó cũng đang điên nên mới đáp trả:
- Vâng, anh em như tay như chân, cụt chân cụt tay ra đường người ta vẫn thương, chứ mà không mặc quần mặc áo ra đường thì họ chửi là đồ điên đấy.
- Ý cô nói anh em nhà tôi cụt tay cụt chân mới ngửa tay xin tiền của cô à?
- Tôi nói có sai không?
Chưa để tôi nói hết câu anh đã thẳng tay cho tôi một cái tát. Tôi tức mình mang con bỏ về nhà mẹ đẻ. Tôi thực sự thấy rất mệt mỏi khi lúc nào anh cũng luôn coi trọng bố mẹ mình, anh em mình hơn là vợ. Anh ấy luôn có tư tưởng không có vợ này thì lấy vợ khác, còn bố mẹ anh em thì chỉ có một. Vậy nên trong mọi cuộc xung đột chồng đều không đứng về phía tôi. Nhiều đêm tôi khóc cạn nước mắt tôi cũng muốn gào lên với anh rằng:
- Tôi cũng xem anh như cái quần cái áo, muốn thì vứt chẳng tiếc gì đâu!
Nhưng nhìn thấy đứa con trai đang cuộn mình nằm cạnh tôi lại nghẹn lòng, tôi không muốn con tôi sẽ không có bố. Tôi không muốn con mình sau này cũng sẽ bị người ta khinh nói “nhà dột từ nóc”, “không được dạy dỗ đàng hoàng”. Mấy nay anh cũng sang nhà xin lỗi tôi rất nhiều, anh bảo là tại anh nóng tính nên mới như vậy chứ thật lòng anh không cố ý. Mẹ tôi cũng nói thêm vào là gia đình nào cũng có những vấn đề riêng khuyên tôi cho anh cơ hội chứ chẳng hay ho gì c.h.u.y.ệ.n v.ợ c.h.ồ.n.g ly tán. Mẹ tôi cũng không mong tôi sẽ như bà.
Tôi đang phân vân lắm, một mặt tôi không muốn con mình không có bố nhưng mặt khác tôi khi tôi trở về căn nhà ấy thì thế nào chồng tôi cũng sẽ lôi lại vụ cho em gái mượn tiền. Chưa kể từ sau vụ này mẹ chồng tôi đã không thích nay lại càng thêm ác cảm với tôi. Tôi có nên lấy số tiền hồi môn của mình cho em gái chồng mượn để cho yên luôn vụ này không? Nghĩ tới những ngày th.á.n.g tiếp theo mà tôi thấy mù mịt quá. Thật sự bây giờ tôi rất mệt mỏi. Xin hãy cho tôi một lời khuyên!
Theo WTT
Đắng lòng khi vợ làm sếp còn chồng chỉ là nhân viên bảo vệ
Nghe tin vợ mình thăng chức lên sếp mà tôi lại thấy rầu lòng mệt mỏi vì tôi chỉ là một nhân viên bảo vệ quèn.
Tôi chỉ là một nhân viên bảo vệ, còn em sắp trở thành lãnh đạo (Ảnh minh họa: IT)
Ngày còn trẻ, tôi điềm đạm, ít nói, còn em thì sôi nổi, hoạt bát. Tưởng đâu tính tình như vậy thì không hợp nhau vậy mà chúng tôi lại dính nhau như sam, đi đâu, làm gì cũng như hình với bóng, nhất là khi chúng tôi lại học chung lớp. Tôi thấy như chỉ có tôi mới kiên nhẫn chịu được tính tình đỏng đảnh của em, và dường như chỉ có em mới hiểu hết những suy nghĩ chững chạc đằng sau vẻ rụt rè, ít nói của tôi.
Rồi chúng tôi cũng trưởng thành. Tôi học không cao nên ra trường khó xin việc, đành làm bảo vệ trong ngôi trường cấp 3 ở trung tâm huyện. Ngoài giờ trực ở trường, tôi mở thêm cửa hàng buôn bán đồ gia dụng ở nhà. Em học sư phạm nhưng ra trường lúc ấy khó xin việc, tôi cậy cục, nhờ vả mãi mới xin được cho em chân văn thư trong ngôi trường tôi đang làm việc.
Chúng tôi kết hôn không lâu sau đó, tuy tình cảm không còn nồng cháy như thời đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng vẫn đủ để nuôi dưỡng một hạnh phúc gia đình nhỏ.
3 năm trôi đi, tôi vẫn chuyên cần làm chân bảo vệ trong trường, còn em đã xin chuyển sang làm giáo viên dạy Toán - công việc đúng chuyên môn của em.
7 năm trôi đi, tôi vẫn là chú bảo vệ được các em học sinh quý mến, còn em đã là một giáo viên trẻ đầy triển vọng.
Rồi 10 năm, tôi vẫn ngồi ở phòng bảo vệ cũ, mệt mỏi với những gương mặt quá quen trong trường, còn em đã là trưởng bộ môn và đang được quy hoạch làm Phó hiệu trưởng.
Từ ngày em có chức sắc, cuộc sống gia đình bỗng trở nên ngột ngạt, khó thở. Những câu chuyện dần dần không có sự kết nối, không có sự thấu hiểu, tiếng nói chung của chúng tôi cũng ít đi. Khoảng cách của hai vợ chồng ở trên trường vẫn hiện hữu rõ trong ngôi nhà, dù rằng em và tôi đã cố gắng xóa bỏ nhưng không được. Cái vị trí độc tôn làm chủ ngôi nhà của tôi như đã lung lay, em đã không còn coi trọng những lời tôi nói - tựa như thái độ của lãnh đạo coi thường thằng nhân viên bé nhỏ.
Nhớ những ngày đầu, tôi còn chở em đi làm trên chiếc xe Honda cũ, nhưng giờ thì không bao giờ e muốn đi chung xe với tôi. Em viện lý do này, lý do kia, thực ra là e bắt đầu thấy ngại với những người xung quanh về chồng mình. Ba năm trước, em có bảo tôi nên chuyển sang trường khác làm cho "tiện" nhưng tôi thấy mệt mỏi nên không đồng ý, tôi muốn chuyên tâm vào công việc kinh doanh ở ngoài, còn chân bảo vệ với tôi cũng không mấy quan trọng. Nhưng em thì lại không nghĩ thế.
Em ngại với hiệu trưởng về tôi, ngại với mấy anh giáo viên đồng nghiệp về tôi, ngại cả với học sinh trong lớp trong trường.
Dạo gần đây, khi sắp lên chức Phó Hiệu trưởng, em cũng phải đi ngoại giao nhiều hơn, được thầy hiệu trưởng dắt đi đây đi đó giới thiệu là thành viên trẻ đầy triển vọng trong Ban giám hiệu nhà trường, hôm thì đi sớm, hôm thì về muộn, nhiều khi tan trường, họ vẫn ngang nhiên chở nhau đi "ngoại giao, công việc" qua ngay trước mặt tôi. Mà của đáng tội, thầy Hiệu trưởng cũng chỉ hơn vợ tôi có dăm bảy tuổi, nghe đồn cũng đang chán vợ.
Tự bao giờ vợ đã không thèm để ý đến những lời tôi nói mà chạy theo danh vọng (ảnh minh họa:IT)
Tôi lựa lời nhắc nhở vợ thì em quay ra gắt gỏng bảo tôi không biết gì, xã hội bây giờ phát triển mà cứ ngồi một chỗ phán thì suốt đời chỉ làm chân bảo vệ là đúng rồi. Nóng máu quá, tôi bạt tai vợ một cái. Không ngờ em không hề khóc lóc như tôi nghĩ, em ngẩng cao đầu nhìn tôi đầy thách thức rồi xách túi đi, không quên để lại cho tôi vài lời chua chát: "Tôi tưởng anh thế nào cơ, hóa ra cũng chỉ là 1 thằng bảo vệ hèn".
Rồi em đi cả ngày không về, có người mách tôi là em đang ngồi trút bầu tâm sự với hiệu trưởng ở quán. Tôi nghe mà chán nản, lúc thì muốn "rũ" quách đi cho nhẹ người, lúc lại thương các con nên cứ nhịn. Nhưng ấm ức cứ mỗi ngày thêm chồng chất khi phải đối diện với "cô hiệu phó" đang sa đà vào vòng xoáy danh vọng.
Theo Danviet
Đàn ông vô tâm hay đàn bà quá đòi hỏi? Những ngày vừa rồi, newfeed trên facebook của tôi tràn ngập ảnh hoa và quà và những nụ cười hạnh phúc. Nhưng cạnh đó, cũng một vài tiếng thở dài khe khẽ, một vài lời trách móc hờn ghen. Phải không, việc phụ nữ chúng ta đang quá coi trọng những món quà trong ngày lễ? Nói đâu xa, vừa hết ngày 8/3,...