Với Sony bây giờ, Người Nhện quan trọng hơn cả tivi, smartphone
Lợi nhuận từ lĩnh vực giải trí giờ đây quan trọng hơn rất nhiều so với mảng kinh doanh điện tử truyền thống của Sony.
Cuối tuần này, Spider-Man: Far From Home sẽ được công chiếu trên toàn cầu. Siêu anh hùng người Mỹ, sinh sống tại thành phố New York có thể là một hiện tượng toàn cầu, nhưng anh chàng này thực sự quan trọng với một công ty Nhật.
Sony Pictures, chi nhánh tại Mỹ của tập đoàn Sony giờ đây là một trong những đơn vị quan trọng nhất, đóng góp quan trọng vào lợi nhuận của tập đoàn Nhật Bản. Lĩnh vực giải trí của Sony, bao gồm cả phim ảnh, game và âm nhạc giờ đây quan trọng hơn rất nhiều so với lĩnh vực công nghệ truyền thống của họ.
Chỉ sau 3 ngày, bom tấn Người Nhện xa nhà đã đem về cho Sony hơn 111 triệu USD tại 3 thị trường chiếu sớm.
Công ty giải trí Sony
Theo Deadline, 3 ngày chiếu sớm tại Trung Quốc, Hong Kong và Nhật của Spider-Man: Far From Home đã mang về cho Sony 111 triệu USD. Riêng tại Nhật, bộ phim đã vượt qua cột mốc 1 tỷ yên (khoảng 9,25 triệu USD), được coi là cột mốc thành công đối với phim chiếu rạp.
Tuần lễ công chiếu Spider-Man: Far From Home cũng là thời điểm Sony kỷ niệm một cột mốc đáng nhớ khác: máy nghe nhạc Walkman tròn 40 tuổi. Walkman từng là khởi đầu cho một loạt thành công trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng của Sony, nhưng Người Nhện đã đánh dấu một thời kỳ mới, khi Sony là công ty giải trí.
Theo Nikkei, các ngành kinh doanh giải trí, bao gồm phim ảnh, âm nhạc và game đem lại 47% doanh thu và gần 70% lợi nhuận cho Sony trong năm tài chính 2018. Cách đây 10 năm, lĩnh vực giải trí chiếm chưa đến 30% doanh thu của Sony.
Walkman là thiết bị quan trọng giúp Sony thiết lập chỗ đứng trong làng công nghệ. Tuy nhiên khi Walkman tròn 40 tuổi, Sony lại đang dần chuyển sang lĩnh vực giải trí.
Video đang HOT
Spider-Man là một trong những siêu anh hùng thành công nhất trên màn ảnh. Trước khi được bán quyền sản xuất cho Marvel Studios, 6 phần phim Spider-Man từ 2002 đến 2017 thu về trung bình 300 triệu USD doanh thu cho mỗi phim, gấp hơn 6 lần doanh thu trung bình các phim do Sony phát hành.
Năm 2018, bộ phim hoạt hình Spider-Man: Into the Spider-Verse đem lại cho Sony 375 triệu USD doanh thu, và quan trọng hơn là cả tượng vàng Oscar cho phim hoạt hình xuất sắc nhất. Thành công của loạt phim Spider-Man giúp Sony tự tin dự báo tăng trưởng lợi nhuận 20% trong năm tài chính 2019, kết thúc vào tháng 3/2020.
Không chỉ phim ảnh, Spider-Man còn đem lại thành công cho hệ máy chơi game. Marvel’s Spider-Man được phát hành trên PlayStation 4 cuối năm 2018 đã bán được tới 9 triệu bản sau khoảng 3 tháng. Một năm trước, game Nhật Bản thành công nhất là Super Smash Bros. Ultimate chỉ bán được 2,99 triệu bản.
Người Nhện còn xuất hiện trong những bộ phim hoạt hình và game trên PlayStation 4, mang lại lợi nhuận lớn cho Sony.
Không chỉ biến nhân vật phim thành game, Sony còn làm ngược lại. Họ sẽ chuyển thể game nổi tiếng Uncharted thành phim và phát hành cuối năm 2020. Nhân vật chính của phim, gã săn kho báu Nathan Drake sẽ do chính diễn viên Người Nhện Tom Holland thủ vai.
Trong lĩnh vực âm nhạc, Sony đã bỏ ra 2,3 tỷ USD để mua lại EMI Music Publishing cuối năm 2018, qua đó trở thành hãng xuất bản âm nhạc lớn nhất thế giới, giữ bản quyền khoảng 4,21 triệu bài hát. Năm 2018, hãng thu về gần 4 tỷ USD doanh thu từ lĩnh vực âm nhạc, trong đó doanh thu streaming đã chiếm gần nửa.
“Tôi muốn khẳng định thông điệp Sony là một công ty giải trí sáng tạo”, CEO của Sony Corporation, ông Kenichiro Yoshida nói đầu năm 2019.
“Lĩnh vực giải trí nằm trong DNA của Sony. Chúng tôi đã tham gia lĩnh vực âm nhạc 50 năm, phim ảnh 30 năm và game 25 năm”, ông Yoshida cho biết thêm.
Mảng smartphone “thoi thóp”, nhưng cũng chẳng sao
Trong số những sản phẩm công nghệ truyền thống mà Sony tham gia nhiều năm, mảng smartphone đang gây thất vọng nhất. Năm 2018, hãng chỉ bán được 6,5 triệu smartphone, lỗ tới 879,4 triệu USD.
Vào tháng 3/2019, Sony cho biết họ chỉ còn tập trung vào 4 thị trường: Nhật, châu Âu, Hong Kong và Đài Loan. Tại nhiều thị trường quan trọng khác như Trung Đông hoặc Đông Nam Á, Sony gần như không còn hoạt động trong mảng smartphone.
Nếu Sony có ý định rút khỏi thị trường smartphone, đó cũng không phải là quyết định gây bất ngờ. Trong thời gian làm Giám đốc tài chính Yoshida từng cắt giảm những mảng kinh doanh thiếu hiệu quả của Sony như máy tính VaiO.
Việt Nam là một trong nhiều thị trường mà Sony đã không còn kinh doanh smartphone.
Tuy vẫn khẳng định smartphone là sản phẩm quan trọng, những động thái của Sony cho thấy họ có thể tập trung vào những ngành kinh doanh công nghệ có lợi nhuận tốt hơn.
Trong khi thị phần smartphone không được đến 1%, thì thị phần cảm biến ảnh của Sony lại đang dẫn đầu thế giới. Hãng chiếm khoảng 50% thị phần cảm biến máy ảnh, và 70% thị phần cảm biến cho smartphone. Điều này có thể gây bất ngờ, nhưng lĩnh vực bán dẫn giờ đây quan trọng với Sony hơn hẳn smartphone.
“Chiếm 18% lợi nhuận của Sony, nhưng bán dẫn thường bị mọi người coi là lĩnh vực phụ của Sony, mặc dù họ là một trong những công ty hàng đầu”, nhà đầu tư Mỹ Daniel Loeb, người sở hữu cổ phần trị giá tương đương 1,5 tỷ USD tại Sony cho biết.
Nhờ đóng vai trò quan trọng trong thị trường cảm biến, Sony vẫn kiếm lời rất tốt từ các hãng smartphone một thời được coi là đối thủ, trong khi smartphone của họ không còn mấy thị phần.
Không phải smartphone, cảm biến máy ảnh bên trong smartphone mới là lĩnh vực đem lại lợi nhuận lớn cho Sony vào thời điểm này.
Ở thị trường máy ảnh, việc tập trung vào phát triển máy ảnh mirrorless giúp Sony tăng trưởng tốt trong năm qua. Họ đã chính thức vượt qua Nikon để chiếm vị trí số 2 về thị phần máy ảnh thay được ống kính (ILC) vào năm 2018.
Những sản phẩm máy nghe nhạc, tivi, smartphone hay laptop của Sony từng một thời là niềm mơ ước của nhiều người dùng. Tuy nhiên thời thế giờ đã khác. Không còn quá tập trung vào sản phẩm, Sony đang kiếm tiền tốt nhờ bán linh kiện và kinh doanh ngành giải trí.
Có thể nói với hãng điện tử Nhật Bản, giờ đây Người Nhện còn quan trọng hơn cả những sản phẩm như TV Bravia hay điện thoại Xperia.
Theo Zing
Sony Mobile đã rời bỏ hầu hết các thị trường smartphone trên thế giới
Sony đã gặp khó khăn trong thị trường smartphone trong vài năm qua và hãng tiếp tục bị thua lỗ trong những quý trước.
Vào tháng Tư năm ngoái, Kenichiro Yoshida đã đảm nhận vị trí giám đốc điều hành của Sony và công bố kế hoạch ba năm sắp tới công ty, trong đó có việc sẽ tập trung vào những hoạt động khác.
Trong một động thái có vẻ phù hợp với chiến lược trên, bộ phận di động của Sony đã rút khỏi hầu hết các thị trường smartphone trên toàn thế giới. Lý do chính cho việc này được cho là bởi công ty đang tập trung vào xây dựng thương hiệu và lợi nhuận.
Được biết, sau Hội nghị Chiến lược doanh nghiệp năm 2014, Sony đã nhắm đến mục tiêu cắt giảm chi phí hoạt động nhằm có thêm lợi nhuận.
Theo báo cáo, công ty Nhật Bản đang đặt mục tiêu cắt giảm ít nhất một nửa chi phí hoạt động so với năm 2017. Đầu năm nay, Sony đã lên kế hoạch hợp nhất bộ phận di động với các bộ phận khác bao gồm máy ảnh, TV và âm thanh, để tiếp tục tăng thêm lợi nhuận. Bộ phận mới sẽ được gọi là Sản phẩm và Giải pháp Điện tử.
Vài tháng trước, có thông tin cho rằng bộ phận điện thoại của Sony sẽ sa thải một nửa nhân viên trong vòng một năm tới. Bộ phận Sony Xperia với 4.000 nhân viên, sẽ bị giảm xuống còn 2.000 nhân viên, từ nay đến tháng 3/2020.
Theo Thế Giới Di Động
Sony lại cắt giảm lượng lớn nhân viên ở bộ phận smartphone Sony được cho là đang lên kế hoạch cắt giảm 50% lượng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực smartphone, do doanh số cực thấp của công ty gần đây. Doanh số smartphone Sony liên tục sụt giảm trong thời gian qua - Ảnh: Reuters Theo SlashGear, Sony gần đây đưa mảng di động vào doanh nghiệp Electronics, bao gồm cả TV và...