VOF VinaCapital lãi gấp 1,5 lần với khoản đầu tư vào Sữa Quốc Tế (IDP), VinHomes lọt top 10 khoản đầu tư cổ phiếu lớn nhất
Khoản đầu tư vào Thu Cúc đã đưa tỷ trọng danh mục VOF trong lĩnh vực y tế, dược phẩm lên hơn 8% NAV.
VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) công bố báo cáo hoạt động tháng 7 với hiệu suất hoạt động âm 2,2%, trong khi VN-Index âm 2,7% (tính theo USD). Tính chung trong 7 tháng đầu năm, hiệu suất đầu tư quỹ âm 2%, tích cực hơn đáng kể so với mức giảm 16,1% của VN-Index.
Quỹ cho rằng mặc dù ngày càng có nhiều sự lạc quan xung quanh việc một số vắc xin đang được thử nghiệm, nhưng sự biến động thị trường và sự không chắc chắn về đà tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đang gặp phải có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong vài quý nữa.
Tại ngày 31/7/2020, quy mô danh mục VOF đạt 853,6 triệu USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu niêm yết và UPCom là 70,9%. Trong đó, HPG tiếp tục là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 12,6%. Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục VOF trong tháng 7 có sự hiện diện của VHM với tỷ trọng 2,2%, cái tên bị loại khỏi top 10 là CTD.
Ngoài danh mục cổ phiếu, VOF cũng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào công ty tư nhân (Private Equity) khi tỷ trọng tăng từ 23,2% trong tháng 6 lên 24% trong tháng 7.
Video đang HOT
Lãi gấp 1,5 lần với khoản đầu tư vào IDP, đầu tư gần 27 triệu USD vào bệnh viện Thu Cúc
Vào ngày 9/7, VOF đã thông báo thoái một phần vốn tại IDP, tiếp theo là thông báo thoái toàn bộ vốn vào ngày 6/8. Cùng với đối tác Daiwwa PI Partners, VOF đã thoái toàn bộ khoản đầu tư vào IDP, một trong những nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam cho Blue Point, nhà đầu tư tài chính và chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực FMCG. Mức tăng giá trị tài sản ròng (NAV) của VOF từ toàn bộ đợt thoái vốn này là 14 cent/chứng chỉ quỹ. Việc thoái vốn này mang về khoản lợi nhuận lên tới 1,5 lần so với vốn đầu tư ban đầu của VOF.
Một phần số tiền thu được từ việc thoái vốn tại IDP ngay lập tức được sử dụng để đầu tư vào Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI, công bố đầu tư ngày 10/8), một bệnh viên tư nhân hàng đầu tại Hà Nội.
VinaCapital đã đầu tư 26,7 triệu USD vào Thu Cúc và có chân trong HĐQT bệnh viện này. Thu Cúc được thành lập năm 2011 và hiện có hơn 1.400 nhân viên, bao gồm 230 bác sĩ và 12 chuyên khoa y tế. Vào đầu năm 2019, một phòng khám đa khoa mới rộng 5.000 m2 đã được mở để phục vụ việc khám bệnh ngoại trú và kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp, trong khi đầu năm 2020, Thu Cúc đã mở rộng 10 tầng cho bệnh viện chính để tăng gấp đôi sức chứa bệnh nhân. Khoản đầu tư vào Thu Cúc đã đưa tỷ trọng danh mục VOF trong lĩnh vực y tế, dược phẩm lên hơn 8% NAV.
Nửa đầu năm 2020 là một trong những giai đoạn đầu tư khó khăn nhất trong lịch sử của quỹ. Trong giai đoạn này, VOF đã thực hiện cơ cấu danh mục và tiếp tục đầu tư vào các công ty tư nhân, bao gồm Thu Cúc. Với gần 5% NAV tiền mặt trong tay vào cuối tháng 7, VOF cho biết vẫn thận trọng và chọn lọc các cơ hội đầu tư trong bối cảnh môi trường kinh tế bất ổn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Đại gia đình ông chủ Kido sắp nhận hơn 140 tỷ tiền mặt
Tập đoàn Kido sẽ chi gần 330 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền vào tháng 9. Nhóm cổ đông gia đình ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên hiện sở hữu hơn 90 triệu cổ phiếu Kido.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido chuẩn bị chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 16% (1 cổ phiếu được nhận 1.600 đồng). Ngày chốt danh sách cổ đông là 28/8. Ngày thanh toán cổ tức dự kiến vào 10/9.
Với gần 206 triệu cổ phiếu đang lưu hành, lượng tiền mặt Kido dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông sắp tới ước tính gần 330 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức tiền mặt 16% cao hơn mức bình quân 10-12% các năm trước.
Tại Tập đoàn Kido, hai nhà sáng lập là Chủ tịch HĐQT Trần Kim Thành cùng em trai Tổng giám đốc Trần Lệ Nguyên và các thành viên trong gia đình đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn nhất.
Anh em Chủ tịch Trần Kim Thành và Tổng giám đốc Kido Trần Lệ Nguyên. Ảnh: KDC.
Là người lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp nhưng ông Thành chỉ đứng tên trực tiếp 0,1% cổ phần Kido. Tuy nhiên, hai pháp nhân Công ty TNHH Đầu tư Kido và Công ty TNHH MTV PPK do doanh nhân này làm chủ tịch đều là cổ đông lớn tại Tập đoàn Kido khi nắm giữ tổng cộng 18,4% cổ phần.
Tỷ lệ sở hữu trực tiếp của bà Vương Bửu Linh, vợ ông Trần Kim Thành tại Kido cũng chỉ là 1%. Tương tự chồng, bà Linh thông qua pháp nhân Công ty TNHH Đầu tư Vinh Linh quản lý thêm 5,3% cổ phần tập đoàn gia đình. Bà hiện là thành viên HĐQT Kido.
Khác với anh trai, CEO Trần Lệ Nguyên trực tiếp nắm giữ 15% cổ phần công ty, là cổ đông lớn nhất của Kido và không sở hữu gián tiếp thông qua các pháp nhân doanh nghiệp khác.
Nhưng đây mới chỉ là những cổ đông lớn liên quan gia tộc họ Trần ở Kido. Nhiều thành viên trong gia đình ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên còn sở hữu trực tiếp và gián tiếp dưới 5% vốn tập đoàn.
Tổng tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tại Kido của đại gia đình hai doanh nhân này lên tới 43,8%, tương ứng 90 triệu cổ phiếu. Như vậy, gia tộc ông chủ Kido sẽ thu về hơn 140 tỷ đồng tiền mặt từ đợt chia cổ tức tới đây.
Ngoài nhóm cổ đông liên quan hai ông chủ Kido, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital cũng sẽ thu về 41 tỷ đồng trong đợt chia cổ tức này. Đây là cổ đông lớn với sở hữu 12,5% tại tập đoàn. Thời gian qua, nhóm VinaCapital liên tục mua vào cổ phiếu Kido.
Tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết của 2 nhóm cổ đônglớn ở KidoGia đình ông Trần KimThành, Trần Lệ NguyênGia đình ông Trần KimThành, Trần Lệ NguyênNhóm VinaCapitalNhóm VinaCapitalCổ đông khácCổ đông khácNhóm VinaCapital cổ phần: 12.5 %
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Kido hiện giao dịch ở thị giá 33.350 đồng. Mã này từng có giai đoạn tăng nóng từ vùng giá hơn 15.000 đồng hồi giữa tháng 4 lên gần 34.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 6.
Năm nay, Kido có nhiều chuyển động lớn về chiến lược. Tập đoàn này sẽ sáp nhập các công ty con Kido trong ngành hàng kem, Tường An và Vocarimex trong lĩnh vực sản xuất dầu ăn để tăng quy mô công ty, tối ưu hóa nguồn lực, bộ máy quản trị, chi phí.
Kido đã bắt tay với Vinamilk, chuẩn bị thành lập liên doanh Vibev lấn sân sang lĩnh vực nước giải khát. Quý III năm nay, tập đoàn đồng thời quay trở lại ngành hàng bánh kẹo sau 5 năm bán thương hiệu Kinh Đô cho Mondelez.
Bánh kẹo chính là sản phẩm đưa Kido từ một công ty gia đình thành lập năm 1993 vào nhóm những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng sau hơn 2 thập kỷ.
[BizDEAL] VinaCapital miệt mài gom cổ phiếu Kido, "ế" phiên đấu giá bán 46 triệu cổ phần FPT Sau giao dịch mua vào 3.92 triệu cổ phiếu Kido (KDC), nhóm quỹ VinaCapital nắm giữ tổng cộng gần 25,7 triệu cổ phiếu KDC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 12,48%. Ảnh minh họa. Không nhà đầu tư nào tham gia phiên đấu giá trọn lô 46 triệu cổ phần FPT từ SCIC Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE),...