Vỡ mộng du học mùa COVID-19
Cô gái nhỏ buồn hiu, thời gian qua đã nỗ lực rất nhiều vì giấc mơ du học.
Con bé đã ôm ấp giấc mơ du học từ những năm đầu cấp III, ra sức học tiếng Anh. Biết gia đình không có điều kiện cho đi du học tự túc, con bé đặt mục tiêu sẽ tìm được học bổng ở những trường đại học danh tiếng ở Mỹ hoặc Úc trong năm nay.
Nhưng trải qua một mùa COVID-19, con bé đã chẳng còn mộng tưởng du học nữa. Mỹ đang là quốc gia có người nhiễm SARS-CoV-2 và tử vong đứng đầu thế giới. Nhiều du học sinh còn đang phải chịu cảnh bơ vơ, khổ sở bên ấy. Các quốc gia phương Tây cũng trong tình trạng dịch bệnh chưa khả quan. Trường đại học đóng cửa, những chuyến bay không biết khi nào mới được tiếp tục.
Suốt mùa dịch, cô gái nhỏ vẫn chăm chỉ học online. Kết quả các bài kiểm tra vẫn đạt điểm rất cao. Nhưng con bé đã thôi nói về giấc mơ du học. Cuối năm tốt nghiệp, rồi tùy theo tình hình mà tiếp tục những quyết định mới cho con đường phía trước. Con bé kể bạn bè cũng thế, giờ chúng không còn nói với nhau về những kế hoạch “săn học bổng” nhiều như trước.
Vào lúc này, mọi thứ điều có thể tạm dừng lại, kể cả những giấc mơ. Nghĩ thương bọn trẻ. Trong chuyến bay đón công dân, du học sinh về nước hồi cuối tháng Ba, gia đình anh chị bạn tôi đã mừng rơi nước mắt vì con trai đã được trở về nhà. Về được nhà mới là quan trọng nhất. Hôm trước đọc tin nhiều du học sinh gặp khó khăn trên đất Mỹ, không tiền, không chỗ ở, phải ra đường cầm bảng xin hỗ trợ, chùng lòng. Những người trẻ thay vì được tiếp tục lao đi trên con đường chinh phục ước mơ, gặt hái thành tựu giờ đang phải sống những ngày sợ hãi, ám ảnh, không biết rồi sẽ như thế nào. Bao ông bố bà mẹ có con đang ở nước ngoài giai đoạn này có lẽ cũng chẳng được an giấc.
Video đang HOT
Mọi thứ đang thay đổi theo cách mà con người không thể nào ngờ đến được. Ba tháng trước, khi dịch bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu, các nước phương Tây vẫn còn chưa bị ảnh hưởng nhiều, cháu họ của tôi cũng lên đường sang Mỹ định cư. Bố mẹ đồng ý cho con đi ngay một phần vì thời gian chờ đợi được đi đã quá lâu, phần khác sợ rằng khi dịch bệnh tại Việt Nam phức tạp, Mỹ sẽ tạm cấm nhập cư. Nhưng đi được rồi, về nhà bố mẹ lại nươm nướp lo. Những dòng trạng thái Facebook của hai mẹ con cứ buồn lo, hoang mang chờ đợi. Tương lai phía trước thật chẳng biết như thế nào. “Giấc mơ Mỹ” bao năm lẽ ra đã như ý nguyện, nhưng mà bây giờ…
Tấm chắn giọt bắn được sử dụng tại một trường THPT – Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM)
Hôm qua, chúng tôi – những kẻ đã già – trò chuyện với nhau về bọn trẻ. Mới hay, chúng cũng đã đổi thay nhiều lắm sau dịch bệnh. Những đứa trẻ nào giờ chỉ biết ăn chơi học ngủ, bây giờ, chúng không còn vô lo. Biết tiết kiệm hơn, ý thức được việc giữ gìn sức khỏe, chịu ăn uống ở nhà, nghĩ nhiều về tương lai và những lựa chọn…
Cho dù là gì, bọn trẻ đều buộc phải đối diện và vượt qua. Điều may mắn nhất là Việt Nam hiện vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, cuộc sống đã trở về những nhịp an toàn hơn trước.
Tháng 5, những bóng áo học trò đã được đến trường. Niềm vui trường lớp đã trở lại, nhưng nhìn các em, các cháu nhỏ vừa đi học vừa đeo khẩu trang, nón bảo hộ và ngồi giãn cách 2m trong lớp, thấy thương quá.
Những giấc mơ nào sẽ bắt đầu hay đã vỡ tan qua mùa dịch bệnh?
Nón lá của mẹ
Hốt hoảng, tôi quáng quàng lột nón, ôm chạy vô buồng để "phi tang". Ngang qua cửa buồng, tôi luýnh quýnh vấp chân té oạch.
Thời mẹ tôi là thời "cực thịnh" của nón lá. Mình mẹ có tới ba chiếc nón: nón đi làm đồng, nón đi chợ, nón đi chơi. Nón đi làm đồng là nón cời, thường cũ kỹ, bung hết vành, dưới còn trơ mép lá như răng cưa.
Ấy là thứ nón rẻ tiền chằm thô, hoặc nón phế thải từ những chiếc nón dùng đi chợ, đi chơi "hết tuổi". Dãi nắng dầm mưa lâu ngày, lớp lá ngoài chiếc nón cời chỗ thâm đen, chỗ bạc phếch. Kệ! Đi làm chủ yếu cần nón che nắng che mưa chứ đâu cần xấu đẹp, mẹ lý luận vậy.
Ụp cái nón cời lên đầu, trông mẹ y chang một... bà nông dân lam lũ thứ thiệt, dù tôi nhớ lúc ấy mẹ còn trẻ lắm; đâu chừng ba lăm, bốn chục tuổi là cùng.
Nón đi chợ thì đỡ hơn; chưa tới mức bung vành nhưng cũng đã cũ, lá chằm bắt đầu rộp, ngả vàng. Vậy nhưng mẹ vẫn giữ gìn cẩn thận, đi chợ về là gỡ nón, máng lên chiếc đinh cao trên vách, không cho lũ nhóc nghịch ngợm tùy nghi quơ đội. Mẹ bảo: "Đội nón phải cẩn thận, ý tứ. Phá phách như bây thì nón nào còn".
Vậy nhưng, tuyệt nhất phải kể tới chiếc nón thứ ba - tức nón đi chơi - của mẹ. Nón này là nón cao cấp, lá chằm khéo nên cầm lên thấy mỏng và nhẹ. Đường kim mũi chỉ đương nhiên sắc sảo khỏi phải bàn. Nón ít đội nên lá chằm lúc nào cũng trắng tinh, lớp dầu quang bên ngoài còn bóng lộn. Quai nón bằng vải nhung đen móc vào cằm êm hết biết. Nghe nói nón ấy dưới quê không bán, là do ba có việc lên phố mua về tặng mẹ.
Mẹ quý chiếc nón ấy lắm. Ngày thường không sử dụng, mẹ bọc nón vào chiếc bao ni-lông to để chống bụi; còn đem vào tận phòng ngủ cất trên đỉnh mùng. Gọi "nón đi chơi" nhưng thực ra đời mẹ có mấy dịp để đi chơi ngoài những bận hiếu hỉ như giỗ chạp tết nhất. Lâu lâu tới dịp, mặc quần áo mới, đội chiếc nón "xịn" lên đầu, trông mẹ trẻ ra tới... mười tuổi khiến lũ con trầm trồ không ngớt. Còn ba chăm chăm nhìn mẹ; lại còn cười tủm tỉm làm mẹ xấu hổ mặt đỏ bừng...
Ngày thường, có việc chạy ra nắng ra mưa, tôi hay quơ chiếc nón cời treo chái bếp của mẹ mà đội. Thiệt tình tôi có mũ, nhưng cái nón (cho dù là nón cời) vẫn có công dụng che nắng rất đã. Còn mưa đương nhiên khỏi nói, mũ bị ướt chứ nón thì không. Mẹ cũng biết vậy nên không cấm, chỉ dặn: "Đội nón trời gió phải cẩn thận, lấy tay giữ vành, không được để gió bay".
Phải, đội nón sợ nhất là gió bay. Gió giật mạnh khiến nón gãy vành, đứt quai, tệ hơn còn cuốn đi xa mất dạng, không tài nào đuổi theo nhặt kịp. Đương nhiên, sự "cấp phép" của mẹ cho lũ con cũng chỉ tới chiếc nón đi chợ là hết. Nón đi chơi thì cấm ngặt!
Thói đời, con nít cái gì càng bị cấm càng thèm. Tôi cũng không ngoại lệ, đợi dịp ba mẹ đi vắng, tôi rắp tâm lẻn vào phòng, bắc ghế leo lên đỉnh mùng, mở bao lôi chiếc nón quý xuống. Đội nón lên đầu, tôi ra đứng trước gương ngắm nghía đủ kiểu coi mình... đẹp cỡ nào. Đẹp thiệt. Say mê ngắm nghía một thôi một hồi mất cảnh giác, tới lúc phát hiện thì, ôi thôi, ba mẹ đã bước vào sân.
Hốt hoảng, tôi quáng quàng lột nón, ôm chạy vô buồng để "phi tang". Ngang qua cửa buồng, tôi luýnh quýnh vấp chân té oạch. Người tôi lăn xoài, đè lên cái nón quý của mẹ, dẹp lép!
Chứng kiến cảnh ấy mặt mẹ tím lại. Không nói không rằng, mẹ bước xuống rút soạt chiếc roi tre giắt trên mái bếp. Ba nhìn bộ mặt tôi tái dại, lật đật theo chụp tay mẹ, can: "Thôi, con nó lỡ dại, tha đi. Rồi anh lên phố mua cho cái khác...".
Bắt quả tang chồng 11 lần ngoại tình nhưng vướng "chiếc vòng kim cô" 360 triệu, cô vợ hỏi một câu nhức nhối và lời đáp Bắt quả tang chồng ngoại tình 11 lần nhưng vẫn là chồng tốt khi ở nhà, đưa đều 360 triệu/năm, câu hỏi của cô vợ này khiến nhiều đáp án được đưa ra. Nhưng... "Phải làm gì khi bắt quả tang chồng ngoại tình 11 lần nhưng anh ta ở nhà vẫn là chồng tốt, tháng vẫn đưa em đều 30 triệu hả...