Vợ mua gì cũng nâng lên đặt xuống nhưng đốt cả ‘núi’ vàng mã lại không tiếc
Vợ tôi rất tiết kiệm, Tết nhất chẳng sắm sửa gì nhiều nhưng sẵn sàng chi cả triệu đồng mua đồ vàng mã đốt “để các cụ phù hộ”, tôi nói bao năm vẫn không thay đổi.
Vợ chồng tôi trước đây đều là nhân viên văn phòng, nhưng do đồng lương ít ỏi, tháng nào cũng thiếu trước hụt sau nên vợ bỏ việc văn phòng về nhà bán hàng online.
Những năm trước, phần lớn thu nhập của gia đình đến từ vợ. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, việc bán hàng online khó khăn hơn nhiều nên nguồn thu giảm đi đáng kể. Thậm chí, gần đây, thu nhập của vợ thấp gần bằng lương tôi.
Từ ngày buôn bán ế ẩm, cả nhà buộc phải thắt chặt chi tiêu và vợ tôi trở thành tấm gương tiêu biểu trong việc tiết kiệm. Nhiều lần đi siêu thị cùng vợ, tôi phát bực vì nhặt cái gì lên cô ấy cũng kêu “trên mạng rẻ hơn” rồi không cho lấy. Trước đây, hai con tôi rất thích cùng đi siêu thị với bố mẹ nhưng nay chẳng đứa nào hứng thú nữa.
Vợ tôi đi siêu thị thì chỉ nhăm nhe tìm những thứ đang khuyến mãi hoặc gắn quà tặng thật hời, tính ra phải rẻ hơn giá ngoài chợ. Từ đồ ăn thức uống cho đến hoá mỹ phẩm hay đồ gia dụng, kiểu gì cũng phải có khuyến mãi cô ấy mới mua. Ví dụ, mục đích đi siêu thị của vợ tôi là mua nước giặt vì ở nhà sắp hết, nhưng nếu dạo một vòng thấy không có khuyến mãi thì cô ấy nhất định không mua, bảo về lên mạng canh mã giảm giá và săn khuyến mãi, thế nào cũng rẻ hơn, lại còn được giao hàng đến tận cửa, khỏi phải xách nặng.
Thịt thà, rau dưa cũng vậy, người ta thường đi buổi sáng cho tươi nhưng vợ tôi thì cuối ngày mới đi siêu thị mua để còn được giảm giá sâu. Nhiều lần tôi can ngăn vì đồ ăn thức uống như vậy sẽ không đảm bảo, các con còn nhỏ, bụng dạ yếu, lâu dài sợ sinh bệnh. Tuy nhiên, vợ luôn bỏ ngoài tai những lời này, thậm chí còn chống chế: “Đồ ở siêu thị có tem nhãn, hạn sử dụng đàng hoàng, kể cả mua buổi tối thì vẫn còn đảm bảo hơn mấy đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ ngoài chợ”.
Biết tính vợ ngang bướng, lại hay cãi cùn nên sau này tôi kệ, không tham gia việc chi tiêu của cô ấy nữa. Thật sự mà nói, muốn tham gia cũng không được vì để tiêu pha thoải mái hơn thì thu nhập phải cao hơn, điều bất khả thi với vợ chồng tôi trong giai đoạn khó khăn này.
Thế nhưng dù dè sẻn từng đồng, vợ tôi lại không tiếc tiề.n mua vàng mã. Kể từ khi buôn bán khó khăn, cô ấy trở nên mê tín, sẵn sàng chi cả triệu đồng mua đồ vàng mã đốt để “gửi cho các cụ dưới đó” trong những dịp như rằm tháng Bảy hay cuối năm; các ngày rằm, mùng 1 hay ngày thần Tài mùng 10 hằng tháng cũng đốt không ít giấy mã.
Video đang HOT
Vợ mua gì cũng nâng lên đặt xuống nhưng đốt cả ‘núi’ vàng mã lại không tiếc. (Ảnh: Explore asia)
Mấy ngày giáp Tết, trong khi tôi bù đầu dọn dẹp, vợ dắt xe ra ngoài sắm Tết, nhưng đồ ho gia đình thì ít mà đồ cho người âm thì nhiều. Quần áo cho các con mỗi đứa có một bộ diện Tết, nhưng “các cụ” thì chẳng thiếu thứ gì, ngoài tiề.n vàng ra thì quần áo mũ mão, giầy dép không biết bao bộ. Không chỉ vậy, cô ấy còn mua cả nhà lầu, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, điện thoại, tóm lại là “trang bị tận răng”.
Thấy vợ mua nhiều nhưng cuối cùng cũng đốt hết, quá lãng phí, tôi bực mình lắm nhưng vẫn cố nhịn vì nghĩ Tết đến nơi, không muốn vợ chồng cãi nhau. Nhưng rồi có lúc tôi không nhịn được nữa và hai vợ chồng cãi nhau một trận to.
Hôm qua, trong lúc tôi dọn dẹp trên phòng thờ không để ý, con gái nhỏ 4 tuổ.i theo lên, tưởng mấy thứ đồ vàng mã vợ tôi chuẩn bị là đồ chơi nên bày hết ra… chơi đồ hàng, không may làm rách mấy thứ. Tôi mải làm không để ý lắm, đến khi vợ về thấy thế thì nổi trận lôi đình, vừa quát vừa tét vào mông con bé mấy cái rõ đau, làm nó khóc ầm nhà.
Việc vợ đán.h co.n vì đống vàng mã đã chạm vào giới hạn chịu đựng cuối cùng của tôi. Tôi giằng lấy con và quát cho vợ một trận, hy vọng cô ấy tỉnh ngộ. Tôi nói hết những suy nghĩ đã dồn nén, nín nhịn của mình bấy lâu nay, rằng ý nghĩa của việc đốt vàng mã chỉ là tượng trưng, một chút cũng đủ tỏ lòng thành; chứ sao lại với người sống thì tiết kiệm từng đồng, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, lại đổ ra cả đống tiề.n mua đồ giấy về chỉ để đem đốt.
Thấy tôi nổi giận đùng đùng, vợ khóc ầm ĩ, bảo tôi không hiểu biết, ăn nói hàm hồ phạm đến các cụ. Cô ấy bảo vì tôi có những suy nghĩ báng bổ, phạm thượng ấy nên gia đình làm ăn cứ mãi thất bát, không ngóc đầu lên được. Vợ bảo cô ấy chi có vài đồng biếu các cụ để các cụ phù hộ cho cả nhà bình an, cuối cùng lại bị tôi phá bĩnh, nếu có chuyện gì không hay xảy ra năm tới là tại tôi.
Tôi thực sự bất lực với vợ, từ hôm qua đến giờ chưa ai thèm nói chuyện lại với ai, cứ nhìn thấy nhau là tức. Tết nhất đến nơi không thể cứ chiến tranh lạnh mãi, tôi có nên chủ động làm lành không? Làm sao để vợ tôi bớt mê tín và cô chấp?
Sắm Tết bao nhiêu cũng không đủ vì hở ra là mẹ chồng đưa cho con gái
Mẹ chồng không bao giờ dám mua gì, nhưng bao nhiêu đồ sắm Tết và quà biếu sếp đắt tiề.n mà tôi mua, bà đều tự ý đem cho con gái, khiến tôi xoay không kịp.
Bố chồng tôi là con cả, gia đình đông người nên Tết đến, nhà tôi nườm nượp khách ra vào. Mẹ chồng có tính tiết kiệm nên dù biết nhà đông người, nhiều khách nhưng năm nào cũng chuẩn bị Tết rất qua loa.
Năm đầu về làm dâu, tôi bị sốc vì gia đình chồng đón Tết quá sơ sài. Trước Tết, vợ chồng tôi cũng hỏi mẹ xem cần mua bán gì để đưa bà đi sắm nhưng bà kiên quyết từ chối, nói đã sắm đủ cả rồi, không cần phải mua gì cho lãng phí.
Đã vài tháng làm dâu, tôi biết mẹ chồng là người tiết kiệm nhưng vẫn nghĩ cả năm có vài ngày Tết, chắc bà cũng chăm chút hơn. Vì vậy nên tôi chỉ mua thêm ít bánh kẹo, trái cây và một ít đồ ăn sẵn cho mẹ thắp hương, tiếp khách.
Mẹ chồng nấu ăn khá ngon nhưng luôn nấu rất ít, nhà 5 - 6 người lớn nhưng định lượng có lẽ chỉ đủ cho 3 - 4 người. Nhìn mâm cơm lèo tèo thức ăn, tôi chẳng dám gắp dù đang mang bầu, thèm đủ thứ. Ngày thường đi làm, mấy chị em đồng nghiệp đều rủ rê ăn vặt bữa xế nên tôi không lo về bữa tối ở nhà, nhưng ngày Tết thì khác. Năm đầu tiên đón Tết ở nhà chồng, tôi bị đói lả người.
Ban đầu, khi nhìn mâm cơm mùng 1 với mấy nồi lẩu và rau bày sẵn của mẹ chồng, tôi khá yên tâm. Khi mọi người trong họ đến đông đủ, tính ra phải đến vài chục người, bà mới bày các đĩa thịt nhúng lẩu ra. Tôi choáng vì nếu dồn tất cả thịt mà mẹ chồng tôi chuẩn bị cho mấy chục con người vào thì may ra chỉ được 2 đĩa to, bởi ở dưới bà độn toàn rau và đậu phụ như những nhà hàng "chặt ché.m", thậm chí còn "điêu" hơn.
Hôm ấy dù đói nhưng tôi chẳng dám ăn gì ngoài mấy miếng rau, nhường thịt cho khách, sau đó phải ăn bánh kẹo bù năng lượng.
Kể từ lần đó, cứ trước Tết tầm một tháng là tôi chủ động sắm sửa để không đói và không xấu hổ nếu có khách ở lại dùng bữa. Tôi mua đủ loại thực phẩm từ đồ chín ăn sẵn đến đồ tươi sống, bánh trái hoa quả lúc nào cũng đầy nhà. Mẹ chồng thấy tôi mua nhiều thì cằn nhằn rằng còn trẻ mà không tiết kiệm, tiêu pha như phá.
Sau này, tôi được lên chức trưởng phòng, Tết đến thỉnh thoảng cũng có chút quà của nhân viên gửi biếu. Vậy là từ đó, để mẹ khỏi cằn nhằn là hoang phí, mua gì tôi cũng nói được biếu, đồ đắt tiề.n thì nói là rẻ. Tóm lại qua vài cái Tết, tôi đã thích nghi và biết cách ứng phó với cái tính tiết kiệm đến keo kiệt của bà.
Trước đây, tôi mua gì mẹ chồng cũng ch.ê ba.i. Hễ chồng và bố chồng khen ngon tấm tắc thì bà lại nói giọng mỉ.a ma.i: "Đắt thế gì mà chẳng ngon". Từ ngày thấy con dâu mang về "đồ biếu", bà đều khen hết lời.
Năm nay, trước Tết cả nửa tháng, tôi sắm hòm hòm, từ đồ khô, bánh trái đến đồ đông lạnh. Quà biếu người thân và các sếp, tôi cũng mua từ rất sớm, cất gọn gàng vào tủ. Bình thường, tôi mua bán rất thoải mái và không mấy khi để ý nhưng vì sát Tết, sợ thiếu nên tôi kiểm tra lại một lượt.
Không hiểu sao, cái tủ đông vốn đã được tôi chất đầy đồ mà tự dưng nay lại trống rất nhiều. Hỏi ra thì mẹ chồng nói: "Con được biếu nhiều đồ quá, mẹ đưa bớt cho cái H. (em chồng tôi) đem về nhà nó, đằng nào để nhà mình cũng chật tủ".
Sắm Tết bao nhiêu cũng không đủ vì hở ra là mẹ chồng đưa con gái. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Nghe bà nói vậy, tôi cũng không bận tâm lắm nên chỉ kiểm tra lại một lượt xem thiếu gì thì mua thêm. Tuy nhiên, mấy hôm sau, tủ đông của tôi lại tiếp tục vơi đi rất nhiều. Tôi kiểm tra bánh kẹo mua ăn Tết thì chỉ còn vài thứ lèo tèo. Các loại bánh kẹo ngoại đắt tiề.n đều đã "không cánh mà bay".
Tôi vội vàng kiểm tra tủ đựng quà biếu, mấy hộp quà xịn để dành riêng biếu sếp cũng không còn. Lúc này tôi mới tá hoả, có lẽ, mẹ chồng cũng tưởng đó là đồ tôi được biếu nên đem "phân phát" cho con gái hết rồi.
Bực mình vì đã 26 Tết, giờ mua lại vừa tốn tiề.n mà chưa chắc có hàng, tôi hậm hực gọi hỏi mẹ chồng thì bà hồn nhiên trả lời: "Mẹ thấy mấy hộp quà con được biếu đẹp quá mà chẳng dùng đến. Em nó lại đang muốn xin việc chỗ mới, mẹ đưa em nó đem đi ngoại giao rồi".
Lúc này tôi không thể nhịn thêm được nữa nên gắt với bà mấy câu: "Sao đồ gì của con mẹ cũng tự tiện đem đi mà không hỏi gì vậy ạ? Sao mẹ biết con không dùng đến? Mấy hộp quà đó con mua để riêng để biếu sếp, giờ mẹ đưa nó thì con biếu bằng gì?".
Tôi còn đang nói dở thì bà tắt bụp điện thoại. Tôi không gọi lại cho bà nữa mà lấy xe để đi mua đồ biếu bù vào.
Chiều về đến nhà, tôi thấy mẹ chồng đang vừa nấu cơm vừa khóc lóc với chồng tôi trong bếp. Có vẻ như hai người họ đang rất tập trung nên khi tôi về, đi lên tận cầu thang mà không ai biết. Tôi đứng đó và nghe thấy hết mọi chuyện. Bà nói tôi tham lam, ích kỷ, đồ được biếu, được cho đầy nhà, thừa mứa ra mà chẳng cho ai. Còn đứa em gái thì vừa thất nghiệp, bà thương nó nên mới lấy cho một ít mà bị tôi mắng té tát.
Thấy bà nói quá sự việc, tôi lên tiếng cãi lại thì bà lại càng khóc to. Chồng thấy mẹ như vậy lại quay sang lớn tiếng nói tôi vô lễ và bắt xin lỗi. Tuy nhiên, tôi nhất quyết không chịu, tôi đâu có làm gì sai mà phải nhận lỗi. Tết nhất đến nơi, tôi không muốn gia đình căng thẳng nhưng anh và mẹ cứ dồn đến bước này. Tôi thực sự rất bức xúc, xin mọi người cho tôi lời khuyên xem tôi nên làm gì vào lúc này?
Đưa mẹ chồng 10 triệu mua sắm Tết, chồng chê ít còn tỏ thái độ mỉ.a ma.i, tôi bình thản hỏi một câu mà anh cứng họng Chồng cứ tưởng mình oai, miệng ch.ê ba.i vợ keo kiệt. Tôi đợi anh nói xong thì hỏi ngược một câu. Chồng tôi có bản tính sĩ diện quá cao. Lương nhân viên chỉ hơn 10 triệu mà anh ấy luôn khoe khoang mình làm lương cao, việc nhẹ, ăn mặc bảnh bao sung sướng. Đi cà phê với bạn bè, anh ấy...