Vỡ mộng vì cá tra: Nắm “kẻ có tóc” cũng không yên tâm
Trước những nhận định vùng ĐBSCL sẽ còn nhiều khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu cá tra trong thời gian tới, ngành chức năng và nhà khoa học cho rằng, phải có hướng làm mới và đặc biệt là không nên giao toàn bộ vốn vay cho doanh nghiệp quản lý.
Nuôi “con độc quyền” sẽ còn gian nan
Ông Nguyễn Văn Tấn – một hộ dân nuôi cá tra có nhiều năm kinh nghiệm ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho biết, tuy giá cá tra đang tăng cao, từ 22.000-24.000 đồng/kg nhưng không có nghĩa là ngành cá sẽ khởi sắc trong thời gian tới mà nên nghĩ theo hướng ngược lại.
Vùng nuôi cá tra trong dự án thí điểm chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra ở An Giang. Ảnh: C.L
“Giá tăng, nhiều hộ dân trong vùng thế nào cũng mở rộng diện tích nuôi theo hướng tự phát rồi chắc chắn sẽ gặp cảnh cung vượt cầu. Hơn nữa, giá cá tra thời gian qua lúc nào cũng biến động, nhiều người đã thua lỗ, treo ao, bán đất, bán nhà… Bản thân tôi không bao giờ dám tăng quy mô nuôi vào thời gian này” – ông Tấn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Nghiệp – hộ nuôi cá tra cùng địa phương với ông Tấn cho rằng, hầu hết thị trường tiêu thụ có dấu hiệu chựng lại, riêng Trung Quốc có tăng nhưng không được đánh giá tốt do giá bán thấp và không ổn định. Hiện nay, phần lớn người nuôi không còn vốn để tái đầu tư.
Theo phóng viên tìm hiểu, diện tích nuôi cá tra ở nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã bị thu hẹp nhiều. Riêng An Giang, từ 1.000ha (thống kê năm 2007, bao gồm diện tích cá giống) chỉ còn khoảng 430ha; tỉnh Vĩnh Long từ 275,39ha vào năm 2010 giảm xuống chỉ còn 18,45ha.
Cá tra là hàng “độc quyền” của Việt Nam trên trường quốc tế, thế nhưng bà Võ Thị Thu Hương – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết: “Do nhiều nguyên nhân, vài tháng gần đây, một tập đoàn lớn ở nước ngoài đã ngưng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha, Ý, Pháp và một số nước họ có chi nhánh. Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, diện tích nuôi cá tra mới ở ĐBSCL là 184ha (giảm 39% so với cùng kỳ năm 2016)”.
Còn theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra trong tháng 1.2017 đạt giá trị 120,05 triệu USD (giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Mỹ và EU là 2 thị trường nhập khẩu chính chiếm 32% tổng giá trị cũng giảm mạnh nhập khẩu cá tra trong tháng 1. Một số nguyên nhân khiến xuất khẩu sụt giảm là do thuế chống bán phá giá, nhu cầu từ thị trường chính vẫn ảm đạm. Ngoài ra, giá cá tra nguyên liệu tăng cũng phần nào là nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm.
Video đang HOT
Nắm “kẻ có tóc” cũng rủi ro
Theo nhiều chuyên gia về thủy sản, những hộ dân nuôi cá tra tự phát nhỏ lẻ, theo phong trào trong thời gian qua đã không thể trụ nổi. Hiện nay, nhiều diện tích nuôi chỉ tồn tại được khi liên kết với doanh nghiệp, ngân hàng. Tuy nhiên, vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) cũng cho thấy, khâu liên kết được triển khai thời gian qua vẫn chưa ổn.
Về việc cho vay theo dự án chuỗi liên kết trên, ông Võ Hùng Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, trước đây, phía ngân hàng quyết định cho vay theo chuỗi là để giảm bớt rủi ro, bớt chi phí đầu tư cho các bên tham gia và đặc biệt là dễ dàng nắm “kẻ có tóc” -tức là doanh nghiệp.
“Ngân hàng chọn cho vay theo hình thức trên (theo dự án thí điểm liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang – PV) là vì tài sản của doanh nghiệp dễ thấy rõ, dễ nắm hơn, thay vì phải đi thẩm định từng hồ sơ của các hộ dân, mang rủi ro. Thế nhưng, cũng có ý kiến ngược lại, vì nếu làm vậy thì khi doanh nghiệp, tức “kẻ có tóc” đi mất thì đồng nghĩa với việc tiền sẽ mất hết” – ông Dũng nói.
Ông Dũng chia sẻ: “Việc cho vay tập trung vào doanh nghiệp như vậy thì rủi ro rất lớn khi họ sụp đổ. Vì thực tế, trong quá trình nuôi, chế biến và xuất khẩu thì không phải chỉ có nông dân bị rủi ro mà các doanh nghiệp cũng có”.
Chê biên ca tra xuât khâu. Anh: Vu Sinh/TTXVN
Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định: “Việc ngân hàng cho phía công ty vay vốn thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến thuỷ sản theo tư duy nắm “kẻ có tóc” thay vì trực tiếp cho nông dân vay để nắm “kẻ trọc đầu” là chưa ổn”.
“Bây giờ đâu nắm tóc được nữa vì lãnh đạo công ty này đi mất tiêu rồi” – ông Thắng nói về việc ngân hàng cho Tafishco vay vốn thực hiện dự án. Ông nói thêm: “Trước đây, năm 2008, có gói 1.000 tỷ đồng để cho các doanh nghiệp mua cá tra. Và đến năm 2009 đã xảy ra vấn đề tồn kho”.
Lãnh đạo Hội Nghề cá Việt Nam cũng cho biết, đang chỉ đạo, phối hợp với một số đơn vị có liên quan xây dựng dự án liên kết trong nuôi cá tra theo hướng “không giao cho doanh nghiệp nào quản lý”. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tổ chức lại sản xuất, đưa công nghệ cao vào để chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm phụ, không để “một miếng cá phi lê gánh toàn bộ chuỗi giá trị” như hiện nay…
Thjeo Danviet
Người Việt sắp được... ăn cá tra!
Mặc dù là quốc gia sản xuất cá tra lớn, nhưng hầu như sản phẩm cá này chỉ được dùng cho xuất khẩu. Trong năm 2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cá tra tại thị trường nội địa, thông qua các siêu thị, cửa hàng bán lẻ...
Trung Quốc tăng mua, Mỹ, Âu "làm khó"
Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP cho biết, cá tra Việt Nam đã phải "bơi" qua rất nhiều khó khăn trong năm 2016, từ những ảnh hưởng của sự cố môi trường ở miền Trung hồi giữa tháng 4, hạn hán xâm nhập mặn kỷ lục tại ĐBSCL cho tới giá cả thị trường biến động thất thường...
Cá tra Việt Nam kỳ vọng đẩy mạnh tiêu thụ trong nước thời gian tới. Ảnh: I.T
VASEP cho biết, hiện cả nước có hơn 100 cơ sở sản xuất và xuất khẩu cá tra, trong đó có 20 doanh nghiệp lớn nắm giữ 70 - 80% sản lượng nguyên liệu. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2017 tăng nhẹ 4% so với năm trước, lên hơn 1,7 tỷ USD.
Cũng theo VASEP, năm 2017 được nhiều chuyên gia dự báo là khá khả quan đối với ngành cá tra Việt Nam nhờ nhu cầu rất lớn từ thị trường Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 12.2016, nhu cầu từ thị trường này đối với cá tra Việt Nam vẫn rất tốt. Nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc năm nay có thể vượt Mỹ thành nước nhập khẩu cá tra lớn nhất từ Việt Nam.
Trong năm 2016, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn của cá tra Việt Nam khi tăng trưởng đến 90% so với năm 2015. VASEP cho rằng, định hướng xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc trong năm 2017 vẫn chiếm khoảng 20% của toàn ngành. Ngược lại, các thị trường lớn khác lại đang dồn cá tra Việt Nam vào thế khó khăn. Gần đây nhất, ngay ngày đầu tháng 1.2017, một kênh truyền hình tại Tây Ban Nha đã phát sóng đoạn phim với những thông tin gây bất lợi cho cá tra Việt Nam. Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều thị trường khác khi nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài cho rằng, cá tra được nuôi không "sạch", thức ăn không đảm bảo tiêu chuẩn công nghiệp, lạm dụng lao động trẻ em... khiến nhiều doanh nghiệp phải "chật vật" trong việc phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Còn tại Mỹ, dù tiếp tục giữ vị trí là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam với giá trị hơn 366 triệu USD trong năm 2016, tuy nhiên, thuế chống bán phá giá ở mức cao, cùng với đó là chương trình thanh tra cá da trơn gay gắt, dẫn tới tình trạng "rơi rụng" nhiều doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Mỹ. Hiện tại, theo thông tin từ VASEP, chỉ còn vài doanh nghiệp bám trụ, xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ.
Nên về... "tắm áo ta"
Trước những khó khăn từ các thị trường chính, nhiều ý kiến cho rằng, trong năm 2017, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nên quan tâm đến thị trường châu Á và tập trung khai thác thị trường trong nước, đặc biệt, đẩy mạnh việc đưa sản phẩm cá tra vào hệ thống các siêu thị, kênh bán lẻ trực tuyến...
Được xem như "vua cá tra" nhờ xuất khẩu sang châu Mỹ, Đông Âu, Nga..., ông Dương Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Hùng Vương cho rằng, thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn, trong khi đó, thị trường nội địa và khu vực châu Á với dân số hơn 3 tỷ người vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, trong năm 2016, doanh nghiệp của ông Minh cũng đã thực hiện nhiều chương trình, chiến dịch để đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh bán hàng vào các chuỗi nhà hàng, siêu thị...
Còn theo TS Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, mỗi năm có khoảng 400.000 tấn sản phẩm thủy sản các loại, trị giá 15.000 tỷ đồng với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú được tiêu thụ thông qua các hệ thống phân phối trong nước. Xu hướng quay về thị trường nội địa cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đầu tư.
Tuy nhiên, theo bà Loan, thủy sản đông lạnh tại thị trường nội địa còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Nguyên nhân được đưa ra do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam vẫn ưa chuộng hàng thủy sản tươi sống. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu là hàng đông lạnh hoặc đã qua sơ chế, tẩm ướp... Hơn nữa, chi phí sản xuất, vận chuyển, bảo quản, quảng bá cao khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh.
Ông Võ Thành Đô - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NNPTNT) nhận định, thị trường thủy sản nội địa vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Bằng chứng là sản lượng tiêu thụ nội địa những năm gần đây tăng trung bình 7%/năm, giá trị tiêu thụ cũng tăng xấp xỉ 14%...
Dẫu vậy, việc "thủ" sân nhà là điều các doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện. Vì thời gian tới, khi các hợp tác quốc tế có hiệu lực, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, sản phẩm nhập khẩu ồ ạt vào thì tính cạnh tranh còn quyết liệt và nhiều thách thức hơn.
Theo Danviet
Kiểu thu mua cá, tôm lạ đời của thương lái Trung Quốc Cá tra thì thu mua kích cỡ lớn, còn tôm thẻ chân trắng thì mua kiểu "quét sạch". Kiểu thu mua "lạ đời" của cánh thương lái Trung Quốc trong thời gian gần đây khiến người dân và doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lâm vào cảnh khốn đốn. Thu mua kiểu... lạ đời Theo nhiều người dân nuôi cá...