Vợ Việt, chồng Tây cải tạo chung cư theo phong cách truyền thống
Vợ chồng Peter mong muốn sẽ có một không gian sống mang đậm hơi thở truyền thống của Việt Nam nhưng cũng không kém phần hiện đại.
Vị trí: TP.HCM
Diện tích: 65 m2
Chi phí: 700 triệu
Ý tưởng thiết kế: Thể hiện được hơi thở truyền thống của Việt Nam trong không gian sống.
Thời gian thi công: 3 tháng
Yêu cầu của chủ nhà
Đây là căn hộ của gia đình có vợ người Việt và chồng người Canada. Cả hai đã có dịp ghé thăm nhiều nơi trên thế giới nhưng Việt Nam là đất nước họ yêu mến nhất.
Chính vì vậy, yêu cầu đầu tiên mà vợ chồng đặt ra cho đội ngũ thiết kế của Khuôn Studio là tạo ra được một không gian sống gần gũi và “trông Việt Nam nhất có thể”.
Căn hộ 65 m2 dành cho hai người ở và chỉ cần những công năng cơ bản. KTS. Tuấn Huỳnh, người phụ trách dự án, chia sẻ: “Yêu cầu thiết kế của vợ chồng Peter chỉ gói gọn trong vài từ khóa: mang hơi thở truyền thống và cách sinh hoạt hiện đại.”
Tuy nhiên, có một bài toán khá lạ mà chủ nhà đưa ra cho đơn vị thi công và thiết kế đó là “biến căn hộ ở tầng 12 thành một tổ ấm mà không còn cảm giác đang ở chung cư”.
Ý tưởng thiết kế
Khó có thể gọi tên một phong cách cụ thể cho căn hộ này. Để mang đến cảm giác Việt Nam nhất cho công trình, đội ngũ kiến trúc sư đã mạnh dạn mang hình ảnh mái ngói âm dương vào làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian.
Kết hợp cùng các vật liệu thủ công như: gạch bông, gạch men, ngói cổ, đá mài, phên mây,… càng tô đậm thêm cảm giác truyền thống nhưng không làm mất đi tính cá nhân hóa cho không gian.
Nữ chủ nhân của căn hộ yêu thích màu xanh và thiên nhiên, cô cũng mong muốn đưa được hai yếu tố này vào trong thiết kế.
Kiến trúc sư đã chọn tone màu xanh làm chủ đạo cho các món đồ nội thất trong nhà. Sắc xanh của nội thất kết hợp cùng tone gỗ trầm ấm của vật liệu xây dựng tạo nên sự ấm áp trong không gian, giúp căn hộ để thành “chốn trở về” đích thực của vợ chồng Peter.
Đội ngũ thi công và thiết kế Khuôn Studio cũng phải thay đổi một số vị trí phòng trong nhà để đem lại không gian sống tiện nghi và phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Quá trình thi công
Video đang HOT
Không gian sinh hoạt hiện đại
Do sử dụng chủ yếu là vật liệu thủ công, quá trình thi công căn hộ mất hơn 3 tháng, nhiều hơn so với các công trình cùng diện tích khác.
Khi nhận bàn giao từ chủ đầu tư, căn hộ đã có kết cấu cơ bản gồm: phòng khách, bếp, 2 phòng ngủ và nhà vệ sinh. Do chỉ có vợ chồng Peter sinh sống, các kiến trúc sư đã sắp xếp cấu trúc căn nhà.
Để tối ưu không gian sinh hoạt chung cho phòng khách, phòng làm việc và bếp, đội ngũ thi công đã cho đập bỏ tường của phòng ngủ nhỏ.
Từ đây, chủ nhà có một không gian lớn được liên kết từ 3 phòng lại. Sự thay đổi này giúp việc sinh hoạt của vợ chồng Peter thuận tiện hơn.
Giữa phòng khách và phòng làm việc, kiến trúc sư không dùng tường ngăn cách mà làm các cánh cửa nhẹ bằng phên mây, có thể lùa ra tạo thành một không gian chung hoặc đóng lại khi cần sự riêng tư.
Chính ý tưởng này cũng làm cho 3 không gian có sự liên kết và hòa lại làm một. Từ đó, chủ nhà có thể tận dụng được ánh sáng từ phòng khách chiếu đến các vị trí trong nhà, giải quyết vấn đề thiếu sáng.
Bên cạnh đó, kiến trúc sư sử dụng các vách ốp gạch gốm với màu xanh cho khu vực bếp. Điều này đem lại cảm giác hiện đại hơn nhưng không bị lệch so với tổng thể truyền thống của căn hộ.
Nét truyền thống trong thiết kế
Để giải quyết hai yêu cầu của vợ chồng Peter đề ra là: một không gian sống mang những nét truyền thống của Việt Nam và làm mất đi cảm giác “chung cư” cho căn hộ, nhóm kiến trúc đã mạnh dạn đem hình ảnh mái ngói âm dương vào trong thiết kế.
Đây cũng chính là điểm nhấn giúp căn hộ mang đậm tính cá nhân của chủ nhà và là ý tưởng chủ đạo trong thiết kế.
KTS. Anh Tuấn chia sẻ: “Việc đưa mái ngói âm dương trong kiến trúc Việt Nam xưa vào một căn hộ chung cư hiện đại ngày nay là một thách thức. Nó đòi hỏi sự cân đối về chiều cao của căn hộ và kết cấu phù hợp để nhận được sự đồng ý của ban quản lý tòa nhà, nhưng đây cũng là điểm thú vị chúng tôi muốn gửi gắm vào ý tưởng cho căn hộ”.
Chi tiết này vừa đẩy cảm giác của chúng ta đến được không gian truyền thống và còn giúp công trình thoát khỏi hình dáng của một căn chung cư.
Hệ mái ngói với kết cấu vì kèo gỗ, ngói âm dương cổ và hệ thống đèn đặt âm trên mái ngói mang lại cảm giác như có ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua những lớp ngói, xóa nhòa cảm giác “chung cư” ban đầu.
Nhằm tăng thêm sự cá nhân hóa cho thiết kế và thể hiện được đúng “hồn Việt”, đa số nội thất trong nhà được đặt riêng.
Bên cạnh đó, nữ chủ nhân còn là người Lái Thiêu nên cô thường tự tay sưu tầm những món đồ trang trí được làm gốm giúp tổng thể căn hộ trở nên đồng điệu và đạt được cảm giác truyền thống tối đa.
Thành quả
Nhờ ý tưởng mái ngói âm dương độc đáo, đi cùng những vật liệu thủ công, vợ chồng Peter đã có một không gian sống ấm cúng, mang đậm phong cách Việt Nam như mong muốn.
Song, thiết kế này không làm mất đi sự tiện nghi cho lối sống hiện đại của gia chủ. Sự hiện đại và truyền thống luôn song hành với nhau trong căn hộ, đưa căn hộ thành “chốn trở về” đích thực.
Ảnh: Khuôn Studio
Mê mẩn với ngôi nhà nhìn đâu cũng thấy bãi biển Nha Trang
Dựa vào thế đất và địa hình đặc biệt, KTS đã đưa vào công trình hình ảnh đường cong của những bãi biển và đồi núi TP Nha Trang.
Công trình nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư Núi Sạn, TP Nha Trang. Đây là một vị thế đất đặc biệt và có view nhìn rộng lớn ra núi đồi và biển cả. Gia chủ cũng là người thích đi du lịch, có gu thẩm mỹ và cá tính, do đó KTS phải tính toán kĩ lưỡng và đưa những giải pháp phù hợp nhất.
KTS Phạm Như Khoan (Kaa Architects) cho biết, khi thiết kế một công trình nhà ở phải làm sao khi bước vào ngôi nhà thì người khách sẽ biết được tính cách của chủ của ngôi nhà đó.
Dựa vào thế đất và địa hình đặc biệt, KTS đã đưa vào công trình hình ảnh đường cong của những bãi biển và đồi núi Nha Trang để tạo ra một ngôi nhà vừa mền mại nhưng rất vững chải. Ngôi nhà vừa mở rộng tầm nhìn thoáng đãng nhưng cũng rất kín đáo.
Với địa thế rất lý tưởng "lưng tựa núi, mặt hướng biển" , KTS và chủ nhà đã chăm chút cho ngôi biệt thự trở nên một nơi để sống và tận hưởng.
Điều đầu tiên gây ấn tượng nhất về công trình là hình dáng bên ngoài với những đường cong uốn lượn nhưng vững chãi hài hòa với những con đường quanh co, bãi biển dài cát trắng cùng với những ngọn núi hung vĩ.
Những đường cong đầy sáng tạo giúp cho ngôi nhà này thêm phần thú vị và hấp dẫn, đặc biệt tạo nên một ý tưởng thiết kế biệt thự có một không hai.
Dựa vào địa thế khu đất, KTS đã đưa những hình ảnh đường cong của bãi biển và đồi núi vào công trình.
Bốn mặt của ngôi nhà khi nhìn vào tạo cảm giác ngôi nhà vừa thoáng vừa kính đáo. KTS đã khéo léo sử dụng các gạch bông gió ở các khu vực nhà vệ sinh để tạo bức rèm cho nhà vệ sinh.
Ngoài ra, đá ốp tường là loại đá bùn đã được chọn tại địa phương, rất bền, đẹp và chi phí hợp lí mà lại dễ thi công.
Khu vực nhà vệ sinh KTS còn thiết kế lớp gạch bông gió để tạo bức rèm vừa thẩm mỹ vừa thông thoáng cho không gian này.
Tầng một là không gian của phòng khách, bếp, khu vực ăn uống...
Phòng khách có thiết kế đơn giản, đó là một chiếc ghế sofa và chiếc bàn gỗ.
Khu vực bếp KTS còn thiết kế một quầy bar làm tăng thêm không gian sinh hoạt, trò chuyện của gia đình.
Mọi ngóc ngách trong nhà đều có view hướng ra bãi biển và đồi núi xung quanh.
Bên phải ngôi nhà là núi cô Tiên với hình ảnh một cô gái với mái tóc dài nằm đó, KTS khéo léo dành không gian sinh hoat chung của ngôi nhà hướng về ngọn núi để tạo một góc nhìn đẹp.
Có lẽ vì vây mà ngôi nhà hầu như không cần phải treo một bức tranh hay tạo một mảng nhấn trang trí nào trong nhà bởi lẽ qua những khung cửa cảnh vật tươi đẹp xung quanh đã là một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động.
Những cánh cửa đẩy bằng kính sẽ linh hoạt đóng, mở theo ý muốn của gia chủ, khi cánh cửa mở sẽ mang gió và ánh sáng tự nhiên vào nhà khiến nhà luôn thông thoáng và mát mẻ.
Khoảng sân phía trước kết hợp bàn ăn là không gian yêu thích của chủ nhà, nhất là lúc chiều về ngăm nhìn thành phố về đêm bên cạnh mặt biển thật lung linh.
Nếu như không gian phòng khách được mở rộng thông thoáng hòa hợp cùng thiên nhiên thì phòng ngủ lại được bố trí kín đáo cùng với view nhìn lý tưởng .
KTS Phạm Như Khoan còn cho biết thêm, sau công trình là một ngôi chùa, những lúc sáng sớm hay lúc chiều về những tiếng chuông chùa cùng lời kinh vang lên giữa không gian bao la tĩnh lặng khiến người ta nghĩ nơi đây như chốn bồng lai tiên cảnh. Nơi những bậc chân sư ngày xưa lên núi tìm cho mình một nơi chốn yên lành để cho tâm hồn trong sạch thanh tịnh hơn.
Dưới ánh sáng của đèn điện, Villa Núi Sạn lung linh, huyền ảo, là nơi gia chủ có thể tận hưởng những phút giây bình yên.
Bỏ phố về rừng, đầu tư chỉ 2 tỷ vừa có căn nhà nghỉ dưỡng tránh dịch vừa có homestay cho thuê Một gia chủ đến từ Hà Nội đã chi 2 tỷ đồng để xây căn villa trên mảnh đất rộng 1000m2 tại Ba Vì, Hà Nội. Căn nhà đầy đủ tiện ích vừa là nơi tránh dịch, vừa dự tính làm homestay để cho thuê. Khi dịch bệnh bùng phát, nhu cầu "bỏ phố về rừng" càng gia tăng. Với nhiều người Hà...