Vợ… mặn!
Vợ tôi hơi xinh, hơi mập, hơi nâu, cười hơi nhiều, nhưng ngọt ngào thì… không hơi chút nào.
Ảnh mang tính minh họa – JCOMP
3 năm sau hôn nhân, vợ đảm đang hơn, nấu cơm nhiều hơn, đi siêu thị thường xuyên hơn… nhưng ngọt ngào thì cứ ngày càng ít đi. Hôm qua, con bệnh, tôi lãnh phần đi mua thuốc.
Vợ nói thế này: “Đi mua xong về nhà ngay, đừng có la cà ở đâu, anh là ham chơi lắm đấy”. Nghe cứ như giọng của sếp đang khủng bố nhân viên. Tôi ra khỏi nhà cùng suy nghĩ, sao vợ mình không nói “Anh ơi, đi nhanh về nhanh nhé, mẹ con em chờ anh”.
Nhưng ngay cả lúc con chẳng đau ốm gì, vợ không có gì lo lắng thì giọng của vợ cũng “mặn chát”. Mới đây, nhân ngày tình nhân, tôi mua một hộp sô cô la loại xịn mang về tặng nàng, cũng là có ý bóng gió mong vợ tăng đô ngọt ngào. Vợ vừa cắn một miếng, nhăn mặt: “Loại gì mà đắng thế này, lại còn có rượu trong nhân, làm sao ăn được. Mất toi cả đống tiền rồi”.
Nhân những lúc đưa tiền về cho vợ, lúc thấy vợ cười, tôi bèn gợi ý: “Má thằng cu có nụ cười đẹp thật, thêm giọng nói dịu dàng nữa là tuyệt vời”. Bà vợ trố mắt như nhìn kẻ trộm vào nhà, rồi nhếch mép: “Làm mẹ, làm vợ rồi, bà nào cũng quen quát hơn nói. Trong nhà bao nhiêu thứ phải làm, phải nhắc, mệt quá… Hét lên mà chồng con còn chưa nghe, ở đó mà ngọt ngào”.
Tôi tự rút ra kỹ năng sống, muốn được hưởng sự ngọt ngào, thì phải biết vâng lời… vợ.
Video đang HOT
Nhớ lại, lúc mới quen nhau, vợ tôi ít nói, tôi phải nài nỉ mới nghe nàng nhỏ nhẻ vài lời. Sau ngày cưới, vợ có tiến bộ, tăng số lượng lời nói, nhưng chất lượng nói thì không tăng, lại giảm dần so với cùng kỳ năm trước. Nhưng, cũng thông qua tiếp xúc với người ngoài tôi mới biết, vợ chỉ tiết kiệm chất ngọt trong đối nội, chứ bên ngoài nàng lại rất hào phóng.
Tôi quan sát kỹ, thấy vợ cũng không đến nổi dễ nổi nóng, nổi quạu với chồng con, nhưng nàng cũng chẳng dễ dàng ban tặng cho những người chung một mái nhà sự ngọt ngào. Lý do? Theo vợ tôi, đến cơ quan ngọt ngào với khách hàng để bán hàng nhanh, được tăng lương; ngọt ngào với đồng nghiệp, hàng xóm để được giúp đỡ…
Ảnh mang tính minh họa – Azerbaijan_stock
Còn về nhà, mệt quá rồi, sức đâu mà ngọt, mà ngọt ngào thì được cái gì. “Bây giờ sao, vợ không ngọt ngào, thì chồng không chiều à?”. Câu cuối vợ dài giọng như tàu lửa kéo còi vào ga…
Tôi cũng tự rút kinh nghiệm sống, không nên đòi hỏi nhiều chất “ngọt”, sẽ tự gây cho mình thói quen. Ở nhà, vợ ít ngọt, có lẽ nhằm để khi ra ngoài, tôi không bị dị ứng trước những lời cay đắng của người đời. Đấy, tình huống nào mà chẳng có mặt tích cực.
"Căng não" vì phải tặng quà tết cho cả sếp và cha mẹ sếp
Nát óc tính toán mua sắm để biếu, tặng người thân đã mệt mỏi. Việc biếu quà cho sếp còn cực nhọc hơn nhiều.
Năm nào cũng vậy, cứ tết đến, họ hàng của tôi hay đem cho nhà tôi măng, miến khô, bánh, mứt... dù mẹ tôi sợ tiểu đường, gout; tôi sợ mập nên ít ăn.
Bánh ít đi, bánh quy lại. Mẹ tôi trước đó thường dặn tôi đi siêu thị mua một ít bánh để tặng, biếu lại cho phải lễ. Hay đơn giản hơn là lấy quà của nhà này tặng cho nhà khác, vì đôi khi món đồ được cho nhà tôi không dùng đến do đã có, để lâu sợ hư. Cũng có khi món đồ đó là món không hợp với khẩu vị, sở thích của nhà tôi.
Chuyện được tôi không mừng mà cái mất là lớn với tôi. Tôi mất thời gian chạy đi biếu, tặng khi đến 27-28 tết tôi mới được nghỉ. Lau chùi, dọn dẹp trong ngoài cũng đã hụt hơi. Ngơi tay là phải chạy đi mua sắm, đến nhà biếu quà cho bà con trong cái nắng chang chang. Đến tối cả người mệt mỏi, chân tay rũ rượi, chẳng thể mở miệng ra than câu nào vì đã thành nếp.
Dù sao chuyện tặng quà tết ký gạo thơm, chai nước mắm ngon... cũng chỉ là chuyện nhỏ so với chuyện phải nghĩ xem mua món ngon vật lạ gì để tặng cấp trên dịp xuân mới, tết đến.
Nhiều người phải mệt mỏi vì nghĩ đến chuyện tặng quà cho sếp khi tết đến. (Ảnh minh họa)
Gần đây tôi mới biết được văn hóa biếu quà tết cho sếp từ... sếp. Số là tôi "nhảy việc" sang một văn phòng đại diện phía Nam của một cơ quan được vài tháng thì tết đến.
Là người thân của sếp trưởng văn phòng nên tôi được nhờ đi mua quà tặng. Ngoài vài chậu lan hồ điệp, vài giỏ quà có bánh, mứt, chocolate, rượu ngoại thì món quà gọn, nhẹ và sang hay được sếp tôi chọn mua là rượu ngoại. Giá dưới một triệu năm trăm ngàn đồng là duyệt. Đem hóa đơn đỏ về để cơ quan thanh toán lại.
Số quà biếu đó đi đâu, đến nhà ai là chuyện bí mật. Riêng có chuyện sếp trưởng văn phòng công khai là chuyện sẽ đi trao quà cho sếp tổng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho trưởng văn phòng phía Nam từ khi còn là một nhân viên thường. Dù là sếp tổng đã có quyết định về hưu dịp tết đó.
Chưa hết, sếp nữ của tôi còn cho biết sẽ đến thăm và biếu quà cho hai cụ thân sinh của sếp "nguyên tổng" vì đã tặng vài năm trước. Giờ cứ theo truyền thống mà làm.
Đang trong dòng thời sự tết, sếp nữ tôi bỏ nhỏ với tôi rằng văn phòng cũng nên học tập truyền thống tặng quà tết cho sếp như cô ấy - người đã vất vả cả năm qua để đảm bảo cuộc sống, đồng lương của mười nhân viên, trong lúc nhiều nơi còn khó khăn.
Chưa hết, tôi nên kêu gọi các nhân viên khác cùng mua quà và đi tặng quà cho bố mẹ cô ấy, một cách để cảm ơn hai cụ đã sinh ra một đứa con như cô ấy - sếp của văn phòng. Và cô ấy xứng đáng với điều đó. Như cô ấy đã làm với bố mẹ của sếp tổng.
Vào tết năm đó không phải đi tặng quà cho bố mẹ sếp làm tôi thấy nhẹ nhõm hẳn.
Từ ngạc nhiên đến sốc chỉ trong phút chốc, tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Vì trước đó tôi chưa từng đến nhà sếp nào, cũng chưa từng tặng thùng bia, chai rượu nào. Làm sao tôi có thể gợi ý cho các đồng nghiệp trong cơ quan chuyện đi biếu xén, tặng quà cho cấp trên của mình?
Thôi thì tôi tính để thỏa tính sĩ diện của sếp tôi tự mình bỏ tiền túi ra mua một giỏ quà tặng, sẽ đẹp lòng cả ba bên. Kẹt nỗi tôi không biết hai cụ thích gì, có bệnh gì để kiêng cữ đồ ăn, thức uống gì hay không. Mua gì để khỏi bị đụng với những thứ nhà đã có hay đang được biếu đầy nhà...
Cũng may, sau đó sếp tôi nghĩ lại, nói tôi đi đặt mua mười lăm giỏ quà trong siêu thị cho nhân viên văn phòng và một số để biếu riêng.
Năm đó tôi chẳng biết trọng trách đi biếu quà cho bố mẹ sếp được giao cho ai, nhưng không phải là mình tôi thấy nhẹ nhõm hẳn.
Giờ lại đang vào mùa người người, nhà nhà ùn ùn đi biếu, tặng nhau mùa tết. Tôi chỉ mong cận tết mọi người lòng thành trao nhau tiếng cười, niềm vui để xua tan những âu lo, mệt mỏi của những ngày tháng cũ để mùa xuân thêm rộn rã, sắc hương mà thôi.
Muốn biết chồng yêu vợ hay không, cứ nhìn vào việc đi siêu thị với vợ là rõ Tình yêu và hôn nhân đâu phải những thứ quá to tát, mà chính là cách cư xử với nhau hàng ngày, từ những gì đời thường, nhỏ nhặt nhất. Có lẽ chẳng mấy người nghĩ việc đi siêu thị thế mà lại thể hiện tình yêu của chồng dành cho vợ song điều đó lại thật sự đúng. Bởi vì tình yêu...