Với tiện ích này bạn có thể biến bất kỳ trang web nào thành dark mode, rất thích hợp với cú đêm
Đây thực sự là một tiện ích tuyệt vời dành cho các cú đêm.
Tôi là một người yêu thích màu đen và dị ứng với những thứ chói chang, có lẽ đó là lý do mà tôi trở thành một “cú đêm” chính hiệu. Và thói quen không tốt khi làm việc hay lướt web buổi đêm, đó là không cần bật đèn.
Cũng chính vì vậy mà tôi thường phải điều chỉnh ánh sáng màn hình xuống mức thấp nhất, và biến mọi thứ trên màn hình thành màu đen. Ví dụ như hình nền máy tính, màn hình điện thoại hay kích hoạt chế độ dark mode trong bất kỳ phần mềm và ứng dụng nào có hỗ trợ.
Đôi mắt của tôi như bị tra tấn mỗi khi vào trang chủ Google.
Mặc dù vậy không phải tất cả các phần mềm đều có chế độ dark mode. Thật khó hiểu khi các nhà phát triển không nhận ra rằng có một số lượng lớn người dùng ứng dụng của họ thường xuyên “ở trong bóng tối”, và giao diện màu sáng thực sự gây khó chịu. Ngay cả macOS của Apple, Windows 10 của Microsoft, Android và YouTube của Google cũng đều có dark mode.
Nhưng đặc biệt là các trang web, hầu như tất cả các trang web đều không thể thay đổi giao diện thành dark mode. Ngay cả khi bạn có thể kích hoạt dark mode trên Chrome, như một bài viết giới thiệu cách đây không lâu, thì đôi mắt của bạn vẫn bị tra tấn bởi thứ giao diện chói chang của trang chủ tìm kiếm Google, hay rất nhiều trang web khác.
Tuy nhiên cuối cùng thì cuộc đời tôi cũng được cứu rỗi, khi tìm thấy một tiện ích có thể giúp biến giao diện của bất kỳ trang web nào trở thành nền tối, ngay cả trang chủ tìm kiếm của Google. Tiện ích này có tên “ Dark Reader”, có thể hoạt động trên Chrome, Safari và Firefox.
Bạn có thể truy cập tại đây để đến trang chủ của Dark Reader.
Lựa chọn trình duyệt mà bạn muốn sử dụng, bạn sẽ được đưa đến kho tiện ích của trình duyệt đó để tải về tiện ích Dark Reader này. Tất nhiên nó hoàn toàn miễn phí và an toàn, theo Business Insider.
Sau khi cài đặt, những trang web có nền màu trắng và sáng sẽ tự động chuyển thành màu đen hoặc xám. Như bạn có thể thây sự thay đổi với trang tìm kiếm của Google dưới đây.
Video đang HOT
Việc thay đổi thành nền tối sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi xem những trang web này trong bóng tối. Tất nhiên phần chữ sẽ được chuyển thành màu trắng để tương phản với màu nền đen.
Và khi thiết lập trình duyệt Chrome cũng ở chế độ dark mode, chúng ta có một giao diện hoàn hảo cho các cú đêm.
Google Chrome chưa chính thức cập nhật giao diện dark mode, nhưng bạn hoàn toàn có thể tải các theme màu tối cho trình duyệt này từ kho tiện ích. Ví dụ như Material Simple Dark Grey là một sự lựa chọn hoàn hảo, bạn có thể tải về tại đây.
Bạn có thể bật tắt chế độ này, đồng thời tùy chỉnh nhiều thông số khác nhau như độ sáng, độ tương phản.
Dark Reader còn cho phép bạn thay đổi font chữ của bất kỳ trang web nào.
Tuy nhiên tiện ích Dark Reader có thể khiến một số trang web tải chậm hơn. Ví dụ như Gmail, khi chuyển sang giao diện nền tối này khá lag và chậm. Thật may là bạn có thể tùy chỉnh để một số trang web vẫn giữ lại giao diện cũ.
Tham khảo: Business Insider
Tại sao sáng ngủ dậy hay bị mệt mỏi?
Nếu ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm, bạn sẽ thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ. Nhưng nếu ngủ đủ 7-8 tiếng vẫn uể oải có thể do lối sống hay đồng hồ sinh học của bạn có vấn đề.
N gủ không đúng lúc
Mỗi người sở hữu một đồng hồ sinh học khác nhau và chúng ảnh hưởng đến thời gian ngủ của bạn. Có những người thấy thoải mái khi dậy sớm vì họ là nhóm "Chim sâu"; nhưng cũng có người thích ngủ muộn, hay còn gọi là nhóm "Cú đêm".
Nếu bạn ngủ và thức dậy khác với đồng hồ sinh học của bản thân, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Ví dụ như bạn thuộc nhóm "Cú đêm" và đi ngủ lúc 22 giờ, dậy lúc 6 giờ (đủ 8 tiếng), bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi vì não tiếp tục tiết ra hormone giấc ngủ Melatonin theo chu kỳ.
Để tránh tình trạng này, cách đơn giản nhất là ghi lại nhật ký giấc ngủ và xác định đâu là thời gian phù hợp nhất với não của bạn.
Nằm "nướng" quá lâu
Nhiều người có thói quen đặt báo thức rồi tắt liên tục để được ngủ thêm chút nữa. Đây là niềm đam mê rất sai lầm vì não bộ phải liên tục trải qua những giấc ngủ ngắn, không sâu nên ngủ dậy mệt mỏi đau người.
Để khắc phục điều này, bạn nên đặt báo thức và dậy vào đúng giờ, hoặc chỉ lặp lại chuông báo nhiều nhất một lần.
Ảnh hưởng từ thiết bị phòng ngủ
Ánh sáng xanh từ màn hình làm rối loạn nhịp sinh học khiến bạn khó ngủ
Hãy nhìn xung quanh căn phòng và xem những gì có thể tác động đến bạn, chẳng hạn như: tiếng ồn của máy lạnh, ánh sáng đèn ngủ quá chói, mùi khó chịu từ phòng vệ sinh...
Sai lầm phổ biến nhất chính là đặt TV trong phòng ngủ, sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ.
Hãy nhớ rằng ánh sáng xanh khiến cơ thể trì hoãn việc sản xuất Melatonin - loại hormone giúp bạn ngủ ngon.
Tiếng ngáy từ người bên cạnh
Nếu nằm cạnh một người ngủ ngáy, bạn có thể mất trung bình một giờ ngủ mỗi đêm. Các phương pháp chống ngủ ngáy thường rất đơn giản và dễ dàng áp dụng, chẳng hạn như: nằm nghiêng với gối nằm thoải mái giúp nâng đầu lên cao, hay hạn chế nhậu nhẹt và thuốc lá trước lúc ngủ.
Chế độ ăn uống
Rượu và caffeine là 2 chất gây mất ngủ cho nhiều người. Mặc dù rượu có thể đem lại cảm giác buồn ngủ, nhưng nó thực sự kéo bạn ra xa khỏi giai đoạn ngủ sâu, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khủng khiếp vào buổi sáng. Tương tự, caffeine giữ cho bộ não của bạn thoát khỏi các giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ.
Cố gắng tránh xa thức uống chứa caffeine sau 14 giờ và ngừng uống rượu 3 giờ trước khi đi ngủ. Caffeine có thời gian đào thải khỏi cơ thể từ 6-8 giờ. Đối với rượu, trung bình cơ thể phải mất 1 giờ để chuyển hóa 1 ly thức uống có cồn.
Không nên uống cà phê sau 14 giờ nếu bạn muốn có giấc ngủ ngon
Rối loạn giấc ngủ
Ngay cả khi các triệu chứng rối loạn giấc ngủ có thể nhẹ vẫn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Điển hình nhất là chứng ngưng thở khi ngủ, hay phức tạp hơn như chứng ngủ rũ Narcolepsy, mất ngủ và Hội chứng chân không yên.
Do đó, nếu đã khắc phục các yếu tố nêu trên mà giấc ngủ vẫn không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chuyên sâu.
Tấn Vĩ
Theo phunuonline.com.vn
Nguy cơ bị tiểu đường vì thức đêm nhiều Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Advances in Nutrition cho thấy những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn gấp 2,5 lần so với nhóm người ngủ sớm. Shutterstock Ngoài ra, những người thức khuya có thói quen ăn uống thất thường hơn và có chế độ ăn uống không lành mạnh...