Vở opera về sự kiện khủng bố 11.9 gây tranh cãi
Vở opera Between Worlds (Giữa hai thế giới) với nội dung đề cập đến sự kiện khủng bố ngày 11.9.2001 đang nhận được khá nhiều nhận xét trái chiều từ những nhà bình luận, theo The Guardian.
Hiện trường vụ khủng bố ngày 11.9.2001 tại thành phố New York, Mỹ – Ảnh: Reuters
Between Worlds do đạo diễn Deborah Warner cùng 2 nhà soạn nhạc Nick Drake và Tansy Davies nhào nặn, dự kiến sẽ được trình chiếu tại nhà hát Barbican (thủ đô London, Anh) từ ngày 11 đến 25.4 sắp tới, theo The Independent.
Thông qua các nhân vật hư cấu, vở opera sẽ tái hiện lại vụ khủng bố ngày 11.9.2011, khi 2 chiếc phi cơ chở khách đâm thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới (thành phố New York, Mỹ), khiến tổng cộng gần 3.000 nạn nhân thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương.
Tuy Between Worlds đề cập đến một sự kiện đương thời, nội dung của nó sẽ đại diện cho câu chuyện về nỗi đau buồn, thống khổ và khát khao tồn tại của nhân loại từ buổi sơ khai. Đó cũng chính là nhiệm vụ mà nghệ thuật có trách nhiệm thực hiện, nhà soạn nhạc Nick Drake chia sẻ.
Bên cạnh đó, bà Tancy Davies giải thích trong buổi phỏng vấn với The Guardian rằng “hai thế giới” mà vở opera đề cập đến chính là phép ẩn dụ ám chỉ sự sống và cái chết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Between Worlds đã nhận được một số nhận xét trái chiều từ giới chuyên môn. Họ cho rằng các tác phẩm nghệ thuật khai thác hình tượng tòa tháp đôi đã và đang xuất hiện nhiều quá mức cần thiết.
Trong bài bình luận cho tờ The Guardian, Tom Service đã đặt ra câu hỏi “ Sao bạn có thể xây dựng vở opera dựa trên sự kiện 11.9?”. Theo đó, ông cho rằng việc tái hiện lại cái chết của những nạn nhân xấu số, điều chỉ khiến thân nhân thêm đau buồn, là không cần thiết.
Tuy nhiên, Nick Drake từng phát biểu: “Chúng tôi không muốn bỏ mặc những nạn nhân trong bóng tối”. Mặt khác, Tancy Davies chia sẻ: “Nếu bạn đi vào tăm tối đủ lâu, bạn sẽ tìm thấy sự sống. Âm nhạc sẽ giúp ta thực hiện điều đó”.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Những phản ứng trái chiều về thỏa thuận khung hạt nhân Iran
Iran và nhóm P5 1 đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran. Lãnh đạo các quốc gia lên tiếng hoan nghênh một cách thận trọng, còn Israel thì phản đối quyết liệt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters
Sau 8 ngày đàm phán cân não ở Thụy Sĩ, Iran và nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Nga, Đức, Mỹ, Trung Quốc) đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân Tehran vào ngày 2.4, theo Reuters.
Ngay sau khi tuyên bố về thỏa thuận khung được đưa ra ở Thụy Sĩ, Tổng thống Mỹ Obama đã tổ chức họp báo tại Nhà Trắng. Ông Obama khẳng định đây là một thỏa thuận tốt, có tính chất lịch sử và nếu đi đến được thỏa thuận toàn diện cuối cùng thì nó sẽ giúp nước Mỹ, các đồng minh và cả thế giới trở nên an toàn hơn.
Cùng ngày, ông chủ Nhà Trắng đã điện đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Vua Ả Rập Xê Út Salman bin Abdulaziz al-Saud để thảo luận về thỏa thuận khung vừa đạt được với Iran.
Từ nước Đức, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng thỏa thuận khung vừa đạt được giữa các bên thể hiện "một bước đi quan trọng" trong việc ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Nga, Pháp, Anh cũng đều đánh giá đây là một bước đi tích cực trong vấn đề hạt nhân đã tranh cãi suốt nhiều năm qua.
Trong một tuyên bố hôm 2.4, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon chúc mừng các bên về thỏa thuận khung đạt được trong vấn đề hạt nhân Iran, theo Reuters.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - Ảnh: Reuters
Trong khi lãnh đạo các nước lên tiếng hoan nghênh, dù thận trọng, về thỏa thuận khung vừa đạt được, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ, Tân Hoa xã dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Israel ngày 3.4.
Ông Netanyahu lên tiếng khẳng định thỏa thuận này không những không ngăn được mà còn mở đường cho Iran sản xuất bom và phát triển hạt nhân.
Trong cuộc nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 2.4, ông Netanyahu cho rằng thỏa thuận khung nói trên đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Israel, khu vực và toàn thế giới. Thủ tướng Israel lo ngại thỏa thuận trên sẽ đe dọa đến sự tồn vong của Israel vì nó sẽ "hợp pháp hóa chương trình hạt nhân của Iran, thúc đẩy nền kinh tế Iran, gia tăng sự gây hấn và khủng bố của Iran khắp khu vực và xa hơn nữa", theo Tân Hoa xã.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng thận trọng cho rằng còn quá sớm để ăn mừng nhưng thỏa thuận này là bước đi lớn, có tính quyết định hướng tới giảm bớt xung đột ở Trung Đông nếu đạt được thỏa thuận cuối cùng vào vài tháng tới.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tranh cãi sau khi Thái Lan bỏ thiết quân luật Quyết định thay thế thiết quân luật bằng điều khoản an ninh mới sau gần 1 năm áp đặt tại Thái Lan đã tạo ra những phản ứng trái chiều. Lực lượng an ninh kiểm tra phương tiện giao thông tại Bangkok - Ảnh: T.Tiên Quyết định dỡ bỏ thiết quân luật, vốn được áp đặt từ tháng 5.2014, có hiệu lực vào...