Vợ tôi chat sex với đồng nghiệp
Chỉ trong 15 ngày tôi đi vắng, ngày nào vợ cũng chat sex, cũng nói chuyện với người đó từ 20h30 hoặc 21h đến 3h sáng hôm sau.
Hai người còn lên kế hoạch để lừa dối tôi, lừa dối gia đình và cơ quan để đi nghỉ cùng nhau. (Nguyên)
Từ: Nguyên
Đã gửi: 17 Tháng Sáu 2012 1:56 SA
Vợ chồng tôi lấy nhau từ đầu năm 2010. Trong thời gian yêu nhau trước đó, tôi đã biết rằng vợ là một người sống phóng khoáng, một phần từ cảm nhận qua lời nói của vợ, các câu chuyện của vợ từ bạn bè, một phần từ tình yêu của chúng tôi. Khi đến với nhau, chưa được 2 tháng chúng tôi đã quan hệ tình dục, và tôi biết vợ từng yêu, từng quan hệ tình dục trước đó. Khi yêu tôi chấp nhận quá khứ của vợ và mong muốn chúng tôi đến với nhau thì chỉ thuộc về nhau thôi.
Đám cưới được tổ chức sau 5 tháng chúng tôi yêu nhau và có một mầm sống đang phát triển ở tháng thứ ba. Trong khoảng thời gian đó, tôi biết có những lúc người yêu cũ của vợ hay điện thoại và nhắn tin nhưng tôi bỏ qua, coi như không biết, nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình. Và từ ngày đến với vợ, tôi luôn trong tâm trạng lo lắng, nghi ngại rằng vợ tôi sẽ ngoại tình khi đi làm trở lại.
Gần đây, sau khi đi làm được 5 tháng, sự nghi ngờ của tôi càng ngày càng lớn và tôi để ý đến tâm trạng, thái độ của vợ nhiều hơn. Ngày hôm nay, sau khi về Hà Nội công tác 2 tuần, tôi đã đăng nhập vào yahoo của vợ. Trời ơi, cái gì đây, trước mặt tôi hiện ra một đoạn hội thoại của vợ với một người cùng công ty, nhưng làm việc ở văn phòng bên Lào. Hai người đang chat sex với nhau, lời lẽ thông tục, dâm dục có, tình tứ có.
Tò mò, tôi đọc lại lịch sử đàm thoại. Chỉ trong vòng 15 ngày tôi đi vắng, ngày nào vợ cũng chat sex, cũng nói chuyện với người đó từ 20h30 hoặc 21h đến 3h sáng hôm sau. Khi bên nhau, tôi chưa bao giờ được nghe những lời đó từ vợ. Hai người còn lên kế hoạch để lừa dối tôi, lừa dối gia đình và cơ quan để đi nghỉ cùng nhau, nhằm thỏa mãn cái gọi là nhục dục của nhau.
Video đang HOT
Nói thêm về cuộc sống vợ chồng tôi. Tuy lương tôi không cao, nhưng cũng đủ dùng cho sinh hoạt thường nhật của gia đình. Từ ngày có vợ, rồi có con, chỉ một mình tôi đi làm kiếm tiền cho gia đình. Vợ tôi ở nhà chăm sóc chồng con. Khi con tôi được 13 tháng, vợ mới bắt đầu đi làm.
Trong cuộc sống, trong sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng, chỉ có tôi là luôn cảm thấy thiếu thốn. Nhiều khi đòi hỏi, vợ còn né tránh. Nói vậy để các bạn hiểu rằng vợ tôi hoàn toàn không thiếu thốn tình dục, tình cảm. Có chăng hiện tại vợ chồng tôi chỉ chưa dư giả về tài chính. Mọi tâm huyết làm việc, mọi tình cảm tôi đều dành cho gia đình, cho vợ, cho con.
Vậy mà giờ đây, hiện hữu trước mặt tôi là cái gì? Dù rằng vợ và người ấy chưa hề gặp nhau, chưa hề đụng chạm đến xác thịt nhau nhưng lời lẽ, sự tưởng tượng phong phú của hai người như từng ở cùng nhau rất nhiều, cùng đắm say trong đam mê nhục dục rất lâu rồi.
Ngày hôm nay nếu như tôi không phát hiện, không chửi mắng và đánh vợ thì hỏi rằng tình trạng đó sẽ tiếp diễn đến đâu. Họ sẽ như thế nào trong khi cả hai đều có gia đình, một gia đình mà nhiều người thèm khát, khát khao có được. Tôi viết những dòng tâm sự này, mong muốn nhận được sự tư vấn, sẻ chia của mọi người. Tôi nên ly dị vợ hay tha thứ để tiếp tục giữ gìn hạnh phúc?
Theo STT
Chuyện sắm Tết làm vợ chồng lục đục
Vất vả cả năm, ngày Tết phải chi tiêu cho thoải mái làm nảy sinh bao chuyện "cơm chẳng lành, canh không ngọt".
Năm nào chuẩn bị Tết, hai vợ chồng trẻ cũng va chạm với nhau về chuyện tiêu tiền. Và đã thành thông lệ, cứ trước thời khắc của năm mới, họ lại ngồi bên nhau để giải quyết hết những khúc mắc còn tồn đọng của năm cũ. Riêng năm nay, họ đã có một cách mới: Gửi mail.
Chồng yêu!
Cho đến tận giờ, em vẫn không hiểu vì sao anh lại quyết định thay chiếc tivi ở phòng khách một cách bất ngờ như vậy. Hôm trước anh mới chỉ nói sơ qua ý định, thế mà hôm sau đã rút tiền ra mua và cho người mang về nhà bảo em ký vào hóa đơn nhận hàng. Em hiểu, Tết đến, mấy ông bạn thân đến chơi, nhà có cái tivi đời mới cũng thấy nở mày nở mặt. Điều đó đúng, nhưng sao anh không bàn thấu đáo với em. Phải chăng lý thuyết "Vợ chồng mình nghèo, cần tiết kiệm chi tiêu cho việc lớn" mà anh từng bảo em khiến anh khó bề bày tỏ chăng?
Em không thích cái cách anh biếu tiền Tết cho mẹ và em gái. Trông cách anh giấu giấu giếm giếm đưa cho mẹ cọc tiền rồi giật mình khi thấy bóng vợ khiến em buồn ghê gớm. Giá như anh cứ mở một lời rồi vợ chồng cùng biếu mẹ tiền, mua quà tặng em gái thì có phải hay biết bao. Em cũng được mát mặt với nhà chồng, và mọi người cũng sẽ không xem em như khách nữa. Vậy mà... bao năm rồi em vẫn lặng lẽ đứng ngoài cuộc sống gia đình anh.
Có lẽ cũng vì cái lý do này mà năm nào em cũng cố gắng mua sắm quà Tết cho bên nội thật đàng hoàng. Trong khi đó bên ngoại thì chỉ giản đơn như anh thấy. Em muốn anh hiểu rằng em không phải là người so đo với bên nội, bên ngoại và em mua quà tặng bố mẹ như lòng thành của em mà thôi. Em những tưởng bao nhiêu năm như vậy rồi anh sẽ hiểu, vậy mà không, anh vẫn coi em như một thành viên ngoài gia đình mình.
Lại nữa, anh cứ nói em tiêu hoang nhưng kỳ thực cả đống quà em tặng chỉ bằng vài lần anh phóng tay lì xì cho con của bạn, của người yêu cũ, của đồng nghiệp mà thôi. Cái cách anh lì xì rất giống một... đại gia. Em hàng năm đều làm sẵn các bao lì xì cho anh để tiền lì xì mang đúng ý nghĩa của nó. Nhưng cứ gặp bạn là anh đều muốn cầm những tờ mệnh giá lớn. Hình như thế nó mới là phong cách của anh?
Ngày Tết có biết bao nhiêu thứ em phải sắm sang, phải lo toan, vậy mà Tết năm nào, mọi thứ cũng chỉ đổ dồn vào lương và thưởng của em. Anh bảo anh cũng sắm Tết đấy chứ nhưng toàn là những thứ ngoài dự tính của em. Tết qua đi, vợ chồng lại sống trong cảnh chia nhau từng đồng lẻ cuối cùng chờ lương tháng mới.
Vợ yêu!
Mình đã có 7 cái Tết cùng nhau, cùng chuẩn bị và sắm sửa. Vậy mà anh băn khoăn tự hỏi, tại sao đến giờ này chúng ta vẫn không thể thống nhất được quan điểm: Sắm quà Tết phải trao đổi trước? Em đã lẳng lặng nhờ người quen mua cả lố bánh kẹo ngoại nhập "xịn" để làm quà cho họ hàng. Vợ biết đấy, những gói bánh, kẹo trị giá tới cả nửa triệu như vậy là quá xa xỉ với họ hàng nghèo ở quê mình. Mọi người còn cần nhiều thứ khác hơn là mấy món đồ "ăn chơi" ấy.
Rồi em bỏ ra cả chục triệu đồng mua quà Tết bố mẹ chồng mà lại không nghĩ rằng bố bị cao huyết áp và cả bệnh gút nữa, đâu có thể uống được thứ rượu tây mà em chọn. Mẹ tiểu đường sao thưởng thức nổi bánh kẹo châu Âu ấy. Ngay cả giỏ lan hồ điệp em tặng bố mẹ ấy, mẹ phản đối gay gắt cũng không có gì lạ. Bố mẹ xưa nay vốn sống giản đơn nên một giỏ hoa tới tận năm triệu như vậy sao lại không... chướng tai gai mắt, nhất là khi bố mẹ biết vợ chồng mình còn đang phải thuê nhà, con thì chưa có. Giá như em hỏi anh lấy một lời?
Em có thấy như vậy là chi tiêu quá vung tay không khi mà con em chưa dám sinh vì sợ cảnh thuê nhà bấp bênh, vì sợ tiền sữa, tiền bỉm, tiền gửi trẻ... quá nhiều. Vậy thì ở đâu ra có được tiền ấy nếu như mình không tiết kiệm mỗi ngày. Chẳng lẽ, mình cứ mãi thuê nhà và lần lữa chuyện sinh con?
Em cứ so sánh rằng tiền sắm Tết nhà mình chỉ bằng chậu đào của nhà chị ở văn phòng em, rằng bạn bè em sắm nhiều đến thế nào, rằng nếu nhà mình xuề xòa thì... chẳng lẽ đóng cửa không tiếp khách. Nhưng anh thì lại nghĩ khác, nếu đặt một chiếc tủ Hoàng Anh Gia Lai mấy chục triệu trong căn nhà thuê nhỏ xíu như e vừa khệ nệ bưng về, chắc hẳn không chỉ riêng anh mà nhiều người cũng đặt câu hỏi ngạc nhiên chứ.
Sắm Tết, cần đồng vợ thuận chồng - chị Thu Thảo, chuyên gia tâm lý 1080
"Mỗi năm chỉ tiêu Tết có một lần", chính vì quan niệm vung tay mua sắm Tết này mà nhiều gia đình đã xảy ra chuyện không hay. Người vợ ra sức sắm sang đồ dùng, thực phẩm Tết. Còn chồng thì tranh thủ mua những món hàng điện tử giảm giá gây thâm hụt một khoản tiết kiệm nào đó và nảy sinh chuyện cãi vã. Nếu chuyện mua bán xuất phát từ ý riêng của vợ hay chồng, không có sự thông qua trước thì mâu thuẫn càng căng thẳng.
Ngày Tết cũng là ngày báo hiếu, báo nghĩa vì thế chuyện tặng quà cho bên nội, bên ngoại, Tết sếp hay lì xì cũng dễ gây nên những mâu thuẫn nếu không có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng. Thêm vào nữa, trong thời gian Tết, vì tâm lý bận rộn việc dọn dẹp nên những mâu thuẫn có thể khó giải quyết, càng ngày càng lớn. Và điều này sẽ khiến gia đình đón Tết không vui, thậm chí nhiều nhà "mất" Tết.
Vì thế nên cách duy nhất để tránh những mâu thuẫn nảy sinh, vợ chồng nên bàn bạc kĩ với nhau để tìm tiếng nói chung trong chi tiêu ngày Tết.
Theo STT
Có nên cho phép mang thai hộ? GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển nhận định: "Có con là một quyền lợi chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tại sao lại để họ phải lén lút? Ủng hộ mang thai hộ Thưa bà, một trong những nội dung sửa đổi của Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 mà Ban soạn thảo...