Vợ sĩ quan Ấn Độ đòi bỏ trực thăng Cheetah, Chetak
Một nhóm các bà vợ sĩ quan Ấn Độ bức xúc yêu cầu quân đội phải loại biên chế trực thăng Cheetah, Chetak do để xảy ra nhiều tai nạn.
Tạp chí Jane”s Defence Weekly đưa tin, một nhóm các bà vợ sĩ quan Quân đội Ấn Độ đã đệ đơn yêu cầu Quân đoàn Không quân Lục quân (AAC), ngừng sử dụng hoàn toàn hai mẫu trực thăng hạng nhẹ Cheetah và Chetak do các tai nạn liên tục mà hai mẫu trực thăng gây ra trong hơn 20 năm nay.
Các bà vợ sĩ quan và nhân viên kỹ thuật thuộc AAC, đang được biên chế hai mẫu trực thăng đều cho rằng việc để xảy ra 191 vụ tai nạn nghiêm trọng với hơn 290 người thiệt mạng chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm qua là điều không thể chấp nhận với bất kỳ một loại máy bay nào.
Trực thăng đa dụng hạng nhẹ Cheetah.
Meenal Bhosale – người đứng đầu nhóm các bà vợ trả lời phỏng vấn với Jane’s, “mỗi lần người thân họ phải lái những chiếc trực thăng trên là mỗi lần họ đều phải cầu nguyện”.
Trực thăng đa dụng Cheetah được Ấn Độ sản xuất dựa theo mẫu SA 315B Lama, còn Chetak được sản xuất theo thiết kế SA 316B cùng của hãng Aerospatiale (Pháp).
Trong đó, Cheetah có thể chở được 1 hành khách hoặc 1,13 tấn hàng treo ngoài, tầm bay 515km. Chetak chở được 5 hành khách, tầm bay 540km. Cơ bản thì 2 loại máy bay này phù hợp cho nhiệm vụ trinh sát, huấn luyện hơn là chiến đấu.
Hiện Không quân Lục quân Ấn Độ còn trong biên chế 60 chiếc Chetak và 48 Cheetah, còn Không quân Ấn Độ là 10 chiếc Cheetah và 73 chiếc Chetak.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Video đang HOT
Tìm hiểu quân hàm sĩ quan quân đội một số quốc gia trên thế giới (P1)
Đa phần các quốc gia trên thế giới đều sử dụng số lượng sao và vạch để nhận diện cấp bậc sĩ quan, tuy nhiên ở một số nước lại là những biểu tượng đặc biệt.
1. Thiếu úy
Quân hàm Thiếu úy Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thiếu úy (Second Lieutenant/ Junior Lieutenant) bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là người nắm quyền chỉ huy lính bộ binh và kỵ binh. Từ năm 1789, khi cuộc Đại Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, Thiếu úy là quân hàm thấp nhất trong các bậc quân hàm cấp úy của quân đội Pháp. Ở nước Đức, từ Thiếu úy là do từ "Đại biểu" trong tiếng Pháp trải qua một quá trình biến đổi mà thành vào khoảng năm 1500, ban đầu người ta sử dụng nó để gọi các chỉ huy quân sự nào đó hoặc cán bộ trong biên chế. Tại nước Nga, quân hàm Thiếu úy được thiết lập trong thời đại Sa hoàng Peter I.
Quân hàm Thiếu úy quân đội Pháp
Ngày nay, quân hàm Thiếu úy được sử dụng rộng rãi trong hệ thống các cấp bậc quân hàm của hầu hết quốc gia trên thế giới nhưng cũng có vài ngoại lệ. Ví dụ ở Ba Lan thì quân hàm cấp úy thấp nhất là Trung úy, còn ở Romania thì quân hàm Thiếu úy dành riêng để phong cho các nữ sĩ quan, đối với các nam sĩ quan thì quân hàm thấp nhất của họ là Trung úy.
2. Trung úy
Quân hàm Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trung úy (Lieutenant/ First Lieutenant) - xuất phát từ gốc tiếng Pháp có nghĩa là "Người đại diện", "Chức phó". Từ Trung úy được sử dụng như tên gọi một chức vụ trong quân đội lần đầu tiên xuất hiện tại Pháp. Năm 1444, người đứng đầu đảm nhiệm chức vụ đội phó được gọi là Trung úy và đến cuối thế kỷ 15, Trung úy trở thành tên gọi chức danh của đại đội phó. Từ thế kỷ 17, Trung úy dần trở thành quân hàm của hải - lục - không quân trong quân đội Pháp và một số nước khác. Còn ở Nga thế kỷ 17, quân hàm Trung úy được sử dụng để phong cho đại đội trưởng
Quân hàm Trung úy quân đội Anh
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng cấp bậc Trung úy trong hệ thống quân hàm của mình, thông thường quân hàm này tương ứng chức vụ trung đội trưởng hoặc đại đội phó.
3. Thượng úy
Quân hàm Thượng úy Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thượng úy (Senior Lieutenant/ Captain) - cấp bậc trung gian giữa Trung úy và Đại úy do Peter Đại đế đặt ra, chỉ tồn tại trong quân đội một số quốc gia thuộc khối XHCN cũ hay chịu ảnh hưởng của Liên Xô/ Nga, cấp bậc này được dịch là "Trung úy cấp trên" và đôi khi cũng được gọi luôn là Đại úy.
Quân hàm Thượng úy quân đội Triều Tiên
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng như một số quốc gia khác, đây là quân hàm cao nhất dành cho sỹ quan chỉ huy cấp trung đội và có thể đảm nhiệm chức đại đội trưởng hoặc đại đội phó.
4. Đại úy
Quân hàm Đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam
Đại úy (Captain) bắt nguồn từ tiếng Latinh có nghĩa là "Thủ lĩnh", nghĩa phái sinh là "Chỉ huy quân sự". Quân hàm Đại úy được bắt đầu sử dụng tại Pháp từ thời trung cổ, là quân hàm cao nhất của chỉ huy quân khu độc lập, khi đó quân hàm Đại úy sánh ngang với quân hàm Nguyên soái.
Sau đó, từ Đại úy dần bị mất đi nghĩa gốc của nó, từ năm 1558 bắt đầu sử dụng để phong cho đại đội trưởng, người chỉ huy quân khu độc lập được gọi là Tổng đại úy. Ở nước Nga thế kỷ 16 thời kỳ Boris Godunov, chỉ huy quân sự là người nước ngoài được gọi là Đại úy. Từ năm 1647, Đại úy là quân hàm cấp 1 phong cho đại đội trưởng theo biên chế mới của trung đoàn. Đến thế kỷ 18, tất cả các đại đội trưởng quân đội chính quy đều được phong quân hàm Đại úy.
Quân hàm Đại úy quân đội Nga
Ngày nay quân đội mọi quốc gia đều sử dụng quân hàm này, Đại úy là quân hàm cao nhất đối với cấp úy trong tất cả các hệ thống quân hàm, thông thường đây là cấp bậc của đại đội trưởng. Đối với những nước quy định cấp úy có 4 bậc thì quân hàm này còn có thể được gọi là "Senior Captain" để phân biệt với "Đại úy 3 sao" (Thượng úy).
(Còn tiếp)
Theo Đại Lộ
Cảnh sát Hồng Kông thời "Đại bàng" mất uy tín Cảnh sát Hồng Kông (HK) từng nổi tiếng là một trong những lực lượng làm việc hiệu quả nhất, chuyên nghiệp nhất châu Á, lập thành tích cao về công tác trấn áp tội phạm. Những hoạt động của cảnh sát HK khi xử lý tình hình nhóm biểu tình đòi dân chủ suốt một tuần qua, thậm chí có lúc chẳng làm...