Vỏ Trái Đất vỡ thành 15 mảnh vì nguyên nhân bí ẩn
Vỏ Trái Đất không còn là một lớp đá nguyên vẹn như thuở sơ khai, mà đã vỡ ra thành 7 mảnh lớn và 8 mảnh nhỏ, tạo nên hoạt động kiến tạo sôi động liên tục nhập và tách các lục địa.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà khoa học ở Đại học Hampton, Đại học Northeastern (Mỹ), Đại học Hồng Kông, Đại học Công nghệ Đại Liên, Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc (Trung Quốc) đã dùng mô phỏng toán học để lật lại lịch sử địa chất của Trái Đất non trẻ.
Như các nghiên cứu trước cho thấy, Trái Đất, như hầu hết các hành tinh đá non trẻ, đều là quả cầu lửa nóng bỏng vào “ buổi bình minh” hàng tỉ năm về trước, sau đó dần hóa rắn và tự làm mát. Nhưng công trình mới này đã phát hiện Trái Đất đã bị nóng lên lần nữa, vì một nguyên nhân bí ẩn.
Bản đồ các mảng kiến tạo của Trái Đất – ảnh: USGS
Video đang HOT
Với bán kínhhành tinh 6.371 km, lớp vỏ ngoài chỉ có thể chịu được sự giãn nở tối đa thêm 1 km. Quá mức này, lớp vỏ sẽ bắt đầu nứt vỡ.
Trong quá khứ xa xôi ấy, đã có một thời kỳ núi lửa đột nhiên trỗi dậy, mang vật liệu nóng từ lõi “địa ngục” lên bề mặt. Theo thời gian, lớp đá nóng chảy bị núi lửa phun ra sẽ nguội đi và chìm xuống, với một phần nhiệt bị mất vào không gian. Quá trình này làm mát dần thạch quyển và “khóa” nhiệt đối lưu trong phần lõi, khiến bên trong hành tinh nóng lên và bắt đầu giãn nở. Áp lực lên lớp vỏ hóa rắn ngày càng lớn và cuối cùng nó đã vỡ.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nào dẫn đến quá trình nóng lên trở lại của trái tim hành tinh, đi ngược lại với sự nguội dần đồng bộ mà các nhà khoa học tìm thấy ở các hành tinh khác.
Thế nhưng sự kiện khủng khiếp đó đã đem lại phép màu cho hành tinh. 15 mảnh vỏ bị vỡ ra, liên tục chuyển động, tạo ra hoạt động gọi là “kiến tạo mảng”, giúp hành tinh một cảnh quan có một không hai, vối núi, đồi, thung lũng, sông, hồ… phức tạp trên các lục địa, các núi lửa thình thoảng phun trào, các lục địa nhập rồi lại tách theo quá trình hút chìm… Chính sự vận hành sôi động này được cho là đã giúp duy trì khí hậu dễ sống trên Trái Đất, cũng như đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng tạo ra sự sống sơ khai và sự tiến hóa của sự sống phức tạp sau này.
Bí ẩn "mặt trăng nam châm" to hơn hành tinh, nhìn thấy từ Trái Đất
Cuộc thăm dò mới của NASA đã hé lộ nhiều chi tiết đáng kinh ngạc từ Ganymede, mặt trăng to nhất của Hệ Mặt Trời, quay quanh gã khổng lồ khí Sao Mộc.
Dữ liệu mới từ tàu vũ trụ Juno của NASA cho thấy bức xạ mạnh đã biến đổi các vùng cực của Ganymede theo cách chưa từng thấy trước đây.
Theo tiến sĩ Alessandro Mura từ Viện Thiên văn Quốc gia ở Rome (Ý), thành viên nhóm nghiên cứu, trong chuyến tiếp cận cuối táng 12-2019, Juno đã lập bản đồ cực Bắc của vệ tinh này dưới ánh sáng hồng ngoại và hé lộ hiện tượng "kết tủa plasma" ở khu vực này.
Những hình ảnh mới nhất về Ganymede mà tàu vũ trụ Juno vừa gửi về - ảnh: NASA
Plasma này là các hạt điện tích từ mặt trời, bị giữ lại bởi từ trường cực mạnh của hành tinh "mẹ" Sao Mộc. Không giống bất kỳ mặt trăng nào khác của Hệ Mặt Trời, Ganymede có hẳn một từ trường của riêng nó - như một hành tinh, giúp đưa phễu plasma về phía các cực của nó. Hiện tượng này đã từng được quan sát tại Trái Đất, với một cái tên rất quen thuộc: cực quang.
Hiện tượng này khiến băng ở 2 cực của mặt trăng này bị nén, trở nên vô định hình ở cấp độ cấu trúc.
Cận cảnh mặt trăng to nhất Hệ Mặt Trời, to hơn cả Sao Thủy - ảnh: NASA
Mặt trăng Ganymede là mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc và cũng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó có bán kính bằng 0,413 lần Trái Đất, tức to hơn cả Sao Thủy hay Sao Diêm Vương.
Mặt trăng này lớn đến nỗi trong những giai đoạn Sao Mộc tiến gần Trái Đất, chúng ta có thể nhìn thấy nó bằng các dụng cụ quan sát thiên văn cá nhân.
Trước Juno, một tàu vũ trụ khác của NASA là tàu Gallileo từng viếng thăm mặt trăng khổng lồ này. Chính tàu vũ trụ này phát hiện ra từ quyển của Ganymede, kèm một đại dương ngầm.
Bí ẩn 'hành tinh ma' có thể sở hữu mặt trăng có sự sống Một hành tinh bị thất lạc, cách Trái Đất 620 năm ánh sáng, vừa được khám phá trở lại với nhiều yếu tố thú vị. Hành tinh mang tên NGTS-11b thuộc về một "hệ mặt trời khác" với trung tâm là một sao mẹ loại G, được phát hiện bởi Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh TESS của NASA từ năm 2018....