Vợ mê trò “đỏ đen”, chồng tức giận làm điều kinh hoàng, không ai dám tiến lên can thiệp cứu giúp
Vợ mê trò “đỏ đen”, chồng tức giận làm điều kinh hoàng, không ai dám tiến lên can thiệp cứu giúp
Từ trước đến nay, cờ bạc và ma túy thường được coi là nguồn gốc của nhiều vấn đề tội phạm. Gần đây, tại Trùng Khánh (Trung Quốc) đã xảy ra một sự kiện bạo lực gia đình đang làm xôn xao dư luận. Cụ thể, vợ say sưa cờ bạc, bỏ mặc con ốm sốt ở nhà khiến chồng nổi trận lôi đình, tìm đến chỗ vợ chơi bài, đánh đập cô dã man. Cảnh tượng khiến nhiều người hốt hoảng, sợ hãi.
Theo đó, ban đầu, người chồng đã nhẫn nhịn chịu đựng vì con cái, nhưng ngược lại, người vợ lại chứng nào tật nấy không chịu chăm lo chồng con nên khiến chồng và gia đình chồng cực kỳ bất mãn. Sự nhẫn nhục của người chồng lâu dần khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Khi không thể chấp nhận được sở thích đánh bạc nghiện ngập của vợ, người chồng đã đến thẳng nhà của bạn vợ mà không nói một lời. Thay vào đó, anh ta lao vào đánh đập vợ mình một cách dữ dội. Hành động này khiến mọi người xung quanh hoảng sợ đến mức không ai dám can thiệp vào cuộc xung đột.
Trong cơn nóng giận, ngay cả khi người vợ đã ngã xuống đất, người chồng không dừng tay. Người đàn ông đè vợ xuống đất dùng vũ lực liên tục. Trong cơn giận dữ, lý trí của người chồng bị che mờ, anh ta nắm tóc vợ, đưa một lá bài vào miệng cô và hét lớn: “Tôi chẳng thèm tìm cô khi cô bài bạc thâu đêm thế nhưng cô ngày càng quá đáng, hôm nay cô vẫn đi chơi bài dù con đang sốt rất cao, cô có còn là con người nữa không? Có xứng làm mẹ nữa không? Tôi đánh cho cô tỉnh ra!”.
Video đang HOT
Cảnh chồng đánh vợ này đã được quay lại và đăng tải trên mạng thu hút sự chú ý lớn. Tuy nhiên, trong phần bình luận, mọi người không chỉ lên án hành động bạo lực của người chồng. Họ cho rằng mọi vấn đề đều có hai mặt, vợ đã nghiện cờ bạc đến mức khó cứu, bỏ qua việc con đang ốm để tham gia cờ bạc, điều này là nguyên nhân khiến “giọt nước tràn ly”. Tuy nhiên, một số người cũng nhấn mạnh việc sử dụng bạo lực không phải là giải pháp, và tốt nhất là cả hai nên tìm đến sự can thiệp của pháp luật để giải quyết mọi mâu thuẫn.
Công an TP.HCM nói về tội phạm lập nhóm, hội kín bàn chuyện cướp giật
Công an TP.HCM cho biết, nhiều đối tượng lập các hội, nhóm kín trên Zalo, Telegram, Facebock...để bàn cách trốn nợ, vay nợ, bùng nợ, cướp tài sản, cờ bạc, ma túy hay các hình thức tệ nạn xã hội khác.
Chiều 14/12, UBND TP.HCM họp báo thông tin về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố.
Tại buổi họp báo, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP đã trao đổi về tội phạm trên không gian mạng.
Theo ông Hà, tình trạng tội phạm lợi dụng không gian mạng lập các hội, nhóm kín (Zalo, Telegram, Facebook...) với mục đích tìm cách trốn nợ, vay nợ, bùng nợ hay bàn bạc thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến tội phạm "tín dụng đen", cướp tài sản, tội phạm cờ bạc, ma túy hay các hình thức tệ nạn xã hội khác...đang rất đáng lo ngại.
Thượng tá Lê Mạnh Hà cung cấp thông tin tại buổi họp báo
Thậm chí, một số đối tượng có hành vi phát tán các bài viết để hướng dẫn thực hiện hành vi phạm tội hoặc lôi kéo, bàn bạc cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội.
Theo Thượng tá Hà, môi trường không gian mạng là nơi dễ dàng tập hợp nhiều đối tượng đang rơi vào khó khăn, túng quẫn, lười lao động và có xu hướng hình thành tư tưởng phạm tội và băng nhóm tội phạm.
Ông Hà nhận định, đây là hành vi hết sức nguy hiểm. Phía Bộ Công an và Công an TP.HCM đã chủ động nắm và dự báo tình hình, đề ra nhiều nhóm giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra khám phá các vụ án kịp thời.
Cụ thể, phối hợp Sở Thông tin - Truyền thông kiến nghị Bộ Thông tin - Truyền thông yêu cầu các công ty cung ứng dịch vụ mạng xã hội nâng cao trách nhiệm quản lý nội dung, kịp thời gỡ bỏ các hội, nhóm, tài khoản, trang mạng xã hội có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam.
Công an TP cũng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm gây phát sinh những hệ lụy xấu trong xã hội như: ma túy, tín dụng đen, cờ bạc,...
Đồng thời, tăng cường công tác đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các hành vi hướng dẫn người khác phạm tội trên mạng; hành vi lợi dụng không gian mạng lôi kéo, tập hợp băng nhóm tội phạm.
Song song đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, phòng chống tội phạm. Cảnh báo, khuyến cáo hành vi tạo lập hoặc tham gia các hội nhóm có tính chất, xu hướng tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật để người dân chủ động nhận biết, không tham gia.
"Đối với gia đình, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp cần quan tâm quản lý con em, học sinh, nhân viên tham gia các hội nhóm tiêu cực trên mạng xã hội để kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm tội xảy ra", Thượng tá Hà nói.
Ông Hà cũng thông tin thêm, Công an TP đã xây dựng Kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Trong đó, phân công cụ thể trọng tâm công tác, chỉ tiêu tấn công, trấn áp tội phạm đối với từng lực lượng, từng cấp với quan điểm "triệt xóa các băng nhóm ngay từ khi mới hình thành; đối với tội phạm ma túy phải đánh cả đường dây, bắt đối tượng cầm đầu, không đánh khúc giữa; đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng... phải nhận diện tội phạm, lựa chọn điểm đột phá, "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không vùng cấm, không có ngoại lệ".
Truy quét cờ bạc miệt sông nước Vĩnh Long Hoạt động cờ bạc ở các tỉnh, thành sông nước miền Tây Nam bộ quy mô không lớn nhưng diễn ra thường xuyên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự, phát sinh hoạt động tội phạm khác. Chiều 3/11, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Công an huyện Trà Ôn kiểm...