Vỏ quýt tốt cho tiêu hóa, hô hấp
Thường khi chúng ta ăn quýt thường bỏ vỏ, song chính vỏ quýt này lại có tác dụng trị nhiều bệnh về tiêu hóa và hô hấp…
Các bộ phận dùng làm thuốc của quả quýt trong đông y gồm: Vỏ quýt chín (quất hồng), vỏ quýt khô (trần bì), vỏ quýt xanh (thanh bì), lá quýt ( quýt diệp)…
Trần bì (vỏ quýt khô)
Vỏ càng lâu năm càng tốt. Ngoài vỏ sù sì là vỏ quýt hôi. Khô có mùi thơm. Màu vàng hay màu nâu xám, không mốc mọt, vụn nát. Không lẫn vỏ cam là thứ tốt.
Trong Đông y trần bì là vị thuốc thường hay dùng nhất, đặc biệt là đối với nam giới nên có câu: “Nam bất ngoại trần bì. Nữ bất ly hương phụ”.
Trần bì giúp cho việc bài tiết tích khí ở trường vị thuận lợi, thúc đẩy bài tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa (mạnh dạ dày); kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch bài tiết (trừ đờm).
Liều dùng: Ngày 4 – 8g. Sắc uống.
Vỏ quýt chín
Thanh bì (vỏ quýt xanh)
Vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng phá khí tiêu trệ, thư uất giáng nghịch, kiện tỳ, tiêu đờm. Chữa ăn uống khó tiêu, ợ chua, bụng sườn đầy tức, ăn uống kém, đau đau dây thần kinh.
Liều dùng: 6-12g. Sắc uống
Quýt hồng (vỏ quýt chín)
Video đang HOT
Vị cay đắng, tính ôn vào kinh tỳ, phế và vị. Quýt hồng có công dụng tiêu đờm, lý khí, khoan trung, tán kết. Trị phong hàn, đau họng, buồn nôn, trướng bụng.
Liều dùng: Ngày 6 – 12g. Sắc uống
Quýt diệp (lá quýt)
Quýt diệp có vị cay, tính ôn, có mùi thơm đặc biệt, vào kinh can và vị, có tác dụng giáng khí thanh nhiệt phát tán.
Chữa đau tức vùng ngực và mạng sườn, phế ung, ho, trị mụn nhọt và còn là vị thuốc trị chứng nhũ ung (viêm vú ở phụ nữ), sán khí (hạ nang sưng đau ở nam giới), phúc thống (đau bụng) trừ giun…
Liều dùng: Ngày 6-15g. Sắc uống.
Dùng tươi: Lá quýt 100g, giã nát, lọc nước nước uống.
Quýt lạc (xơ ở ngoài múi quýt)
Dùng xơ trắng hơi vàng khi tước nguyên cả màng như tấm lưới là tốt. Chú ý nên cho vào lọ kín, bảo quản khô mát, ngừa ẩm ướt, sâu mọt.
Quýt lạc có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, lý khí hóa đờm. Chữa ho ngày. Đau tức ngực, ho ra máu. Khát nước do uống nhiều rượu.
Liều dùng: Ngày 4-12g. Sắc uống.
Loại lá tưởng chỉ bỏ đi hóa ra lại là 'thần dược' cực tốt cho sức khỏe
Lá bưởi tưởng chỉ bỏ đi hóa ra lại không chỉ mang đến hương thơm dịu nhẹ, thanh mát mà còn ẩn chứa trong mình vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp.
Dưới đây là những lý do bạn không nên bỏ phí loại lá được ví như thần dược này.
Hỗ trợ trị các bệnh về hô hấp
Lá bưởi có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm phế quản. Lá bưởi giúp loại bỏ các chất độc hại trong phổi, cải thiện chức năng hô hấp.
Dùng lá bưởi xông hơi hoặc uống nước lá bưởi ấm có thể giúp giảm triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi. Súc miệng bằng nước lá bưởi ấm giúp sát khuẩn, giảm viêm, giảm đau rát họng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hương thơm của lá bưởi kích thích tuyến nước bọt, dịch vị, giúp tăng cường tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu. Lá bưởi còn có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, giảm đau bụng do lạnh, đầy hơi, khó tiêu. Chất xơ trong lá bưởi giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
Lá bưởi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Ảnh: Getty Images
Giảm đau, kháng viêm
Tinh dầu chiết xuất từ lá bưởi chứa đựng một kho tàng các hợp chất hữu cơ quý giá, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên, tinh dầu lá bưởi trở thành "vị cứu tinh" cho những ai đang gặp phải các cơn đau nhức xương khớp, đau đầu, hay đau bụng kinh.
Dùng lá bưởi tươi đun nước tắm hoặc xông hơi giúp giảm đau nhức, thư giãn cơ bắp. Ngửi tinh dầu lá bưởi hoặc đắp lá bưởi lên trán giúp giảm đau đầu, thư giãn tinh thần. Uống nước lá bưởi ấm hoặc chườm bụng bằng lá bưởi nóng giúp giảm đau bụng kinh.
Tăng cường sức đề kháng
Các hợp chất sinh học có trong lá giúp kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch, tạo nên một hàng rào bảo vệ vững chắc trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, lá bưởi còn đóng vai trò như một "vũ khí" hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý thường gặp như cảm cúm, viêm họng, các bệnh về da...
An thần, giảm stress
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, hương thơm lá bưởi có khả năng tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương và cải thiện giấc ngủ. Tinh dầu trong lá bưởi đồng thời cũng tác động lên hệ thần kinh, giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress, tăng cường sự tập trung.
Lá bưởi giúp an thần, giảm stress. Ảnh: Istock
Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da
Lá bưởi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, viêm da, nấm da. Giã nát lá bưởi đắp lên vùng da bị mụn nhọt giúp giảm viêm, sưng tấy.
Tắm bằng nước lá bưởi giúp làm sạch da, giảm viêm, ngứa ngáy. Dùng lá bưởi tươi chà xát lên vùng da bị nấm giúp ức chế sự phát triển của nấm.
Hỗ trợ chăm sóc tóc
Lá bưởi là một trong những bí quyết làm đẹp tóc từ thiên nhiên được nhiều người yêu thích. Các dưỡng chất trong lá bưởi giúp nuôi dưỡng nang tóc, kích thích mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc. Lá bưởi có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giúp loại bỏ gàu hiệu quả. Gội đầu bằng nước lá bưởi giúp làm sạch da đầu, loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn.
Một số lưu ý khi sử dụng lá bưởi
- Nên sử dụng lá bưởi tươi, sạch, không bị sâu bệnh.
- Không nên lạm dụng lá bưởi, sử dụng với liều lượng vừa phải.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá bưởi.
- Khi sử dụng lá bưởi để trị bệnh, nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất.
Loại quả rẻ bèo bán đầy chợ Việt, ra nước ngoài thành 'thần dược' được săn lùng Ở Việt Nam, loại quả này chỉ là thứ quả bình dân. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, nó được mệnh danh là 'dược vương' trong các loại trái cây, được săn lùng và tìm kiếm. Báo Sức khỏe & đời sống dẫn nguồn tờ Femmeactuelle.fr và Netdoctor.uk cho biết, chanh dây là thực phẩm bổ dưỡng,...