Vợ ơi, em đừng mãi là cây tầm gửi như vậy
“Mẹ em… lại là mẹ em… em bao nhiêu tuổi rồi mà tại sao lúc nào em cũng phải dựa vào mẹ thế hả?”
Em sững sờ nhìn anh… Cũng phải thôi vì 5 năm, kể từ ngày mình cưới nhau đến giờ lần đầu tiên anh quát em to tiếng như vậy.
Từ hôm đó, em vẫn lo toan việc nhà, vẫn chăm sóc con nhưng tuyệt nhiên không chuyện trò với anh, ngay cả khi anh chủ động gợi chuyện. Anh biết là em đang giận.
Em à, anh biết mình không phải khi nổi nóng với em. Nhưng thú thật lúc đó anh rất bực bội, một sự bực bội bị dồn nén quá độ vì cách sống của em. Dù đã có gia đình riêng, đã là vợ, là mẹ nhưng từ việc lớn, việc nhỏ em đều báo cáo mẹ rồi để mẹ quyết định thay mình: từ việc chọn bệnh viện sinh con, đặt tên cho con, mua đất, xây nhà… Nhớ ngày hai vợ chồng mình mới dọn ra ở riêng phải mua sắm một số đồ gia dụng, anh bảo với em là thời buổi bây giờ ngoài siêu thị đồ dùng sẵn lắm, hai vợ chồng cùng đi xem thấy cái gì tiện dụng, thích hợp thì mua nhưng em không nghe.
Video đang HOT
Em gọi điện cho mẹ rồi mua đúng những thứ mà mẹ tư vấn, dù có thứ mua về dùng không tiện tí nào. Con mình đến tuổi đi học mẫu giáo, cả anh và em đã đi ngắm trường cho con và đều rất thích cái trường tư thục chất lượng cao ở gần nhà. Thế nhưng khi em về báo cáo với bà ngoại, bà lắc đầu: – Chúng mày không xem ti vi à, con còn bé tí đã bắt con đi lớp, gửi con vào đó không chừng lại bị bạo hành, cứ để ở nhà cho mẹ trông.
Chỉ ngần ấy lời của bà mà em thay đổi ý định mặc cho anh khuyên can. Cái lý mà em đưa ra để giành phần thắng với anh là: Dù gì mẹ em cũng đã nuôi ba đứa con khôn lớn, đứa nào cũng ngoan ngoãn, khỏe mạnh, thành đạt. Cũng không muốn đôi co với em khiến không khi trong gia đình căng thẳng nên anh đành chiều theo ý em. Cho đến khi con mình ba tuổi vẫn chưa biết nói, em sốt ruột đưa con đi khám. Bác sĩ khuyên cho con đi nhà trẻ, chứ cứ để ở nhà một bà, một cháu việc phát triển ngôn ngữ của con sẽ khó khăn em mới chịu nghe theo.
Rồi đến việc cái trần nhà mình bị thấm nước mưa, vợ chồng mình đã lên kế hoạch sửa nhà, anh cũng đã sắp xếp việc ở cơ quan để xin nghỉ phép gọi thợ đến làm. Thế nhưng buổi tối bà ngoại gọi điện sang, hai mẹ con chuyện to chuyện nhỏ với nhau. Cúp máy, em nhìn sang anh rồi truyền khẩu dụ: Mẹ em bảo tháng sau hẵng sửa nhà vì tháng sau mới là tháng đại lợi. Em không hỏi xem ý kiến anh thế nào mà cứ giục anh gọi điện cho thợ báo hoãn! Em có hiểu cái cảm giác của một người đàn ông khi thấy mình chẳng có vai trò gì trong gia đình là như thế nào không?
Vợ của anh!
Anh biết tình cảm giữa mẹ và con gái thường rất thân mật, gần gũi. Anh tôn trọng tình cảm đó. Anh cũng biết bà ngoại của con mình là người giỏi giang, yêu thương con cháu hết lòng. Nhưng chúng mình đã có gia đình, đã làm bố, làm mẹ, anh mong em đừng là cây tầm gửi, đừng quá phụ thuộc dựa dẫm vào mẹ. Không nhất thiết mọi chuyện trong gia đình mình đều phải hỏi ý kiến mẹ. Có những chuyện vợ chồng mình nên bàn bạc và tự quyết định. Dù rằng những lúc khó khăn, vợ chồng mình cần sự giúp đỡ của mẹ nhưng em phải học cách sống độc lập như một người đã thật sự trưởng thành. Có thế em mới là chỗ dựa của con và bởi vì bên em còn có anh, để anh cảm thấy mình được tôn trọng và được là chỗ dựa của em được không em?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bắt mạch những biểu hiện khác thường của con gái
Một ngày, cô bạn thân bỗng dưng thay đổi hoàn toàn, lý do là gì vậy nhỉ?
Đã bao giờ bạn bực mình vì cô bạn ít nói bỗng dưng liên tục tra tấn đôi tai của bạn hàng giờ với những câu chuyện nhảm nhí, không đầu không cuối?
Có lúc nào bạn sửng sốt vì cái tính thất thường của đứa bạn thân: Lúc thì hát hò- nhảy múa từng bừng, lúc thì giữ bộ mặt u ám khó coi và có thể nổi xung lên bất cứ lúc nào vì những lí do hết sức vớ vẩn. Có những lúc bạn thấy người ta cười rũ rượi vì những câu chuyện hết sức bình thường (nếu không muốn nói là kém hài hước hay vô vị) nhưng chỉ một lúc sau đó cô nàng lại có thể bật khóc ngon lành như một đứa trẻ. Nếu một lúc nào đó bạn gặp một cô gái như thế, đừng vội vàng kết luận hay phán xét nhé, bởi vì đằng sau sự thất thường đó là một tâm hồn đang cần sự chia sẻ. Nếu bạn muốn biết vì sự quan tâm chân thành thì chẳng có gì khó khăn để khám phá ra lí do vì sao cô bạn của mình lại trở nên như thế cả.
Trốn chạy cảm giác cô độc
Một cô gái dù nhiều bạn bè đến đâu, dù có mạnh mẽ đến mức nào chăng nữa thì cũng có lúc họ cảm thấy mệt mỏi trước những áp lực của cuộc sống và những nỗi buồn có thể khiến họ trở nên nhạy cảm với tất cả những gì xảy ra xung quanh. Họ sẽ cảm thấy cô độc khi không thể tìm được một ai đó thực sự tin tưởng để có thể trút bỏ lòng mình, khi cảm thấy không có một ai có thể thấu hiểu cảm giác mà mình đang trải qua. Và mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi họ cảm thấy mình như bị lãng quên giữa sự thờ ơ của những người xung quanh. Vì không thể dễ dàng chia sẻ với những người khác và không muốn mình mãi chìm trong những nỗi buồn, sự bực dọc và cảm giác mệt mỏi nên họ cố tình trốn chạy bằng cách nói thật nhiều, hát thật nhiều và họ ép mình phải vui vẻ để không phải nghĩ đến những nỗi buồn hay những áp lực mà họ đang phải gánh chịu.
Che đậy một tâm hồn yếu đuối hoặc một trái tim đang bị tổn thương
Một cô gái dù bề ngoài dịu dàng hay cá tình, dù thể hiện sự yếu đuối hay mạnh mẽ, dù họ sống một cách nội tâm hay hoạt bát, năng nổ. Nếu một lúc nào đó lòng tự tôn của họ bị tổn thương một cách sâu sắc, họ sẵn sàng chống trả bằng cách tỏ ra cứng cỏi, họ muốn chứng minh rằng mình rất ổn với một ai đó hoặc với chính bản thân mình. Cho dù phải gồng mình lên thì họ cũng không bao giờ chấp nhận mình đang bị tổn thương hay thừa nhận mình đang rất buồn bởi vì như thế họ sẽ có cảm giác mình là kẻ thua cuộc. Tất cả những điều này cho thấy, đó là lúc họ yếu đuối và không dám đối mặt với thất bại. Đừng bao giờ cố tìm hiều bằng cách vặn vẹo họ hay tra hỏi những người liên quan, bởi như thể chỉ làm cho cô gái đó cảm thấy bị tổn thương hơn và càng trở nên cố chấp hơn. Sự quan tâm nhẹ nhàng, những lời khuyên chân thành và biết dừng đúng lúc sẽ khiến cô ấy cảm thấy được chia sẻ. Và tốt hơn hết là hãy để cô ấy có thời gian để bình tâm, đến lúc nào đủ can đảm để đối mặt, cô ấy sẽ tự biết mình phải làm gì để cảm thấy thoải mái và không bị tổn thương hơn.
Đó là khi con gái cần một chỗ dựa bình yên
Con gái vẫn được gọi là phái yếu. Thế nên càng những lúc như thế họ càng muốn có được một chỗ dựa vững chắc về tinh thần để có thể san đi những nỗi buồn và nhận lại sự cảm thông. Sự chia sẻ đúng lúc sẽ là liều thuốc đặc biệt chữa trị mọi viết thương. Nhưng cái quan trọng nhất là bạn cho đi sự quan tâm đó như thế nào để người đó cảm thấy dễ chấp nhận nhất. Hãy để họ cảm nhận được đó là tình yêu thương ấm áp xuất phát từ tấm lòng chân thành chứ không phải là sự thương hại giống như lòng thương được bố thí cho một người xa lạ. Có thể không cần hiểu những gì đã diễn ra với họ, chỉ cần bạn tự đặt mình vào vị trí của họ để biết mình nên làm gì. Một chút kiên để nhẫn chờ đợi, một chút khéo léo trong ứng xử và một một tình yêu đủ lớn để có thể trở thành bờ vai vững chắc cho ai đó, có lẽ là không quá khó đâu teen nhỉ?
Theo Bưu Điện Việt Nam
5 dấu hiệu chàng chưa trưởng thành Một người yêu, người chồng không chín chắn trong suy nghĩ và hành xử khó có thể làm chỗ dựa vững chắc cho bạn. Mọi mối quan hệ đều cần thời gian để điều chỉnh. Học cách giải quyết mọi vấn đề này sinh trong quá trình tương tác, cân nhắc cái gì nên giữ, cái gì cần xóa bỏ là yếu tố...