Vợ tôi đang lồng lộn cả đêm lẫn ngày…
Vợ tôi dọa sẽ “cho cả thế giới biết anh là thằng yếu sinh lý” nếu tôi bỏ nàng. Nhưng càng lo nghĩ tôi lại càng yếu đến nỗi chẳng thể làm ăn được gì và vợ tôi thì lại có cớ lồng lộn cả đêm lẫn ngày…
Mẹ tôi lại nói: “Hai đứa coi dọn ra ngoài ở đi, xa xa một chút chớ ở gần, mẹ xấu hổ với bà con lối xóm quá”. Đây không phải lần đầu tiên mẹ tôi nói như vậy nhưng lần nào cũng khiến tôi khó xử.
Thu Hiền, vợ tôi tuy không sắc nước hương trời nhưng cũng rất sáng sủa, dễ nhìn. Nàng lại nói năng hoạt bát, thông minh nên ai gặp lần đầu cũng bị cuốn hút, thích kết thân. Tôi cũng không là ngoại lệ. Nhưng đó là chuyện của 10 năm về trước, còn bây giờ, tôi và mẹ trở thành nạn nhân của cái sự nhanh nhảu đến bổ bã ấy.
Cách đây mấy hôm, mẹ tôi qua nhà hàng xóm chơi. Thằng cháu nhà bên ấy rất quý bà nên vừa trông thấy là nó đã chạy ù ra. Không may thằng bé vấp ngã, đập mặt xuống ngạch cửa dập môi. Nghe nó khóc, vợ tôi chạy ra, sau khi hiểu đầu đuôi cớ sự, nàng kéo áo mẹ tôi lôi sềnh sệch, vừa đi vào nhà, vừa chì chiết: “Bà rỗi hơi nhỉ? Nếu rỗi quá không beiét làm gì thì ngồi yên một chỗ coi tivi cho con nhờ. Qua đó làm chi, giờ thằng nhỏ té ngã lại đổ thừa tại bà”.
Chẳng có ai đổ thừa là vì mẹ tôi thằng bé mới té, thế nhưng Thu Hiền cứ xâu chuỗi mọi thứ vào để mắng nhiếc mẹ chồng.
Hôm trước nữa, mẹ tôi ở nhà mãi cũng buồn nên lân la đi ra chợ. Cái chợ chồm hổm cách nhà chừng trăm thước vốn là con hẻm bị chiếm dụng do vậy xe cộ vẫn lưu thông. Mẹ tôi đi đứng thế nào mà bị một thằng bé chạy xe đạp tông phải. Người quen thấy vậy chạy tới nhà gọi Thu Hiền ra đưa bà về. Thế là vợ tôi được dịp mắng xối xả: “ Sao bà có mắt mà như đui mù vậy? Người tránh xe chớ có bao giờ xe tránh người?”.
Thì đúng là mắt mẹ tôi có kém thật, gần tám mươi rồi chớ còn trẻ đâu mà bảo phải sáng mắt? Hôm đó mẹ tôi giận nên không chịu về. Bà bảo Thu Hiền phải gọi cho tôi. Thế là nàng dâu lại được dịp tru tréo: “Giời ơi là giời, con của mẹ còn phải đi làm kiếm tiền nuôi mẹ chớ có rảnh rỗi đâu mà hở một tí là gọi, hở một tí là mời!”.
Thấy mọi người bu quanh đông quá, mẹ tôi đành phải lên xe cho con dâu chở về.
Chiều đó bác tổ trưởng dân phố mời tôi sang kể lại mọi chuyện rồi bảo: “Tôi biết anh chị là trí thức, làm ông này bà nọ nhưng cái cách mà chị nhà nói năng với bà cụ, tôi nghe không thủng lỗ tai”. Tôi chỉ còn biết cúi mặt xin lỗi, hứa sẽ “góp ý” với vợ để sửa đổi. Tôi chưa kịp nói gì với vợ thì thằng con tôi đã méc: “Mẹ nói chuyện với con toàn kêu nội là con khỉ già”. Chắc chắn thằng bé 8 tuổi không thể nói dối bởi nó chẳng có động cơ, mục đích gì cả, chỉ là phản ánh một cách trung thực, khách quan mọi việc.
Tôi quyết định góp ý với Thu Hiền. Nhưng tôi vừa mở miệng thì nàng đã chặn ngang: “Biết rồi, bà già lại thóc mách với anh chứ gì? Nói thật là em chịu hết nổi rồi, người đâu mà chỉ toàn gây phiền phức, đến ô shin mà còn không chịu được thì ở với ai được cơ chứ?”.
Video đang HOT
Tôi nói với Thu Hiền rằng mẹ chỉ có một mình tôi, với tuổi của mẹ thì ngày gần đất xa trời cũng đã đến sát một bên, nếu mẹ có làm gì quá đáng thì cũng phải nín nhịn. Nhưng vợ tôi không chịu: “Thì em có làm gì đâu? Em chỉ nói để mẹ sửa đổi thôi mà?”.
Nhưng mỗi câu nói của vợ tôi còn cay nghiệt hơn cả đòn roi. Tôi chẳng biết những thứ ấy nó xâm nhập vào người vợ tôi từ khi nào bởi lúc mới quen nhau, nàng có chanh chua, đanh đá thế đâu? Tôi biết khi tôi nói ra điều này, mọi người sẽ phản đối, sẽ cho rằng chắc chắn tôi và mẹ tôi phải thế này thế kia thì vợ tôi mới như vậy.
Thật lòng, rất nhiều lần tôi ngồi một mình và suy nghĩ rất nhiều. Tôi cố tìm xem mình có gây ra lỗi lầm gì với vợ, cha mẹ, anh chị em vợ hay không nhưng tuyệt nhiên, tôi không hề thấy mình có lỗi. Gia đình vợ tôi ở xa, một năm vợ chồng tôi về thăm vài lần; thỉnh thoảng tôi nhắc vợ gửi quà, gửi tiền về biếu cha mẹ vợ; đi công tác xa, mua cho mẹ ruột thứ gì thì tôi cũng mua cho cha mẹ vợ thứ ấy.
Hai vợ chồng đều đi làm nhưng công việc của tôi nhiều hơn nên chúng tôi đã thống nhất vợ tôi sẽ coi sóc chuyện trong nhà, còn tôi chủ yếu lo kinh tế. Tôi chưa bao giờ để vợ con thiếu thốn thứ gì. Thu Hiền muốn gì, tôi đều đáp ứng, vậy tại sao nàng cư xử quá tệ với mẹ tôi? Chẳng lẽ chỉ vì tôi không thể ngày nào cũng làm chuyện ái ân vợ chồng mà nàng bạc đãi mẹ tôi? Nhưng tôi làm sao có thể đáp ứng nhu cầu quá cao của vợ khi mà công việc kiếm sống gần như đã vắt cạn kiệt sức lực của tôi?
Giờ đây, mẹ tiếp tục nhắc lại yêu cầu vợ chồng tôi dọn ra ở riêng, giọng mẹ rất kiên quyết. Tôi không thể bỏ mẹ vì mẹ chỉ có một mình tôi. Nhưng tôi cũng không thể bỏ vợ bởi Thu Hiền dọa sẽ “cho cả thế giới biết anh là thằng yếu sinh lý” nếu tôi bỏ nàng.
Càng lo nghĩ, tôi càng thấy chẳng có lối ra. Càng nghĩ tôi lại càng yếu đến nỗi chẳng thể làm ăn được gì và vợ tôi thì lại có cớ lồng lộn cả đêm lẫn ngày…
Theo NLĐ
Những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong thịt lợn
Thịt lợn là nguồn cung cấp protid, lipid, vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể.
Các bộ phận của lợn như thịt lợn, huyết lợn, gan lợn, lòng lợn, thận lợn, phổi lợn, tủy lợn, mật lợn, khi biết cách kết hợp với các vị thuốc Đông y còn có tác dụng chữa bệnh.
Tuy nhiên, nếu ăn thịt lợn không đúng cách như ăn tiết canh, ăn nhầm thịt lợn bẩn... thì có nhiều nguy cơ sức khỏe của bạn sẽ bị đe dọa bởi những loại bệnh dịch sau:
1. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn:
Bệnh liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn. Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm sang người khi ăn phải tiết canh lợn bị bệnh liên cầu, thực tế ở nước ta, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lợn.
Hoặc những người có các vết thương, xây xát ở da nhưng lại tiếp súc với máu, dịch tiết... của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết mổ, vận chuyển thịt, máu lợn bệnh.
Bệnh cũng có thể bị bệnh qua đường hô hấp do hít phải liên cầu khuẩn có trong không khí do lợn bệnh ho, hắt hơi bắn ra hoặc thói quen khi mua thịt người dân thường đưa thịt lên mũi để ngửi.
Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ lợn thường mắc ở hai thể. Ở thể cấp tính, bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan, thận... và tử vong rất nhanh. Ở thể viêm màng não, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê, nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt.
Để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân không nên mua bán, giết thịt và ăn thịt lợn bệnh và chết. Tuyệt đối không ăn tiết canh lợn. Khi phải tiếp xúc với lợn nghi hoặc mắc bệnh liên cầu cần phải đeo khẩu trang, gang tay và mặc quần áo bảo hộ lao động. Khi nghi bị bệnh liên cầu lợn cần đến các sơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Bệnh viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết:
Đây là 2 căn bệnh dễ lây từ lợn. Những người bị viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Streptococcus suis từ lợn lây sang người do ăn tiết canh sống, lòng lợn, thịt lợn không đảm bảo vệ sinh.
Dấu hiệu của người bị viêm màng não mủ là sốt, nhức đầu, buồn nôn và nôn, lạnh run: Do màng não bị tổn thương, các bệnh nhân đều có dấu hiệu rối loạn tri giác, có thể tới hôn mê, ù hoặc điếc tai, một vài người còn bị yếu liệt tay chân.
Còn bị nhiễm trùng máu do Streptococcus suis, thì sẽ có dấu hiệu sốt, đau nhức cơ, đau họng, thậm chí sốc nhiễm trùng, hôn mê. Loại vi khuẩn này thường trú ở đường hô hấp của lợn nên khi ăn tiết canh sống vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Bên cạnh đó cũng có thể nhiễm Streptococcus suis khi tiếp xúc trực tiếp với lợn mang trùng, lợn bệnh hoặc thịt bị nhiễm trùng chưa nấu chín. Vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các vết thương trên da hay niêm mạc của mũi, miệng vào cơ thể.
Mặc dù có rất nhiều lời cảnh báo như vậy nhưng trong 3 tháng cuối năm vừa qua liên tiếp những ca nhập viện thậm chí chết người do ăn tiết canh, lòng lợn không đảm bảo vệ sinh ... lại lần nữa dóng lên hồi chuông cảnh báo cho những người ham thích món ăn tươi sống này.
3. Bệnh lợn tai xanh:
Đây là căn bệnh thường gây ra đại dịch và làm chết lợn hàng loạt, đây là nỗi kinh hoàng của người chăn nuôi. Bệnh heo tai xanh không lây sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh lở mồm long móng: Bệnh lở mồm long móng ở lợn có thể lây sang người qua đường tiếp xúc ăn uống, virus khi lây nhiễm gây bệnh có thể làm viêm niêm mạc miệng, lở môi, lở miệng... cho người.
Thông thường trên miếng thịt đã được cắt ra không thể biết được là từ heo mắc bệnh lở mồm long móng; vì vậy tốt nhất vẫn là phải nấu chín thịt thật kỹ để loại trừ mầm bệnh. Ăn tiết canh sống, thịt lợn tái chưa nấu kĩ thì nguy cơ lây bệnh lên tới gần 100%.
4. Nhiễm giun xoắn:
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp hoặc bán cấp tính do ấu trùng giun xoắn gây ra, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Giun nhiễm từ lợn sang người khi người ăn phải thịt lợn có ấu trùng chưa được nấu chín do ăn các món như nem sống làm từ thịt lợn, ăn thịt lợn tái, thịt hun khói hoặc ướp muối, ăn tiết canh lợn.Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, mức độ bệnh phụ thuộc mức độ nhiễm ấu trùng, độ toan dịch vị và tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu bệnh nhân có đi lỏng nhiều thì tình trạng bệnh sẽ đỡ hơn nhiều.
Sau khoảng 15 ngày kể từ khi ấu trùng từ máu vào cơ vân và tạo thành kén, có các biểu hiện chủ yếu sau: Sốt, đau cơ phù nề ...Nếu không điều trị kịp thời có thể có nhiều biến chứng xảy ra như suy hô hấp, suy gan, suy tim, suy kiệt, bội nhiễm, đau đầu, mê sảng...
Theo Trí Thức Trẻ
4 mối nguy hiểm tiềm ẩn trong thịt lợn Các bộ phận của lợn như thịt lợn, huyết lợn, gan lợn, lòng lợn, thận lợn, phổi lợn, tủy lợn, mật lợn, khi biết cách kết hợp với các vị thuốc Đông y còn có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu ăn thịt lợn không đúng cách như ăn tiết canh, ăn nhầm thịt lợn bẩn... thì có nhiều nguy cơ sức...