Vỏ Sò, Viettel Store lọt vào top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội
Bản tin Ngành thương mại điện tử tháng 10 vừa được Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng ( Reputa) công bố đã có những tên mới xuất hiện trong top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội…
Shopee và Lazada tiếp tục thống trị vị trí số 1 và số 2 trong top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội (theo thống kê của Reputa)
Cụ thể, theo thống kê của Reputa, như tháng trước đó, Shopee và Lazada tiếp tục thống trị vị trí số 1 và số 2 trong top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội. Tiếp theo là những cái tên quen thuộc: Tiki; Thegioididong.com; Điện máy Xanh, Sendo,…
Đáng chú ý nhất là hai sàn Vỏ Sò (của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel – Viettel Post) và Viettel Store (Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel) đã lọt vào top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội trong tháng qua, theo thống kê của Reputa, đẩy Nguyễn Kim và Meta.vn ra khỏi top này.
Cũng theo báo cáo của Reputa, trong danh sách top 10 website có lượng truy cập nhiều nhất, Shopee Việt Nam vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với 63.703.300 lượt truy cập, tiếp đến là Thế giới di động với 29.323.300 và xếp thứ 3 là Tiki với 19.023.300.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tách biệt về lượt truy cập của Shopee dẫn đầu vẫn còn khá lớn so với các doanh nghiệp còn lại. Juno dẫn đầu tại top 10 website có lượng trang ghé thăm trung bình cao nhất và cũng là website có tỉ lệ thoát trang thấp nhất trong tháng vừa qua.
Báo cáo nhận xét, thương mại điện tử đã len lỏi rất nhiều ngõ ngách của nền kinh tế cùng với xu hướng Influencer Marketing vẫn tiếp tục rầm rộ trong năm gần đây. Đây có thể là “chìa khóa thành công” cho các doanh nghiệp ngành thương mại điện tử trong việc tăng doanh số bán hàng cũng như muốn lan rộng thương hiệu của mình.
Khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOL đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.
Cũng theo Reputa, bất chấp khó khăn từ dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành phương thức giao dịch được sử dụng phổ biến trong tiêu dùng. Nổi bật trên các trang báo điện tử, ngành thương mại điện tử cũng được bàn luận thường xuyên tại các buổi tọa đàm kinh tế, xoay quanh các vấn đề phát triển, hợp tác,…
Khi người dùng càng hiểu biết và thị trường càng chào đón nhiều “tay chơi” mới, các sàn buộc phải đổi mới để không ngừng gia tăng sự khác biệt, định vị trong lòng người tiêu dùng bằng uy tín chất lượng và trải nghiệm. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội phát triển trong thời gian tới, thương mại điện tử cần thêm nhiều giải pháp hỗ trợ và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hướng đến người tiêu dùng.
Thương mại điện tử Việt Nam khác thế nào với Trung Quốc và Amazon?
Hệ sinh thái buôn bán trực tuyến tại Việt Nam có những đặc trưng riêng rất đặc thù so với Amazon hay nhiều nước trong khu vực.
Trong buổi gặp với truyền thông mới đây, ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc Kinh doanh Ninja Van Việt Nam, nhận được câu hỏi về sự khác biệt giữa thương mại điện tử trong nước so với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Về vấn đề này, ông Dũng cho hay thương mại điện tử Việt Nam và các nước trong khu vực có những điểm chung như mức độ tăng trưởng nhanh, cả người mua lẫn người bán đều thích nghi tốt với xu hướng và công nghệ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có 3 điểm khác biệt rất đặc thù.
Dây chuyền phân loại hàng hoá bên trong kho của hãng vận chuyển thương mại điện tử.
Đầu tiên, tỷ trọng thanh toán COD (Cash On Delivery - giao hàng rồi mới đưa tiền) tại Việt Nam tương đối cao, ở mức 90-95%. Chỉ có khoảng 5-10% người mua hàng trên thương mại điện tử trong nước thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Singapore có thể lên đến 95-99%.
Do tỷ lệ COD cao như vậy nên nảy sinh một số vấn đề trong việc vận hành. Ví dụ, người mua không phải trả tiền trước nên khi hàng chuyển tới có khi họ không nhận. Hoặc người tài xế nhận tiền, giữ tiền của khách nên đẻ ra nhiều chuyện rắc rối.
Thứ hai, số lượng nhà bán nhỏ lẻ tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao so với sàn thương mại điện tử và nhà bán quy mô lớn. Theo ông Dũng, Amazon hay các sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc thường nhập số lượng hàng lớn về kho rồi bán lại cho người tiêu dùng. Trong khi đó, mô hình này không phổ biến tại Việt Nam.
Hiện nay, thị trường buôn bán online tại Việt Nam được chia đôi. Một nửa đơn hàng thuộc về nhà bán nhỏ lẻ có quy mô từ 5-20 đơn hàng/ngày, nửa còn lại do sàn giao dịch và nhà bán lớn nắm giữ.
"Nhìn một góc độ nào đó, người Việt Nam có tinh thần tự làm doanh nhân, tự tạo nghề nghiệp cho mình", ông Dũng ví von.
Theo ông Dũng, việc này kéo theo một số yếu tố tích cực khác. Chẳng hạn, vì thị trường quá cạnh tranh nên một số nhà bán quy mô lớn tại Việt Nam chuyển hướng sang bán ở Indonesia, Thái Lan, Philippines... Đã có trường hợp doanh nghiệp Việt nhập hàng từ Trung Quốc để bán qua Philippines.
Đặc trưng thứ ba của thương mại điện tử Việt Nam là hệ sinh thái đa kênh rộng lớn. Hiện nay, cả người bán lẫn người mua đều có thể giao dịch trên nhiều kênh khác nhau. Ví dụ người bán có thể bán trên Facebook cá nhân, tạo nhóm bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, hoặc bán trên Shopee, Lazada. Ngoài ra, họ cũng có thể tự lập website hay ứng dụng riêng để bán hàng. Điều này dẫn đến hệ thống buôn bán đa kênh (omni channel) tại Việt Nam phát triển rất mạnh.
"Có thể nói không có nước nào có hệ sinh thái bán hàng trực tuyến đầy đủ và đa dạng tính năng như vậy", ông Dũng kết luận.
Lãi giả lỗ thực - Bài toán của hàng ngàn shop kinh doanh online được Salework xử lý Bán hàng online "lên ngôi", sàn thương mại điện tử được coi là "mảnh đất vàng" cho tất cả các chủ kinh doanh. Tuy nhiên, kinh doanh online với các chủ shop chưa chắc hẳn đã "có vàng" khi mà bài toán lãi giả lỗ thực đang gặp ở hàng ngàn chủ shop. Thiếu ki nh nghiệm trong kế kiểm tài chính Khi...