Vỡ mộng tỷ phú trầm hương
Nhiều nông dân nuôi mộng trồng cây dó bầu để tạo trầm nhưng hơn 10 năm trôi qua chúng biến thành những khúc gỗ vô giá trị.
Trầm hương và kỳ nam được hình thành từ lõi của cây dó bầu, có giá trị từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng một kg. Hơn 20 năm trước, câu chuyện về những người thợ rừng bỗng chốc thành tỷ phú vì tìm được trầm lan truyền khắp nơi, mê hoặc bao trai tráng vào rừng tìm trầm với hy vọng đổi đời.
Nhiều người đã phải bỏ mạng vì lạc đường, gặp bão lụt, thú dữ, chém giết nhau… Chuyện thực pha lẫn chuyện hư khiến cho giấc mộng trầm hương càng có sức lôi cuốn nhiều người.
Khi nguồn trầm hương, kỳ nam… tự nhiên trong rừng đã cạn kiệt, nhiều người tìm cách tạo trầm hương bằng cách tiêm axit, chế phẩm sinh học vào cây gió bầu tự trồng. Những lời quảng cáo, hứa hẹn của các công ty bán giống: Trồng 1.000 cây dó bầu, 10 năm thành tỷ phú… như giấc mơ treo lủng lẳng trước mắt nhiều nông dân.
Ông On bên một cây dó bầu đã chết. Ảnh: Phạm Linh.
15 năm trước, ông Hồ Thanh On ở thôn Đông, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng hơn 30 tuổi. Khác với những chàng thanh niên khác, ông không đặt hy vọng vào cây keo, cây sưa…, những loại cây được thu mua hàng năm mà đặt cược vào “canh bạc” lớn.
Một người bà con làm công nhân cho trại giống dó bầu ở Bình Phước mách nước ông về “bí quyết” để thành tỷ phú. Thế là ông mua hạt ươm 5.000 cây dó bầu, bán cho hàng xóm 4.000 cây, riêng ông giữ lại 1.000 cây trong vườn nhà, trên rẫy.
Video đang HOT
“Với chừng đó cây dó, 10 năm sau bán mỗi cây 10 triệu thì được 10 tỷ”, người đàn ông này nhẩm tính. Thế nhưng, trồng được vài năm thì cây chết hàng loạt, cây sống mòn mỏi chờ người mua.
Ba năm trước, tức 12 năm sau khi trồng dó bầu, ông mới bán được 116 cây dó với giá 55 triệu đồng cho tư thương ở Đà Nẵng. Họ khoan đục lỗ cho thuốc vào cấy, nhưng ba năm qua chưa tạo được trầm hương.
Ông On đã thử khoan thân cây để cấy trầm nhưng không thành công. Ảnh: Phạm Linh.
Giấc mộng tỷ phú tan tành, ông On vẫn sống trong ngôi nhà cũ kỹ lọt giữa vườn dó bầu xác xơ. Bão số 9 năm ngoái làm nhiều cây dó ngã xuống mái nhà gây hư hỏng, nhưng bốn tháng qua ông không buồn sửa lại.
Chỉ vào cây huỳnh đàn nơi góc vườn, ông On tiếc, nếu xưa trồng huỳnh đàn thì giờ kinh tế đã khá khẩm, cây huỳnh đàn có giá trị lấy gỗ, còn cây dó bầu nếu không tạo được trầm chỉ làm củi vì thân mềm, xốp.
Cùng “khởi nghiệp” với ông On, ông Hồ Văn Kỳ, ở cùng thôn cũng trồng hàng trăm cây dó bầu, nhưng chỉ còn lại 20 cây do cây bệnh tật, chết dần. Gần đây, ông hỏi thợ chuyên cấy trầm thì được biết giá thuốc đến vài triệu đồng một lít (một lít cấy được 2-3 cây), nhưng chưa chắc đã thành công nên ông không dám phiêu lưu. Giấc mơ tạo trầm bỏ dở, vườn dó bầu của ông được thương lái mua với giá một triệu đồng một cây để làm nhang nhưng ông không bán vì tiếc rẻ công chăm sóc.
Đi rừng từ nhỏ, ông Kỳ nói rằng trong hàng triệu cây dó bầu trong rừng mới có một cây có trầm. Trầm hương và kỳ nam tự nhiên có ở những cây dó lâu năm bị thương tích, tiết ra nhựa để bảo vệ vết thương, lâu ngày kết tinh thành. “Hồi đó mình kỳ vọng nhưng đúng là chích thuốc không dễ gì tạo được trầm, nếu có chỉ tạo ra được loại chất lượng thấp, giá không cao”, ông Kỳ đúc kết.
Ông Đinh Văn Phong, Chủ tịch UBND xã Trà Sơn cho biết, nhiều năm trước hàng chục người dân của xã trồng dó bầu nhưng đến nay chưa ai tạo được trầm. Cây dó được bán cho doanh nghiệp với giá rẻ, vì trồng dó bầu không hiệu quả nên bà con phá bỏ trồng cây khác.
Vườn dó bầu của người dân xã Trà Sơn ngã đổ sau những cơn bão năm 2020. Ảnh: Phạm Linh.
Một công nhân chuyên cấy tạo trầm cho doanh nghiệp ở Quảng Nam tiết lộ, không chỉ ở Trà Sơn, khoảng 15 năm trước, nhiều người dân xã Trà Thủy, Trà Thanh huyện Trà Bồng cũng chạy đua trồng dó bầu. Nhưng việc cấy tạo trầm không đơn giản như nhiều người nghĩ, bản thân anh cũng chưa cấy tạo được thành công.
Sự hình thành trầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loài dó, thổ nhưỡng và thảm thực vật nơi cây dó sống, chất lượng chế phẩm loại thuốc cấy tạo trầm… “Do nhiều yếu tố như vậy nên trong rừng tự nhiên vốn đã khó tạo trầm, một cây dó bầu trồng 10 năm ở ngoài càng khó”, anh nói.
Thực tế, người dân Bình Phước, Đồng Nai… những nơi tiên phong trong việc trồng dó bầu tạo trầm cũng từng vỡ mộng sau nhiều năm ồ ạt trồng.
Bà Phạm Thị Phú Tiên, giám đốc một doanh nghiệp chuyên nhập cây dó bầu từ Đồng Nai, Quảng Nam… để sản xuất hương trầm hơn 10 năm ở Quảng Ngãi cho rằng, khi không tạo được trầm, cây dó bầu chỉ là loài cây gỗ mềm, so với các loài cây khác, cây này không mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
UNFPA viện trợ bổ sung 800.000 USD cho phụ nữ các tỉnh miền Trung
Với tổng hỗ trợ 1,34 triệu USD cho cứu trợ khẩn cấp, UNFPA hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, giúp các cơ sở y tế bị ảnh hưởng bởi bão lụt sớm trở lại hoạt động bình thường.
Cán bộ UNFPA chuẩn bị bộ đồ dùng thiết yếu để phân phán cho phụ nữ tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ. (Nguồn: UNFPA)
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam vừa viện trợ bổ sung 800.000 USD từ Quỹ ứng phó khẩn cấp của Liên hợp quốc để hỗ trợ kịp thời cho phụ nữ và trẻ em gái ở 8 tỉnh miền Trung và thành phố Đà Nẵng bị ảnh hưởng bởi bão lũ liên tiếp trong thời gian qua, nâng tổng số tiền hỗ trợ lên 1,34 triệu USD (khoảng hơn 31 tỷ đồng)
Khu vực duyên hải miền Trung của Việt Nam đã hứng chịu lũ lụt chưa từng có với những trận mưa lớn kéo dài và các trận bão liên tiếp kể từ đầu tháng 10 năm nay khiến 153 người tử vong và mất tích, 222 người bị thương. Ít nhất 5,5 triệu người trong khu vực này đã bị ảnh hưởng, trong đó khoảng 1,3 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 92.000 phụ nữ mang thai.
Trong điều kiện thảm họa thiên tại, việc mang thai và kinh nguyệt của phụ nữ vẫn diễn biến bình thường. Do đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vẫn cần phải được duy trì và không bị gián đoạn. Nguy cơ bị bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ngày càng gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng, vì vậy cần tiến hành ngay các biện pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả đối với phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực và xâm hại.
Theo kết quả của cuộc đánh giá nhanh có sự tham gia của các chuyên gia UNFPA được thực hiện vào tháng 10 vừa qua, tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền Trung Việt Nam, lũ lụt và sạt lở đất đã gây ảnh hưởng nặng nề tới các cơ sở chăm sóc y tế, làm gián đoạn các chương trình chăm sóc y tế công cộng như khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh và kế hoạch hóa gia đình. Phụ nữ và trẻ em gái không thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, bao gồm chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản.
Thiên tai đã buộc phụ nữ và trẻ em gái phải di chuyển tạm đến các khu sơ tán mà không kịp chuẩn bị các các đồ dùng cần thiết. Kết quả là họ không được đảm bảo vệ sinh đúng cách và không được tiếp cận các đồ dùng cơ bản như băng vệ sinh, quần áo và đồ lót trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng nước sạch, giặt giũ và phơi quần áo và đồ dùng vệ sinh cá nhân, cũng như xử lý đồ vệ sinh cá nhân sau khi sử dụng.
Với tổng hỗ trợ 1,34 triệu USD cho cứu trợ khẩn cấp, UNFPA hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục lưu động tiếp cận tới người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ cũng như hỗ trợ y tế cho các phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực giới. UNFPA cũng hỗ trợ các trang thiết bị chăm sóc sản khoa giúp các cơ sở y tế bị ảnh hưởng bởi bão lụt sớm trở lại hoạt động bình thường.
Các vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng gia tăng trong bối cảnh COVID-19. Báo cáo gần đây cho thấy số lượng các cuộc gọi điện thoại đến các đường dây nóng đề nghị được giúp đỡ trong thời gian có dịch đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ các năm trước đây. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng các rủi ro bạo lực đối với phụ nữ (thể chất, tình dục, tinh thần và kinh tế) đã tăng một cách đáng kể trong giai đoạn thảm họa.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: "Thảm họa thiên tai như ở miền Trung có thể làm cho cuộc sống của người dân thay đổi trong chớp mắt. Thiên tai sẽ phá hủy hàng nghìn ngôi nhà và buộc mọi người phải đi lánh nạn. Phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ thảm họa. Không thể để phụ nữ phải tử vong khi sinh con và chúng ta phải đảm bảo điều này ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp."
Bà Naomi Kitahara nói thêm: "Trong quá trình lánh nạn, ai cũng cần những nhu cầu thiết yếu, từ thức ăn và nước uống đến các vật dụng vệ sinh và chăm sóc y tế. UNFPA đang nỗ lực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam khôi phục và cải thiện cuộc sống của các nạn nhân lũ lụt, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất. UNFPA bày tỏ sự cảm thông với các nạn nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Sự đóng góp này thể hiện tình đoàn kết của chúng tôi với người dân Việt Nam, nhiều người trong số họ đã phải chịu thiệt hại về nhà cửa, sinh kế và đồ đạc do lũ lụt tàn phá."
Trước đó, vào ngày 24/11, 5.704 bộ đồ dùng thiết yếu đã được bàn giao cho Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam để phân phát tới phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực giới tại ba tỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, và Quảng Nam. Ngày 29/11, ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA đã có mặt tại tỉnh Quảng Nam để gửi tặng bộ đồ dùng thiết yếu này tới tay phụ nữ nông dân tỉnh Quảng Nam.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phát động Chương trình 'Tết ấm cho em' năm 2021 Ngày 25/11, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức phát động chương trình "Tết ấm cho em" Xuân Tân Sửu năm 2021 tập trung hướng đến đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, chịu ảnh hưởng bởi bão lụt. Tiếp nối...