‘Vô tình’ trùng tên với biến thể Covid-19 mới, một đồng token tăng giá gấp 10 lần chỉ sau 2 ngày
Sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 mới Omicron mang tới mức tăng phi mã về mặt giá trị của một đồng token vốn chẳng có chút liên quan gì ngoài việc trùng tên gọi!.
Đồng tiền điện tử phổ biến nhất thế giới Bitcoin đã kết thúc một tuần giao dịch đầy biến động với mức giảm gần 8% trong phiên 26/11 vừa qua. Đã có thời điểm, giá trị của Bitcoin giảm về ngưỡng 53.551 USD/Bitcoin – thấp nhất kể từ ngày 10/10.
Theo nhiều chuyên gia, mức giảm này phản ánh sự lo ngại của nhiều nhà đầu tư trong thị trường tiền điện tử trước thông tin về sự xuất hiện của biến thể virus SAS-CoV-2 mới có khả năng kháng vaccine COVID-19. Theo đó, biến thể mới có tên Omicron được phát hiện ở Nam Phi, Botswana và Hong Kong (Trung Quốc) có sự kết hợp bất thường của các đột biến. Các nhà khoa học lo ngại, biến thể này có thể “né tránh” các phản ứng miễn dịch của cơ thể con người, hoặc khiến virus dễ lây lan hơn.
Đáng chú ý, sự xuất hiện của biến chủng Omicron cũng mang tới mức tăng phi mã về mặt giá trị của một đồng token vốn chẳng có chút liên quan gì ngoài việc trùng tên gọi!.
Đồng token có cùng tên với biến chủng COVID-19 mới Omicron có mức tăng lên tới 10 lần chỉ sau vài ngày
Cụ thể, Omicron (hay OMIC), là một đồng token được phát triển dựa trên nền tảng tiền điện tử lớp 2 (layer 2) Arbitrum của Ethereum. OMIC hiện chỉ có thể giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung SushiSwap. Khối lượng giao dịch hiện tại của cặp OMIC/USDC trong vòng 24 tiếng qua rơi vào khoảng 668 nghìn USD, theo số liệu từ Coinmarketcap. Tuy nhiên, các thông tin như tổng nguồn cung hay dung lượng thị trường của OMIC không được công khai. Bản thân OMIC cũng không hề có bất kì sự liên quan nào tới biến thể Omicron, ngoại trừ tên gọi.
Theo số liệu từ trang web chuyên theo dõi giá cả thị trường cryotp Coinmarketcap, OMIC đã đạt mức giá cao nhất moị thời đại là 689 USD trong phiên giao dịch vào lúc 10h40 sáng nay (giờ Việt Nam). Đây là mức tăng đáng kinh ngạc lên tới 10 lần của OMIC chỉ sau vài ngày, kể từ khi đồng token này được Coinmarketcap ghi nhận dữ liệu từ cách đây vài ngày, vào ngày 27/11.
Vào thời điểm này, giá trị của OMIC chỉ được giao dịch quanh mức 65 USD. Tuy nhiên, giá trị của OMIC đã lập tức bay cao tới 945% khi các tin tức về biến thể SAS-CoV-2 Omicron liên tục được truyền thông thế giới đưa tin.
Đáng nói, trước đà tăng cực nhanh của OMIC, nhiều chuyên gia tiền điện tử đã tỏ ra ngán ngẩm:
“Nếu đây không được coi là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang trong một bon bóng khổng lồ, tôi chẳng biết nó là cái gì nữA”, chuyên gia tiền điện tử Mr.Whale nhận định trên Twittter.
Video đang HOT
Đương nhiên, việc đầu tư vào những đồng token có mức tăng trưởng quá nóng này cũng mang lại rất nhiều rủi ro cho người dùng. Trong đó, rủi ro lớn nhất có thể kể đến việc các nhà đầu tư bị ‘mất sạch’ vì chiêu thức “Rug Pull”. Trong thị trường tiền điện tử, Rug Pull (hay Kéo thảm) là một thuật ngữ đề cập đến hành động nhóm phát triển coin / token rút toàn bộ vốn của các nhà đầu tư và bỏ trốn. Hành động này thường xảy ra trên các nền tảng phi tập trung, khi token nào đó bị rút hết thanh khoản và không còn giá trị để trao đổi, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư đã mua token trước đó.
Thực tế cho thấy, các đồng token thuộc dạng ‘rác’ thường có chung một diễn biến và kết cục trong suốt vòng đời của nó: Bất ngờ tăng vọt về giá trị chỉ trong một thời gian ngắn, sau đó cũng sụp đổ nhanh chóng một thời gian ngắn. Gần đây nhất, không ít nhà đầu tư đã phải nếm quả đắng khi một đồng token lừa đảo ‘ăn theo’ series phim Squid Game có mức tăng khó tin lên tới hàng trăm nghìn lần, trước khi tụt tới 3,6 triệu lần chỉ trong vài phút.
Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là “ tiền ảo” chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư. GameFi (viết tắt của Game Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.
Cơn sốt GameFi và những rủi ro tiềm ẩn
Sau thành công của Axie Infinity, các dự án game trên nền tảng blockchain liên tục được ra mắt. Tuy nhiên, người dùng cần cảnh giác với những rủi ro của lĩnh vực đầu tư mới.
GameFi là thuật ngữ chỉ các trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain, giao dịch vật phẩm NFT. Sau sự thành công của Axie Infinity, hàng trăm dự án GameFi xuất hiện, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, những trò chơi này phần lớn ở dạng sơ khởi, lối chơi đơn điệu, đồ họa đơn giản. Nhiều nhà phát triển chưa ra mắt game đã phát hành đồng tiền số đi kèm.
Bên cạnh đó, một số dự án được tạo ra để ăn theo xu hướng (trend), không có lộ trình phát triển rõ ràng. Những trò chơi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo.
Sự bùng nổ của các dự án GameFi
Việc kiếm tiền từ trò chơi điện tử không mới. Các giao dịch mua bán vật phẩm trong CS:GO, Dota2 thông qua Steam Market đã diễn ra nhiều năm.
Tuy nhiên trên nền tảng cũ, kẻ gian vẫn có thể lợi dụng lỗ hổng bảo mật để lừa đảo, chiếm đoạt vật phẩm trong game của người dùng. Công nghệ blockchain và NFT mang đến cho nhà phát triển công cụ tăng tính minh bạch, bảo mật game.
Bùng nổ số lượng game trên nền tảng blockchain.
Sau thành công của Axie Infinity, nhiều trò chơi xây dựng trên nền tảng blockchain khác liên tục được công bố. Danh mục NFT của CoinMarketCap có phần lớn token đến từ các dự án GameFi. Theo danh sách này, hiện có hơn 300 token của các tựa game blockchain đã được niêm yết trên sàn tiền số.
Decentraland, Axie Infinity, Gala,The Sandbox, Enjin là những dự án lớn, có giá trị vốn hóa vượt mốc 3 tỷ USD. Thetan Arena, một game mới của đội ngũ đến từ Việt Nam vừa được ra mắt vào tháng 9, nhưng đã đạt mức vốn hóa hơn 500 triệu USD.
Các trò chơi blockchain hiện được phát triển trên nhiều thể loại khác nhau như game thẻ bài, đánh theo lượt, chiến thuật, thể thao, bắn súng... Chia sẻ với PV , các chuyên gia đều có ý kiến chung rằng các game NFT hiện nay chỉ hấp dẫn người chơi ở yếu tố kiếm tiền. So với các tựa game AAA, thị trường GameFi hiện tại "vắng bóng" những trò chơi có đồ họa đặc sắc, nổi bật. Đồng thời, những khía cạnh cơ bản của game như cốt truyện, cách chơi vẫn còn khá đơn giản.
Những rủi ro khi tham gia thị trường GameFi
Khi tham gia game kiếm tiền, nhà đầu tư tham gia có 2 phương thức chính: mua token để đầu cơ, chờ tăng giá bán lấy lời hoặc chơi game nhằm nhận tiền số.
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cấp cao về tài chính và kế toán tại Đại học Bristol (Anh), nhận định rủi ro lớn nhất là đội ngũ phát triển dự án có thể đột nhiên biến mất với tiền của nhà đầu tư. Chuyện này đã nhiều lần xảy ra trong thời gian qua. Kể cả khi nhà phát triển gắn bó với dự án của mình, biến động giá của token, tài sản NFT ở mức cao vẫn có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ.
"Điều này là bình thường vì giá trị tài sản này dựa trên độ hấp dẫn của dự án, trong khi mỗi ngày hiện tại có không biết bao nhiêu game mới ra đời phát hành token", ông Tuấn cho biết.
Việc chơi game để kiếm tiền yêu cầu số vốn lớn.
Hiện tại, với những game nổi tiếng và đã tăng trưởng mạnh, người chơi thường phải bỏ ra số tiền lớn, có thể lên tới hàng nghìn USD để mua nhân vật mới có thể tham gia. Cụ thể, giá mua 3 axies để tham gia game Axie Infinity khoảng 1.500-2.000 USD, còn giá mua Metamon, nhân vật trong game nền tảng Radio Caca khoảng 4.000 USD.
Tuy nhiên, những thay đổi về mặt cơ chế, mối quan hệ giữa các token trong game có thể khiến giá trị các loại token giảm mạnh. Trong game Axie Infinity, token Smooth Love Potion (SLP) được dùng để trả thưởng có nguồn cung vô tận. Sự lạm phát khiến giá loại token này giảm từ mức 0,4 USD vào tháng 5 xuống khoảng 0,06 USD ở thời điểm hiện tại, khiến thu nhập của nhiều người chơi từ game giảm mạnh.
Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể gặp rủi ro về việc bị lừa chuyển vật phẩm tới địa chỉ của kẻ lừa đảo, hoặc bị dụ gửi số tiền nhất định mới kích hoạt được vật phẩm. Khác với lĩnh vực game truyền thống có công ty quản lý, ở game NFT người chơi khó lấy lại vật phẩm đã mất.
"Khi những người chơi mới không có đủ kiến thức, họ rất dễ bị lừa đảo trong thị trường này", ông Trần Dinh, CEO công ty tư vấn và đầu tư lĩnh vực tiền mã hóa Alpha True nhận xét.
Một số nhà phát triển GameFi cũng bị chỉ trích là hoạt động thiếu minh bạch, khiến nhà đầu tư bức xúc. Ngày 16/9, đội ngũ phát triển Thetan Arena công bố niêm yết trên sàn vào 22h. Tuy nhiên, token THG lên sàn sớm hơn 15 phút, khiến nhà đầu tư phải mua đồng tiền số này với giá cao.
Sau đó, CEO Nguyễn Khánh của công ty phát triển giải thích việc lên sàn sớm là cơ chế chống bot (mã mua bán tự động) thổi giá. Tuy nhiên, bot vẫn mua quá mạnh, dẫn đến giá trong 15 phút có lúc tăng gấp khoảng 110 lần so với giá ổn định hơn sau 22h.
Ông Khánh cho rằng nhà đầu tư thực sự mua vào thời điểm thông báo (22h) vẫn mua được giá tốt, còn những người mua trước thì có thể được đền bù thiệt hại. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn bức xúc và chỉ trích đội ngũ phát triển sau lời giải thích.
Tỉnh táo khi đầu tư vào GameFi
Trả lời PV , Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn cho rằng người chơi không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ". Việc chia vốn vào nhiều dự án là cách giảm thiểu rủi ro đơn giản. Tuy nhiên, thị trường tiền số hiện nay xuất hiện tràn lan các dự án GameFi, nhà đầu tư khó có thể "rải" tiền vào toàn bộ số game có mặt trên thị trường. Vì vậy, trước khi tham gia, người chơi cần tìm hiểu kỹ về dự án, ý tưởng, đội ngũ, cộng đồng.
Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi tham gia vào thị trường GameFi.
"Đầu tư tiền số hay chơi NFT game là cuộc chơi tốn rất nhiều thời gian chứ không dễ kiếm tiền. Lúc thị trường lên thì ai cũng khoe lời, nhưng khi thị trường giảm mạnh thì có nhiều người sẽ trả lại hết tiền cho thị trường. Nhiều người chỉ muốn kiếm tiền nhanh mà không dành đủ thời gian làm nghiên cứu sẽ bị như vậy", ông Tuấn cảnh báo.
Ông Trí Phạm, đồng sáng lập KardiaChain cho rằng khi tham gia lĩnh vực này, người chơi có thể tự bảo vệ mình bằng cách phân biệt giữa việc chơi game và đầu tư.
"Nếu xác định là chơi game, người dùng không nên bỏ số tiền lớn, mà chỉ nên cân bằng vốn, tương tự với các game khác. Nếu xác định là đầu tư, người dùng cần nghiên cứu kỹ, đọc và tham khảo các tài liệu từ nguồn uy tín, chỉ bỏ ra số tiền có thể mất theo như nguyên tắc đầu tư mạo hiểm. Đặc biệt là không vay mượn", ông Trí nhận xét.
Theo ông Trần Dinh, những người mới muốn tham gia vào lĩnh vực game NFT nên tìm đến các dự án đã phát hành game, hoặc ít nhất là bản thử nghiệm để trực tiếp chơi thử. Ngoài ra, để đánh giá tiềm năng, rủi ro của dự án, ông Dinh gợi ý nhà đầu tư xét đến 4 yếu tố, đây cũng là những khía cạnh mà các tổ chức tài chính tìm kiếm khi cân nhắc rót vốn vào một dự án game NFT.
Yếu tố quan trọng nhất là con người. Những nhà sáng lập, đội ngũ tư vấn của dự án càng có kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain, có các dự án thành công trong quá khứ thì càng được đánh giá cao.
Yếu tố thứ hai là bảo mật. Nhà đầu tư sẽ phải xem xét mô hình hoạt động có vấn đề trong quá khứ chưa, có công ty nào thẩm định độc lập chưa. Tiếp theo, nhà đầu tư nên tìm hiểu mô hình marketing của dự án, vì cách tiếp cận của ngành blockchain khác khá nhiều kinh doanh truyền thống.
"Cuối cùng, nhà đầu tư mới nên xét đến yếu tố lợi nhuận, như dự án có triển vọng thế nào, các mô hình trước đó có lợi nhuận ra sao", ông Dinh nhấn mạnh.
Startup metaverse Việt Nam nhận tài trợ 1 triệu USD Công ty startup VerseHub tập trung vào metaverse của Việt Nam vừa nhận được khoản tài trợ 1 triệu USD từ GameFi để phát triển dự án đang thực hiện của họ mà không cần thông qua một vòng tài trợ chính thức. Theo Yahoo, metaverse đang trở thành một xu hướng lớn sau khi Facebook đổi tên công ty thành Meta. Sự...