Vô tình thuê nhầm nhà nghỉ hưu, tưởng không vui mà vui không tưởng
Ngôi nhà mới này có lẽ đã cho cô gái “một vé đi tuổi thơ”…
Madi Ann, 19 tuổi, đã chia sẻ câu chuyện về nơi ở “kỳ lạ” mới của mình tại một thị trấn nhỏ ở Arkansas trên TikTok.
Cô cho biết: “Tôi đã thuê nhà ở một bang khá xa khác và thậm chí còn chưa đến xem trực tiếp. Tận lúc chuyển vào, tôi mới nhận ra mình vừa chuyển vào một khu nhà nghỉ hưu.”
Sau khi video nhận được nhiều sự quan tâm, Madi đã chia sẻ thêm về cuộc sống mới của mình tại nhà dành cho người cao tuổi và tiết lộ rất yêu thích nơi ở mới này.
Cô quay lại cảnh phát hiện tấm biển “căn hộ dành cho công dân cao tuổi” sau khi nhận ra sai lầm hài hước của mình.
“Khi tôi sẵn sàng chuyển vào nhà mới dù chưa tới xem qua…
Trao đổi với Newsweek, cô cho biết: “Tuần đầu tiên tại đây thật điên rồ! Tôi bận rộn tìm việc làm và sắp xếp căn hộ nên chẳng có thời gian để ý! Thật kỳ lạ khi tất cả hàng xóm đều lớn tuổi hơn tôi rất nhiều. Sau khi sắp xếp ổn thỏa căn nhà, tôi bỗng thấy một tấm biển hiệu trước các căn hộ và chắc mọi người cũng biết nó ghi gì rồi đấy.”
Madi hiện đang làm trợ lý điều dưỡng cho một công ty y tế gia đình địa phương. Cô cho biết hầu hết những người hàng xóm của cô đều trên 65 tuổi, họ đối xử với cô rất tử tế và chu đáo.
Video đang HOT
…và cái kết”
Cô kể: “Họ sớm đã coi tôi như con cháu trong nhà. Chúng tôi cùng ăn tối, trò chuyện tới tận khuya và ông bà còn cho tôi rất nhiều đồ ăn!
Các bạn tò mò cuộc sống với những người già bạn như thế nào đúng không? Để tôi cho các bạn xem nhé. Khi tôi về đến nhà, xung quanh thường cực kỳ yên lặng vì các ông bà đã đi ngủ hết. Nhưng có một ưu điểm lớn là tôi có thể bật nhạc bất cứ khi nào tôi muốn, bởi vì họ hầu như không nghe thấy.
Họ kể cho tôi đủ chuyện trên trời dưới đất trong thị trấn. Một điều thú vị khác là mỗi khi trở về nhà sau một ngày dài, mọi người đều hỏi hôm nay thế nào và động viên tôi rất nhiều. Cuộc sống hiện tại của tôi ở đây là như vậy đấy. Nếu bạn đang phải vật lộn với chi phí thuê nhà, hãy suy nghĩ đến việc chuyển vào các khu nhà nghỉ hưu.”
Rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao cô không nhận ra đó là nhà dành cho người cao tuổi, cũng như yêu cầu về độ tuổi tối thiểu của nhưng cư dân tại đây.
Đáp lại những nghi vấn trên, Madi giải thích rằng khi thấy một căn hộ với chi phí hợp lý (khoảng $350/tháng cho một căn hộ hai phòng ngủ), cô đã bỏ qua việc tới xem trực tiếp mà kí hợp đồng luôn.
Cô cho hay: “Đây là những ngôi nhà không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của chúng là được thiết kế và ưu tiên dành cho người cao tuổi. Tôi là người trẻ nhất ở đây. Việc có thêm ông bà thực sự rất thú vị. Tôi sẽ ở đây thêm một thời gian và tôi hoàn toàn yêu quý hàng xóm của mình!”
Bình luận khác cho biết: “Bạn tôi chuyển đến một nhà nghỉ hưu khi cô ấy 24 tuổi. Cô ấy sống ở đó 10 năm rồi và chưa hề có ý định chuyển đi.”
Người dùng tên Teresa bày tỏ sự đồng cảm: “Đây đúng là căn nhà mơ ước của tôi rồi! Không gian xung quanh yên tĩnh và những người hàng xóm cao tuổi đáng mến. Thật tuyệt vời khi hai thế hệ cách xa nhau có thể cùng chung sống.”
Sinh viên tránh mất tiền oan vì chiêu lừa tuyển gia sư trên mạng
Nhiều trang gia sư trên mạng đăng thông tin tuyển gia sư nhưng sau khi sinh viên trao đổi, đóng lệ phí qua mạng, tiền mất mà lớp dạy cũng không nhận được.
Tham gia ngày hội việc làm do các trường đại học tổ chức là một trong những phương pháp để tìm việc làm an toàn - Ảnh: P.T.
Cung cấp số tài khoản và yêu cầu sinh viên phải đóng phí 30-35%... trước khi liên lạc với phụ huynh để nhận lớp làm gia sư. Sau khi tiền được chuyển đi lập tức tài khoản mạng xã hội của người tuyển chặn tin nhắn sinh viên.
Tiền mất, lớp không có
N.T.A.T. - sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng - cho biết do tin tưởng nhóm tuyển gia sư có gần 50.000 thành viên nên khi thấy thông tin lớp dạy phù hợp với chuyên ngành đã chủ động nhắn tin nhận lớp.
Sau tầm 15 phút trao đổi, người tuyển cho biết mỗi tuần dạy hai buổi, mỗi buổi hai giờ, học phí 1,5 triệu đồng/tháng và phí nhượng lại 300.000 đồng.
"Thấy thông tin về lớp học khá chi tiết, mình đã chuyển tiền cho chủ số tài khoản trên và yên tâm chờ tới ngày nhận lớp. Không ngờ, khi tới địa chỉ được cung cấp trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, TP.HCM thì đó lại là một căn nhà hoang. Mình gọi điện cho phụ huynh và người nhượng lớp đều 'thuê bao.... ', lúc đó mới biết là đã bị lừa" - T. cho biết.
Cũng như trường hợp trên, T.T. - sinh viên Trường CĐ Kinh tế đối ngoại - kể do muốn kiếm việc làm thêm để trang trải một phần chi phí sinh hoạt nên đã tham gia một nhóm gia sư tại TP.HCM. Thấy thông tin nhượng lại lớp báo bài cho học sinh lớp 2 với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng, phí nhận lớp 30% nên nhận ngay.
"Người nhượng lớp chụp chứng minh nhân dân và hứa uy tín nên mình yên tâm và chuyển phí cho họ. Đến ngày đi dạy, mình chạy hơn chục cây số mà vẫn không tìm thấy địa chỉ. Gọi cho phụ huynh thì số điện thoại sai. Mình mở điện thoại để liên lạc với người nhượng lớp thì tài khoản đã bị chặn" - T. nói.
Sau khi biết mình bị lừa, T. lên nhóm gia sư và chia sẻ về sự việc thì không ngờ có hơn 10 bạn cũng bị chủ tài khoản trên lừa với những thông tin và mức phí như nhau. Những người lừa đảo đã dùng tin nhắn chuyển tiền của người này gửi qua cho người khác để tạo được lòng tin.
Nên liên hệ tại các trung tâm uy tín
Ông Lê Nguyễn Nam - phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM - cho biết: "Hiện nay trung tâm đang giới thiệu việc làm gia sư cho sinh viên với mức giá 150.000 - 200.000 đồng/giờ.
Trước khi nhận việc, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để vừa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị doanh nghiệp vừa đảm bảo quyền lợi của sinh viên khi cộng tác với các đơn vị. Các yêu cầu tuyển dụng trước khi đăng tải trên phần mềm của trung tâm đã được thẩm tra trước, đáng tin cậy và không mất phí nên sinh viên có thể yên tâm đăng ký làm việc".
Ông Võ Bình Nguyên - phó giám đốc Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và phát triển nguồn nhân lực Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết: "Một trong những nguyên nhân sinh viên bị lừa là do thông qua những trung tâm giới thiệu việc làm không uy tín. Đối tượng mà các trung tâm này nhắm đến là sinh viên chưa có kinh nghiệm, mong muốn tìm những công việc làm thêm nhẹ nhàng với mức lương cao.
Do đó, để có việc làm thêm an toàn, sinh viên nên liên hệ tại các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín như các trung tâm việc làm trực thuộc các trường đại học, trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố và Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM...".
Ông Nguyên cũng cho biết trung tâm luôn có những khóa học ngắn hạn bồi dưỡng các kỹ năng cho sinh viên khi tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh đó, trung tâm thường xuyên tiếp nhận và đăng tải thông tin tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trên trang thông tin của trường để sinh viên nắm bắt và lựa chọn công việc phù hợp, đồng thời tổ chức ngày hội việc làm tạo cầu nối giữa sinh viên và các đơn vị tuyển dụng...
Ông Đặng Bá Ngoạn - phó trưởng phòng quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Cảnh giác đa cấp và lừa đảo từ môi giới việc làm
Sinh viên thường gặp phải các trường hợp đa cấp và lừa đảo từ các công ty môi giới việc làm cùng các mẩu tin rao vặt hấp dẫn. Sinh viên khi đến nơi sẽ phải đóng trước phí gọi là tiền đồng phục thế chân, tiền bảo hiểm, khi nào làm đủ số tháng thì sẽ nhận lại khoản cọc này.
Ngoài ra, những hình thức lừa đảo sinh viên làm việc online, không mất thời gian di chuyển nhưng vẫn kiếm được khoản thu nhập ổn cũng rất phổ biến.
Trường đã phối hợp với Đoàn trường, các phòng ban chức năng tổ chức những buổi tập huấn chuyên đề kỹ năng về phòng chống cám dỗ, lừa đảo, phòng tránh các tệ nạn xã hội để giúp sinh viên có những kiến thức và kỹ năng để phòng tránh lừa đảo".
Mẹ Youtuber Quỳnh Trần JP bị nam thanh niên quỵt 3 tháng tiền nhà, để lại căn chung cư bừa bộn, đồ ăn thối rữa bốc mùi trong tủ lạnh Thông tin do chính Quỳnh Trần JP đăng tải trên trang cá nhân đã khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Mới đây, trên trang cá nhân, Quỳnh Trần JP có chia sẻ về chuyện mẹ của cô ở Việt Nam cho thuê lại nhà và bị bùng tiền nhà. Thêm vào đó, người thuê nhà còn để lại một bãi chiến trường...