Với Crimea, Putin thay đổi thế giới thế nào?
Nỗ lực giải trừ quân bị đình trệ, NATO khôi phục ý thực mục tiêu của mình, Belarus “ve vãn” phương Tây và “thuyết phục hồi lãnh thổ” trở nên thịnh hành…
Bom hạt nhân
Các chính sách của Tổng thống Nga Putin có thể làm gia tăng lập trường cứng rắn về vấn đề hạt nhân. Sự tan băng trong quan hệ Mỹ – Nga dẫn tới Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New Start) năm 2010 được thông qua. Nỗ lực cắt giảm số lượng đầu đạn chiến lược của cả hai nước vốn được chấp thuận từ 4 năm trước dường như vẫn tiếp tục. Nhưng Putin thể hiện rõ là không mấy quan tâm đến một hiệp ước tham vọng hơn tiếp theo nhằm giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật tại châu Âu.
Ảnh: Itar-Tass
Mỹ ước tính có 150-200 vũ khí như vậy. Nga có 2.000 đầu đạn hạt nhân cho tên lửa tầm ngắn và đạn pháo. Putin muốn các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân chiến thuật gắn liền với chuyện triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu. Washington khẳng định hệ thống này chỉ để chống lại mối đe doạ từ Iran và Triều Tiên. Lãnh đạo Nga không tỏ ra hứng thú thảo luận thêm.
Có nhiều sự tranh cãi trong NATO về xây dựng lòng tin đơn phương. Thậm chí quốc hội Mỹ còn có nhiều tiếng nói ủng hộ việc chi tiền để nâng cấp kho vũ khí chứ không phải giải trừ quân bị.
NATO phục hưng
Những hành động của ông Putin tại Crưm (Crimea) đã mang lại cho Nato “liều thuốc bổ”, một cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói khi đề cập tới những quan ngại gần đây về tương lai của linên minh quân sự phương Tây này.
Mối quan ngại ấy là các hoạt động chiến đấu của NATO tại Afghanistan sẽ kết thúc trong năm nay, liên minh sẽ không còn gì để làm, trong khi các thành viên Tây Âu phải chịu áp lực cắt giảm ngân sách quốc phòng. Hy vọng tại trụ sở của NATO là chuyện Crưm và Ukraina sẽ cảnh tỉnh những chính phủ thành viên về những gì họ coi là tự mãn.
“Sau nhiều trăn trở về mục tiêu của NATO khi sứ mệnh tại Afghanistan kết thúc, cuộc khủng hoảng Crưm sẽ mang lại cho liên minh đích đến mới”, giáo sư Malcolm Chalmers của Viện Royal United Services tại London nhấn mạnh. “Nếu Putin tiến vào lãnh thổ của một nước thành viên NATO như Ba Lan hay Latvia thì sẽ bị đáp trả bởi hành động quân sự”.
Video đang HOT
Trong chuyến công du tuần này, Tổng thống Mỹ Obama đã đưa ra thông điệp rằng, Washington sẽ sát cánh bằng cách đảm bảo an ninh cho các đối tác NATO, nhất là những nước hậu Xô viết gia nhập liên minh.
NATO sẽ trấn an các đồng minh phía đông với những cuộc tập trận và triển khai máy bay chiến đấu. Mỹ cũng sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraina để “kích động” các thành viên NATO tại Tây Âu chấm dứt thực trạng đều đặn hạ ngân sách quốc phòng.
Ứng xử của Belarus
Alexander Lukashenko, nhà lãnh đạo mạnh mẽ của quốc gia láng giềng, đồng minh lâu năm với Nga là Belarus, đã nói việc Crưm sáp nhập vào Nga là một “tiền lệ xấu”. Belarus đã không gửi quan sát viên tham gia cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm về việc gia nhập Nga và Lukashenko tuyên bố sẵn sàng làm việc với chính phủ mới tại Kiev – chính phủ mà Nga coi là bất hợp pháp.
Chuyến viếng thăm Minsk của phái đoàn NATO tuần này dường như đánh tín hiệu rằng, Belarus có thế hướng về phía tây. Hai bên đã thảo luận về mở rộng khả năng tham gia của Belarus trong lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ và các cuộc tập trận, mua sắm vũ khí từ phương Tây cũng như khả năng đồn trú của máy bay NATO ở Belarus.
Nhưng Lukashenko là một nhà điều hành khôn ngoan và một số người tin rằng, ông không định rời khỏi Nga mà đơn thuần là muốn cải thiện vị thế đàm phán với Moscow.
Tổng thống Belarus đang ở “giai đoạn quyết định” của đàm phán gia nhập Liên minh Kinh tế Âu-Á do Nga khởi xướng. Lukashenko “xích lại” phương Tây sẽ giúp ông có nhiều khả năng hơn để rỡ bỏ các rào cản hương mại, tìm kiếm khoản vay lớn từ Nga. Belarus phụ thuộc kinh tế vào Nga, là trung tâm vận chuyển dầu của Nga tới châu Âu. Nguồn thu lớn nhất của nước này là bán các sản phẩm xăng dầu tinh chế từ nguồn dầu thô được Nga trợ cấp.
Người Nga ở London bị o bế?
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga hiện mới chỉ tác động tới ít cá nhân nhưng người Nga tại London vẫn lo lắng về tương lai của họ. Tổng thể quan hệ kinh tế Anh và Nga đang thay đổi. Thời khắc người Nga có thể mua một câu lạc bộ bóng đá hay tờ báo nào đó đã qua.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là những người Nga giàu có sẽ lập tức tháo chạy. Một số người dự đoán tiền của các ông trùm này sẽ đổ vào một lĩnh vực tinh tế hơn – đó là nghệ thuật. “Không ai có thể lấy đi một bức tranh trong phòng ngủ của bạn kể cả cấm vận quốc tế trực tiếp áp dụng với bạn”, Svetlana Marich, giám đốc quốc tế của nhà đấu giá Phillips thuộc tập đoàn Mercury có trụ sở ở Moscow nói.
Arkady Novikov, triệu phú, chủ sở hữu một trong những nhà hàng thành công nhất tại London khẳng định, thật vô nghĩa nếu dừng việc kinh doanh ở nước ngoài chỉ vì cuộc khủng hoảng Ukraina.
Năng lượng mới
Bất đồng giữa phương Tây và Nga về Crưm khiến cho những người ủng hộ khí phiến sét – khí từ các tầng đá sét &’shale gas’ tại Anh tìm ra cách mới để kinh doanh.
Thủ tướng Anh David Cameron đã đề cập tới vấn đề này trong một hội nghị tại Hague mới đây khi nói, khí phiến sét đặt ra “cơ hội tốt” để củng cố sự độc lập năng lượng của Anh vào thời điểm sản xuất ở Biển Bắc sụt giảm.
Sự thật là không ai biết chính xác tiềm năng khí phiến sét tại Anh thế nào vào sẽ được khai thác bao nhiêu.
Theo Thái An
Vietnmanet/Guardian
"Con bài khí đốt" của Mỹ đe dọa Nga tới mức nào?
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng nước Mỹ đã sẵn sàng cung cấp cho châu Âu lượng khí đốt cần thiết để liên minh này giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga. Nhưng thực sự con bài này có đe dọa được Moskva?
"Chúng tôi đã sẵn sàng cho phép xuất khẩu khí đốt tự nhiên với một lượng bằng với nhu cầu của châu Âu sử dụng mỗi ngày", Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 26/3, sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU tại Brussels.
Nói về lệnh trừng phạt mới có thể nhằm chống lại Nga liên quan đến vấn đề sáp nhập Crimea, Tổng thống Obama nói rằng EU và Mỹ nên tập trung vào vấn đề năng lượng. "Châu Âu cần phải xem xét làm thế nào để có thể tiếp tục đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng của mình", ông Obama nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẵn sàng cho phép xuất khẩu khí đốt sang châu Âu để liên minh này giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là một tuyên bố táo bạo nhưng không có tính thực tế. Ít nhất là trong vài thập kỷ tới, người Mỹ sẽ không thể thay thế Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga để trở thành nhà cung cấp khí đốt quan trọng của châu Âu.
Tổng thống Mỹ Obama: "Châu Âu cần phải xem xét làm thế nào để có thể tiếp tục đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình". Ảnh:Reuters
Theo Sergei Vakhrameyev, chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp tại Công ty Đầu tư Ankorinvest, đây là một tuyên bố "liều lĩnh" bởi vì lời đe dọa của ông Obama không thể trở thành hiện thực ít nhất trong vài thập kỷ tới.
Để xuất khẩu gas ra nước ngoài, ngoài việc tự do hóa xuất khẩu khí đốt, Mỹ cần phải xây dựng "thiết bị đầu cuối" (cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu dầu mỏ) khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Kể từ năm 2011, Bộ Năng lượng Mỹ đã phê duyệt chỉ có sáu dự án xây dựng các thiết bị đầu cuối LNG xuất khẩu và dự án thứ 7 được thông qua vào cuối tháng 3 này. Tuy nhiên, thiết bị đầu cuối xuất khẩu LNG đầu tiên sẽ được hoàn thành sớm nhất vào cuối năm 2015, có nghĩa là chuyến hàng xuất khẩu khí đốt đầu tiên của Mỹ không thể được xuất khẩu trước năm 2016, trong khi đó tất cả các dự án xây dựng đã được chấp thuận trên sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Theo dự kiến, tổng công suất của các thiết bị đầu cuối đã được phê duyệt sẽ sản xuất 118 tỷ m3 khí trong giai đoạn 2016 - 2020. Nhưng ngay cả khi Mỹ có thể cung cấp tổng số 118 tỷ m3 khí đốt trực tiếp sang châu Âu, các nước châu Âu sẽ vẫn không thể từ bỏ khí đốt của Nga. Ông Sergei Vakhrameyev cho biết, trong năm 2013, Nga đã cung cấp 135 tỷ m3 khối khí đốt sang châu Âu (ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ). "Không thể từ bỏ một số lượng lớn khí đốt như vậy trong khi triển vọng xuất khẩu khí đốt của Mỹ vào thị trường châu Âu còn khá xa vời", ông Vakhrameyev nói.
Bên cạnh đó, số lượng dự đoán trên cũng sẽ không được phép xuất khẩu toàn bộ vì nó có thể khiến Mỹ không đủ khí tiêu thụ trong nước. "Trước năm 2012, Mỹ đã trải qua tình trạng thiếu khí đốt. Mặc dù lượng thiếu hụt này đã giảm dần và năm 2013, nước này đã có sự thặng dư, nhưng không phải là lớn. Vì vậy, Mỹ chưa thể xác định con số cụ thể lượng khí đốt có thể cung cấp cho thị trường châu Âu", Rustam Tankayev, Giám đốc điều hành của công ty Info - TEK - Terminal và là một chuyên gia hàng đầu thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất dầu khí của Nga cho biết.
Một vấn đề khác là việc cung cấp khí đốt sang châu Âu sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận so với việc xuất khẩu sang châu Á. "Các nhà kinh doanh khí đốt có thể xuất khẩu sản phẩm của mình đi bất cứ đâu. Tuy nhiên, nếu so với thị trường châu Âu, xuất khẩu nhiên liệu sang thị trường châu Á sẽ có giá cao hơn. Họ (các nhà kinh doanh khí đốt) luôn là những nhà buôn bán thực dụng nhất trên thị trường. Không lý nào họ lại chịu bán mặt hàng của mình với giá rẻ hơn cho châu Âu", ông Vakhrameyev nói.
Trong khi đó, châu Âu hiện vẫn chưa sẵn sàng để nhận khí đốt của Mỹ. Ngay cả khi Mỹ giải quyết tất cả những khó khăn trong nước và bảo đảm nguồn cung LNG nhất định sang châu Âu, họ sẽ phải đối phó với một thách thức khác, đó là việc thiếu một cơ sở hạ tầng sẵn có và đồng bộ. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở một số nước Đông Âu, nơi hầu hết phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Ví dụ, Litva dựa 100% nguồn cung cấp khí đốt vào Nga.
"Mỹ có thể cung cấp khí đốt cho các nước Tây Âu, ví dụ như Tây Ban Nha, Anh, và Pháp, bởi vì họ có thiết bị đầu cuối LNG, nhưng việc cung cấp cho Đông Âu là không thể vì những hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng. Họ không có thiết bị đầu cuối LNG nhận khí của Mỹ và không có khả năng chuyển hướng khí đốt của Mỹ thông qua một đường ống dẫn từ Tây sang Đông Âu. Tất cả các dòng khí đều đi từ đông sang tây", ông Vakhrameyev giải thích.
Hơn nữa, các nước châu Âu đang có hợp đồng kéo dài 20 năm với Tập đoàn Gazprom của Nga. "Họ sẽ làm gì với những hợp đồng đã ký kết? Phá hủy chúng?", ông Vakhrameyev đặt câu hỏi và kết luận rằng tất nhiên, sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng quá trình này diễn ra rất chậm.
Theo Vũ Thanh
Baotintuc.vn
Phương Tây đang dựng chuyện Nga dồn quân về biên giới Ukraine? Những ngày qua, thông tin từ Mỹ ước tính Nga đã tập hợp hàng chục nghìn binh sỹ ngay gần biên giới Ukraine. Trong khi đó chính quyền Kiev cho rằng con số này lên tới 100.000. Tuy nhiên điều tra thực địa lại phủ nhận điều này. Khi đoàn tàu tốc hành từ Mátxcơva đi Budapest tiến vào thị trấn Suzemka ở...