‘Vòi bạch tuộc’ của tín dụng đen
Qua vụ án nữ đại gia Đà Nẵng Đào Thị Như Lệ (46 tuổi, ngụ TP.Đà Nẵng) lừa đảo vừa lãnh án chung thân đã hé lộ ‘ vòi bạch tuộc’ kinh hoàng của tín dụng đen.
Các phiên tòa đã làm rõ với sự liều lĩnh, đón trúng chu kỳ tăng trưởng bất động sản 2015 – 2019, Lệ nhanh chóng phất lên với nhiều công ty kinh doanh bất động sản, nhà hàng, xăng dầu…
Nhưng cũng vì vay mượn ôm đất quá nhiều, năm 2019 thị trường lao dốc, 2020 dịch Covid-19, kinh doanh tê liệt, Lệ rơi vào nợ xấu, buộc phải vay nóng để xoay xở. Hậu quả, Lệ vỡ nợ 1.500 tỉ đồng, trong đó nợ ngân hàng 900 tỉ đồng, nợ ngoài xã hội 600 tỉ đồng.
Vụ án nữ đại gia Đào Thị Như Lệ phơi bày góc khuất tín dụng đen. Ảnh V.M
Vụ án cho thấy “vòi bạch tuộc” tín dụng đen từ từ siết con nợ; các chủ nợ lấy lãi 0,3%/ngày (vượt gấp 5,47 lần quy định). Chỉ cần không trả tiền gốc đúng hạn, chủ nợ ép phải đi vay người được chỉ định, với lãi suất nâng lên 1%/ngày (vượt gấp 18,25 lần quy định) để tiếp tục trả lãi.
Trong khi chủ nợ mới cũng chính là người của chủ nợ cũ hoặc móc nối với nhau, dùng tiền của nhau cho vay để ép con nợ phải trả lãi cao hơn. Một thủ đoạn khác là các chủ nợ ép Lệ phải bán rẻ các bất động sản để trừ nợ.
Điều bất ngờ là Lệ xin giảm án cho các chủ nợ đứng cùng Lệ trước tòa, nhưng với những người từng biết tín dụng đen thì không bất ngờ. Bởi trong hệ lụy vay nóng, việc vay của người sau trả cho người trước, chủ nợ sau cho vay để chủ nợ trước rút lại được tiền, đều chắc chắn kết thúc bằng vỡ nợ.
Vì vậy, các chủ nợ lãnh án chỉ là những mắt xích cuối cùng bị đứt trong đường dây tín dụng đen. Lệ đã khai và CQĐT cũng khẳng định còn nhiều chủ nợ khác như T.T chợ Cồn, H. đen, B.C… đang được tách ra tiếp tục điều tra.
Bên cạnh đó, tín dụng đen còn đất sống bởi nhiều nhu cầu ngân hàng chưa đáp ứng kịp, muốn giải quyết tận gốc cần cải tiến hoạt động tín dụng nhiều hơn nữa.
Đây còn là bài học về sức khỏe tài chính, cân đối đầu tư cho doanh nghiệp, nhất là việc dùng đòn bẩy tín dụng, tăng trưởng quá nóng, dẫn tới “đề kháng” yếu khi thị trường biến động.
Xét xử nữ 'đại gia' ở Đà Nẵng vỡ nợ bất động sản ngàn tỉ
TAND TP.Đà Nẵng xét xử sơ thẩm Đào Thị Như Lệ, nữ đại gia tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức; Dương Thị Ngọc Anh tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngày 17.8, TAND TP.Đà Nẵng xét xử sơ thẩm Đào Thị Như Lệ (46 tuổi, ngụ Q.Sơn Trà) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức; Dương Thị Ngọc Anh (46 tuổi, chuyên viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Xét xử nữ đại gia Đà Nẵng và cán bộ liên quan vụ vỡ nợ 1.300 tỉ đồng
Theo cáo trạng, tháng 4.2020, Ngọc Anh thua lỗ kinh doanh đất đai, bị chủ nợ dọa đến quậy phá ở cơ quan, nên bị cáo này lấy 5 sổ hồng của người dân gửi làm thủ tục hành chính tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Sơn Trà, đưa cho Lệ (được biết đến là một "đại gia" kinh doanh bất động sản - PV) để vay 1 tỉ đồng trả nợ.
Lúc này Lệ cũng vỡ nợ, bị chủ nợ cho giang hồ liên tục đến nhà, công ty truy đòi, nên "mượn" Ngọc Anh gần 30 sổ hồng của người dân. Hậu quả, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Sơn Trà không có các sổ hồng để trả cho người dân, trễ hẹn giải quyết hồ sơ từ 5 - 40 ngày, phải gửi hàng chục thư xin lỗi.
Sau đó, Lệ đưa sổ hồng này cho chủ nợ, nói dối đã mua các bất động sản này để gán nợ, giãn nợ, lừa đảo 5 người chiếm đoạt 41,4 tỉ đồng. Đến khi bị bắt, Anh và Lệ còn 19 sổ hồng chưa trả lại.
Tại phiên tòa, Lệ khai quen Anh từ năm 2015 qua kinh doanh bất động sản. Sau đó, Lệ dính vào vay "nóng"; có khoản vay đã trả lãi gấp 10 lần tiền gốc nhưng số nợ còn trên giấy nhận nợ lên đến hàng chục, hàng trăm tỉ đồng.
Phần xét hỏi của HĐXX còn hé lộ thủ đoạn các chủ nợ thông đồng với nhau ép con nợ. Lệ khai ban đầu vay mượn tự nguyện nhưng đến hạn không trả được thì chủ nợ ép, chỉ định phải đến người này, người kia vay nặng lãi để trả gấp.
HĐXX cũng làm rõ Lệ nợ đến 1.504 tỉ đồng (nhiều hơn con số 1.300 tỉ đồng trong giai đoạn điều tra). Lệ khai thực tế nợ khoảng 1.100 tỉ đồng, còn số nợ thể hiện trên giấy tờ là do lãi phát sinh.
Do đó, trong nhiều năm, Lệ đã thế chấp nhiều bất động sản, vay ngân hàng 1.000 tỉ đồng nhưng vẫn không trả hết nợ.
App cho vay nặng lãi lại hoành hành - Kỳ 3: Triệt tận gốc được không? Lực lượng công an đã triệt phá nhiều tổ chức "tín dụng đen" cho vay qua app. TAND tối cao cũng đã ban hành nghị quyết "trị tội" tín dụng đen, nhưng xem ra việc xử lý các băng nhóm không phải là biện pháp "gốc rễ" triệt tiêu loại tội phạm này. Một cán bộ công đoàn bị gán ghép hình ảnh...