Vợ nối dây của Anh hùng Núp qua đời
Ngày 19/6, con dâu của Anh hùng Núp là bà Dang Kim Năm (trú làng Stơr, xã Tơ Tung, Kbang, Gia Lai) cho biết, cụ Chrớ, vợ nối dây của Anh hùng Núp, đã mất sau một thời gian dài mang bệnh nặng.
Cụ Chrớ hưởng thọ 87 tuổi. Cụ vốn là em út của cụ H’Liêu – vợ Anh hùng Núp. Năm 1954, cụ H’Liêu mất, theo phong tục của người Bahnar, cụ Chrớ phải thay chị làm vợ Anh hùng Núp. Sau khi kết nghĩa vợ chồng với cụ Chrớ, Anh hùng Núp phải chia tay vợ nối dây để tập kết ra Bắc. Đến năm 1964, Anh hùng Núp trở về quê hương và đoàn tụ với vợ nối dây.
Huân chương kháng chiến của cụ bà Chrớ
Trong thời gian sống với nhau, 2 người không có người con chung nào. Cụ Chrớ sống với gia đình người con trai đầu của Anh hùng Núp.
Đến năm 1999, Anh Hùng Núp đã về đoàn tụ với Yàng.
Video đang HOT
Anh Hùng Núp có 2 người con trai, người con đầu với cụ bà H’Liêu tên là H’rup đã mất năm 2007 vì bị bệnh tai biến mạch máu não; người con trai thứ 2 tên là Đinh Kiên. Anh hùng Núp mất năm 1999.
Cụ bà Chrớ cùng Anh hùng Núp và con trai lớn lúc còn sống
Được biết, cụ bà Chrớ được mai táng theo phong tục của người Bahnar.
Theo Dantri
Người chết cần gì ngoài vòng hoa?
Theo các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, người chết không mang theo được gì, ngoài vòng hoa đắp lên mộ.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa ký ban hành Công văn số 1154 giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành... tuyên truyền hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức.
Theo quy định vòng hoa luân chuyển, các đoàn đến viếng không mang vòng hoa chỉ mang băng vải đen, có kích thước 1,2m x 0,2m, ghi dòng chữ trắng "Kính viếng". Bên dưới băng vải đen có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị".
Người chết không cần gì ngoài vòng hoa
Ban tổ chức lễ tang bố trí vòng hoa luân chuyển để đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước đến viếng. Các đối tượng khác như: cá nhân, thân nhân của người từ trần có thể dùng vòng hoa hoặc lẵng hoa, bó hoa viếng tại các lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Việc quy định vòng hoa luân chuyển tại các lễ tang phù hợp với chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, tránh phô trương đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cho rằng, người chết không mang được gì theo ngoài những vòng hoa đắp lên mộ. Nếu viếng phong bì là cho người sống, người chết đâu có mang theo phong bì. Vòng hoa trong đám tang là nét phong tục truyền thống, nếu không có rất khó coi. Đó còn là những tình cảm, lòng thương tiếc mà những người thân, người bạn, đồng nghiệp... dành cho người đã khuất. Do vậy, việc không cấm mang vòng hoa đến đám tang như Nghị định đã sửa hiện tại là tốt.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cứ mang thoải mái vòng hoa. Người đến viếng không nên phô trương vòng hoa cho "oai". Cũng không hẳn cứ nhiều vòng hoa là tình cảm nhiều, có khi bó hoa nhỏ, nén hương thơm cũng là tình cảm đậm đà. Trong xã hội có những đám tang phải dùng nhiều xe ô tô chở vòng hoa, tính ra tiền lên tới vài chục triệu đồng, rất lãng phí.
Các nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đưa ra ví dụ về đám tang của một thầy giáo già phường Nhân Chính (Hà Nội). Ông thầy này không có vợ con, ông được "tặng" một xuất an nghỉ tại Nghĩa trang Quán Dền (phường Nhân Chính). Trước khi chết, ông có để lại bức thư có nội dung dặn dò bạn bè người thân khi đến viếng ông không được mang phong bì, chỉ được mang hoa. Đó là đám tang ý nghĩa và đáng nhớ nhất của một số nhà khoa học Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.
Ngoài ra, nếu đám tang rơi vào nhà nghèo, quy đổi một vòng hoa thành phong bì một, hai trăm nghìn giúp gia chủ lo ma chay, có ích hơn vòng hoa.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, cơ quan có thẩm quyền nên nghiên cứu kỹ, chỉ nên cấm những thủ tục lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường. Còn những việc làm có tính chất truyền thống, thể hiện lòng thương tiếc và không lãng phí, gây hại thì nên giữ. Ví dụ như đặt vài vòng hoa trên mộ, cắm vài bó hương ngoài đồng... không ảnh hưởng đến môi trường, nên cho phép.
Ngày 17/12/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2012/NĐ-CP quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu từ trần. Quy định này thể hiện: đám tang mỗi công chức không có quá 7 vòng hoa. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định: sẽ không được lắp kính trên quan tài công chức từ trần. Nghị định cũng nhận được nhiều ủng hộ từ người dân. Tuy nhiên, cũng không ít những phản đối.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ban hành Văn bản số 242/BVHTTDL-TCCB làm rõ một số nội dung tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ công chức, viên chức.
Có hai nội dung được điều chỉnh so với quy định ban hành ngày 17/12/2012 về việc viếng vòng hoa và rắc vàng mã trong đám tang công chức, viên chức.
Theo sự điều chỉnh này, Ban tổ chức lễ tang bố trí vòng hoa luân chuyển để đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước đến viếng. Còn các đối tượng khác như: cá nhân, thân nhân của người từ trần có thể dùng vòng hoa hoặc lẵng hoa, bó hoa viếng tại các lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng hạn chế việc rắc vàng mã và khuyến khích không rắc vàng mã chứ không quy định là cấm không được rắc vàng mã. Còn việc đốt vàng mã như nhà, xe, vật dụng sinh hoạt... tại nơi an táng vẫn không được phép thực hiện.
Tuy nhiên, trong văn bản điều chỉnh này không nhắc đến quy định không lắp cửa kính cho quan tài vốn gây nhiều tranh cãi nhất.
Theo 24h
Quýt Tân An - góp phần vào mâm ngũ quả ngày tết Cứ mỗi độ tết đến xuân về, trên bàn thờ của mỗi gia đình đều có mâm ngũ quả, tùy theo quan niệm, phong tục nên mỗi vùng miền đã chọn những loài quả khác nhau. Cam quýt được xem là những loại cây trồng rất khó tính, bởi vậy để có vườn quýt đẹp, trĩu quả như thế này, thời gian qua...