Với Fit, Nike đã chuyển mình từ công ty giày dép thành công ty công nghệ
Dù ở thời điểm hiện tại, công nghệ Nike Fit chỉ đươc ứng dụng trên các loại giày dép, nhưng nó lại có tiềm năng thay đổi ngành bán lẻ theo rất nhiều cách khác nhau.
Vào năm 1927, Charles Brannock, con trai của chủ một công ty giày ở Syracuse (New York) đã phát minh ra Brannock Device. Công cụ đo đạc bằng thép với 5 mức đo này đã trở thành phương thức hiệu quả nhất tại Mỹ để xác định được kích cỡ giày chính xác với từng người.
Trên thế giới hiện có 60% người tiêu dùng mặc sai size giày. Không chỉ bởi sự khác biệt giữa các kiểu giày khác nhau (ví dụ giữa giày cao gót với giày boot da), kích cỡ giày cũng thường khác nhau giữa các thương hiệu (dù cùng một kiểu giày, như giữa giày sneaker của Adidas với giày sneaker của Nike).
Trong suốt 92 năm kể từ thời điểm nó ra mắt, sự ra đời của Internet, và một số cải tiến công nghệ khác góp phần thay đổi xã hội ra đời, thì Brannock Device vẫn là một công cụ không có đối thủ. Cho đến thời điểm này.
Vào mùa hè năm nay, Nike sẽ giới thiệu Nike Fit, một giải pháp quét bàn chân được thiết kế để tìm ra đúng kích cỡ phù hợp nhất với bất kỳ người dùng nào.
Nike Fit là sự kết hợp của thị giác máy tính, khoa học dữ liệu, học máy, trí tuệ nhân tạo, và các thuật toán. Với độ chính xác bù trừ 2mm với hàng chục điểm dữ liệu, quá trình đo đạc được đưa vào mô hình học máy với một thư viện đầy đủ từng chi tiết về mọi mẫu giày Nike, từ chất liệu sử dụng, hệ thống buộc dây, đến các yếu tố quan trọng khác liên quan độ vừa vặn của giày. Sau đó, dữ liệu được chuyển sang cho AI – vốn có khả năng học hỏi sở thích về kích cỡ giày của người mang, và độ tương quan giữa họ với đại bộ phận dân số.
Người dùng có thể tìm kích cỡ giày phù hợp với họ thông qua tính năng thực tại tăng cường trong ứng dụng Nike, hay sử dụng công nghệ Fit tại các cửa hàng của Nike (trong tương lai).
Đối với ứng dụng Nike, bạn sẽ dùng camera điện thoại để chụp lại khoảng không nơi sàn nhà giao với tường để làm điểm tham chiếu. Sau đó bạn đứng dựa vào bức tường vừa chụp và hướng camera xuống bàn chân. Một khi chân được đặt ngay ngắn theo hướng dẫn trong ứng dụng, bạn chỉ cần chạm một nút trông như chụp hình vậy.
Video đang HOT
Chỉ trong tích tắc, hành động này sẽ quét bàn chân và thu thập 13 điểm dữ liệu quan trọng nhất trong số 32 điểm dữ liệu mà Nike có thể chụp được. Dù mọi dữ liệu đều được thu thập, người dùng sẽ chỉ được cung cấp các thông số chiều dài và chiều ngang, tính theo millimet, của từng bàn chân.
Theo Josh Moore, Phó chủ tịch thiết kế và trải nghiệm người dùng của Nike, thì AR là một loại hình trải nghiệm mới đối với người tiêu dùng, và Nike đã tận dụng điều đó để thực hiện nhiều thử nghiệm, tạo ra nhiều tính năng mới trong ứng dụng SNKRS của hãng trong vài năm trở lại đây sau khi quan sát được nhiều thành công trong ứng dụng AR.
“Chúng tôi đang nói về điện thoại với camera có khả năng đo đạc bàn chân bạn” – Moore nói – “Đó là một loại trỉa nghiệm mới, trong đó bạn dùng thiết bị, camera của thiết bị, khoảng không gian 3D quanh bạn, và cơ thể của bạn”.
Trải nghiệm trong cửa hàng hơi khác biệt một chút so với dùng ứng dụng di động. Ý tưởng của Nike xoay quanh việc giảm thời gian nhân viên cửa hàng phải liên tục ra vào kho để lựa chọn cỡ giày cho khách, thay vào đó dành nhiều thời gian chất lượng hơn và hiệu quả hơn để hướng dẫn họ lựa chọn đôi giày mong muốn.
Retail Lab trong khuôn viên trụ sở Nike là nơi bạn có thể thử qua công nghệ này. Bạn sẽ đứng trên một tấm thảm, trong khi nhân viên sale của Nike quét bàn chân bạn bằng một thiết bị iTouch cầm tay. Với dữ liệu đo được, nhân viên này có thể cung cấp một loạt các kích cỡ giày phù hợp với bạn. Giả dụ bạn chọn được một đôi giày ưng ý, ứng dụng sẽ cung cấp kích cỡ giày phù hợp nhất với kích cỡ bàn chân đã đo được trước đó của bạn. Nếu có cỡ giày đó, nhân viên sẽ mang ra cho bạn, và nếu muốn, họ có thể mang ra thêm một vài cỡ giày khác mà bạn sẽ muốn thử qua.
Dù bạn sử dụng ứng dụng di động hay ra cửa hàng của Nike để đo kích cỡ chân và mua giày, hệ thống của Nike cũng sẽ ghi lại cỡ giày bạn đã mua cũng như những sở thích cá nhân khác liên quan mức độ vừa vặn của giày.
“Trước khi một đôi giày được tung ra thị trường, nó đã được đưa vào cơ sở dữ liệu. Nhưng vì giải pháp này bao gồm cả học máy và AI, độ chính xác của nó là đáng kinh ngạc và thậm chí còn tốt hơn nữa” – Michael Martin, Phó chủ tịch sản phẩm, tăng trưởng và cải tiến của Nike, cho biết.
Với càng nhiều dữ liệu, Nike sẽ không chỉ có thể tiếp tục cải tiến dựa trên sở thích của từng cá nhân và còn học được sở thích của đại bộ phân dân số xung quanh từng mẫu giày cụ thể, nhờ đó tạo ra được những đôi giày vừa vặn hơn.
Được phát triển chỉ trong hơn 12 tháng, Nike Fit hiện đang được thử nghiệm tại 3 cửa hàng ở Mỹ – cụ thể là ở Seattle, Dallas và Pasadena, Calif – chỉ 6 tháng sau khi Nike thâu tóm startup Israel, Invertex, vốn chuyên về tạo dựng các bản quét về cơ thể người nhằm phục vụ cho các mục đích tùy biến kích cỡ trang phục.
“Về cơ bản, ở giai đoạn này, Nike là một công ty công nghệ. Nó là một công ty công nghệ được xây dựng trên thế mạnh lịch sử về thiết kế giày dép, kể chuyện và truyền cảm hứng, và nó có thể sử dụng chúng kết hợp với nhau để giải quyết những vấn đề không ai khác có thể giải quyết” – Martin nói – “Chúng tôi nghĩ đây không thể bàn cãi là giải pháp lớn nhất chúng tôi từng tạo ra cho đến thời điểm này”.
Dù ở thời điểm hiện tại, công nghệ Nike Fit chỉ đươc ứng dụng trên các loại giày dép, nhưng nó lại có tiềm năng thay đổi ngành bán lẻ theo rất nhiều cách khác nhau. Một ví dụ là phụ nữ có thể sử dụng công nghệ này để tìm kích cỡ áo ngực phù hợp. Nó cũng có thể giúp việc mua sắm áo quần denim dễ dàng hơn.
Nike Fit sẽ được giới thiệu tại các cửa hàng được chọn tại Mỹ và trong ứng dụng Nike vào đầu tháng 7/2019, sau đó vào mùa hè sẽ triển khai tại châu Âu.
Nike đã luôn có một vị trí trong các cuộc “tám chuyện” về các thương hiệu cao cấp, bên cạnh những cái tên như Apple. Với việc giới thiệu Nike Fit, có vẻ như họ đã làm điều đó một lần nữa.
Tham khảo: TechCrunch
Khi cả thế giới đua nhau trở thành công ty công nghệ thì Tim Cook lại nói Apple không còn là công ty công nghệ
Ông tin rằng, công nghệ không phải là thứ làm nên sản phẩm của Apple, mà là người dùng.
Sáng nay, trong cuộc họp mặt của các cổ đông của Berkshire Hathaway, CEO của Apple - Tim Cook, đã tỏ ra vô cùng phấn chấn và hào hứng với việc tỷ phú Warren Buffett giờ đã là một trong những cổ đông lớn nhất của Táo khuyết.
Cook cũng xuất hiện trong video mở đầu của Apple và sau đó đã tham gia cuộc phỏng vấn của tờ CNBC để bật mí về mối quan hệ của ông với Warren, và chia sẻ suy nghĩ của ông về "văn hoá" của Apple cũng như về chính sách về quyền riêng tư và nhiều vấn đề khác.
Trang CNBC cũng đã công bố buổi phỏng vấn với Tim Cook trong show truyền hình thời sự Squawk Box. Với độ dài tới hơn 20 phút, vị giám đốc điều hành này đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của quyền lợi khách hàng đối với mọi nhân viên Apple, ví dụ như việc họ không bao giờ bán dữ liệu cá nhân của người dùng, nâng cao sức khoẻ của họ với Apple Watch cũng như có cả một hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thú vị hơn cả là đoạn mà người dẫn chương trình Rebecca Quick hỏi cảm nghĩ của Cook về việc được Buffett "chống lưng" và nói về ý nghĩa của khoản đầu tư này.
Warren Buffett không phải là người thích "đổ tiền" vào các công ty công nghệ hoặc những lĩnh vực mà ông không nắm rõ. Tuy nhiên, với việc tập đoàn của ông giờ đang nắm trong tay số cổ phiếu Apple lớn nhất cho thấy rằng ông coi Quả táo cắn dở không chỉ là một công ty công nghệ đơn thuần. Cả Cook lẫn Buffett đều có tầm nhìn rằng Apple là một công ty phục vụ khách hàng.
"Quả đúng là chúng tôi làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, thực tế thì những sản phẩm mà Apple tạo ra không chỉ có công nghệ, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và con người," Cook nói với CNBC. Chính vì vậy, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi ông ấy nhìn nhận Apple như vậy, bởi điều đó có nghĩa là Warren muốn công chúng cũng thấy được phương diện ấy của chúng tôi.
Chúng tôi tin rằng, công nghệ không phải là thứ làm nên sản phẩm của mình, mà chính là khách hàng. Các thiết bị sẽ đóng vai trò làm công cụ để giúp người dùng thực hiện những điều không thể. Nếu bị dán mác là "đồ công nghệ," thì chúng sẽ không thực sự được sử dụng rộng rãi. Như kiểu, chúng là dành cho dân chuyên nghiệp, chứ không phải dành cho mọi người. Đó là lý do tại sao tôi rất vui khi Warren Buffett đã đầu tư vào Apple."
Cook cũng chia sẻ rằng việc Buffett về với đội của ông là một "vinh dự và quả là một đặc ân." Mặc dù nhà tiên tri xứ Omaha đã bán bớt cổ phiếu của Apple hồi đầu năm nay, thế nhưng ông vẫn tỏ ra rất lạc quan về gã khổng lồ công nghệ xứ Cupertino. Sau khi Apple công bố báo cáo tài chính Q2/2019 với mức doanh thu cao hơn kỳ vọng, Buffett nói rằng "đây chính là lý do tại sao tôi vẫn nắm giữ số cổ phiếu trị giá 50 tỷ USD của họ."
Theo Cult of Mac
Apple thất thế, tụt top 12 công ty công nghệ lớn nhất thế giới Trong một năm với đủ thăng - trầm, Apple chỉ giữ vị trí thứ 12 trong danh sách các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Trong top danh sách 100 công ty công nghệ mạnh nhất thế giới năm nay, đứng đầu là công ty Accenture (Ireland) - công ty cung cấp dịch vụ công nghệ và tư vấn quản trị...