Vợ lên mạng khoe chồng chăm việc nhà, không ngờ lại bị dân mạng “công kích”
Hạnh phúc vì lấy được người chồng tâm lý, sẵn sàng san sẻ việc nhà, cô vợ trẻ lên mạng chia sẻ niềm vui.
Thế nhưng, thái độ của dân mạng lại không như những gì cô mong đợi.
Người ta thường nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, suy nghĩ này khá phổ biến trong đại đa số đàn ông Châu Á.
Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng bình đẳng, việc người đàn ông giao hết việc nhà cho vợ, tập trung lo kiếm tiền hay chuyện người phụ nữ chỉ quanh quẩn nơi gian bếp đã không còn được khuyến khích.
Trong xã hội hiện đại, các gia đình có chồng biết chia sẻ việc nhà với vợ có xu hướng sống đời sống hôn nhân hạnh phúc hơn các cặp đôi còn lại.
Gia đình chị Nguyễn Hiền, đến từ Hà Nội là một ví dụ. Chị Hiền chia sẻ, chị luôn cảm thấy may mắn và hạnh phúc vì lấy được anh chồng tâm lý, sẵn sàng san sẻ mọi việc lớn nhỏ trong gia đình cùng vợ.
Tâm sự được chị Hiền chia sẻ nhân dịp chứng kiến hành động dễ thương của chồng vào một buổi sáng khi chị thức dậy trễ.
Vợ trẻ hạnh phúc khoe “chiếc chồng” siêng năng, tâm lý
“Mấy hôm trước là rằm tháng giêng, sáng hôm đó mình dậy trễ, lúc mình ngủ dậy thì chồng đã đi làm rồi.
Khi đi xuống bếp, mình thấy nồi xôi gấc anh dậy sớm nấu sẵn để cúng rằm, kèm lời giấy nhắn dặn vợ nhớ mua đường kính cho thêm vào cho ngon, vì trước đó nhà mình hết đường chưa mua kịp.
Thế là mình chỉ việc đi mua đường cho thêm vào nồi xôi, mâm lễ để cúng anh đều soạn hết rồi. Cảm thấy mình thật may mắn, may mà ở riêng chứ sống chung với mẹ chồng chắc bị đuổi lâu rồi. Có ai vừa nấu ăn không ngon, vừa lười việc nhà như mình không” - Chị Hiền chia sẻ.
Kèm theo bài đăng là bức ảnh chụp mảnh giấy nhắn để lại trên nồi xôi mà chồng chị đã dậy sớm chuẩn bị trước khi đi làm.
Theo người vợ trẻ, chị cảm thấy may mắn và cuộc sống vợ chồng cũng thuận hoà, hạnh phúc hơn khi bản thân hơi vụng về nhưng lại gặp được anh chồng rất tâm lý, siêng năng.
Câu chuyện sau khi được chị Nguyễn Hiền kể lại đã nhận về sự quan tâm, bàn luận từ phía cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, có lẽ chính chủ nhân bài đăng cũng không ngờ rằng, một vài người lại cho rằng cô “tưởng thế là hay” và chê bai, công kích người vợ bằng những từ ngữ khó nghe: “đã vụng còn lười”; “lấy phải vợ siêng ăn nhác làm khổ thật!”; “mong anh chồng giữ vợ thật chặt để đừng làm khổ người khác”.
Dân mạng chia làm hai “phe”, tranh cãi kịch liệt sau khi đọc câu chuyện
Khá bất ngờ, chị Nguyễn Hiền lên tiếng đáp trả: “Đầu năm kể câu chuyện vui mà không ngờ nhiều người sân si, nặng nề vậy.
Mình có hơi lười một chút thì chồng mình làm, miễn sao vợ chồng vui vẻ là được. Mà nói đi cũng phải nói lại, nếu mình chỉ có lười biếng, vụng về thì sao ở được với nhau hạnh phúc suốt bao năm qua.
Đăng lên mới biết nhiều anh gia trưởng quá thể, nói toàn những câu thể hiện sự phân biệt, sau này mỗi khi cãi nhau với chồng mình phải mở mấy bình luận này ra đọc để cảm thấy chồng mình vẫn tốt hơn khối ông ở đây”.
Chủ nhân câu chuyện ngạc nhiên khi chuyện chồng chị chăm làm việc nhà giúp vợ lại trở thành chủ đề để một vài người vào công kích, chê bai.
Bên cạnh vài ý kiến trái chiều, đại bộ phận hội chị em đều thích thú và ngợi khen vợ chồng chị Nguyễn Hiền:
“Chồng mình cũng thế, con từ nhỏ đến lớn một tay anh cho ăn, ru ngủ, tắm rửa. Vợ chồng người ta hoà thuận, chăm sóc nhau vậy mà nhiều ông cũng chê bai cho được”;
“Bạn mình cũng vụng thối vụng nát, chồng làm việc nhà chăm con từ A tới Z. Chồng người ta làm thế vì họ thấy vui và hạnh phúc khi được chăm sóc gia đình, người ta không kêu than gì thì thôi, vậy mà bạn bè xung quanh suốt ngày ý kiến, buồn cười thật!”
Tiktoker 48k lượt follower chia sẻ hành trình dọn dẹp và sống theo phương pháp Konmari
Hành trình dọn dẹp và thực hành sống theo phương pháp Konmari đối với Linh Lê là cả một câu chuyện khá dài.
Linh Lê (sinh năm 1992)
Đang là chủ kênh tiktok "Việc Nhà Không Là Việc Vặt" 48k lượt follow với nội dung chia sẻ vấn đề dọn dẹp và thực hành sống theo phương pháp Konmari.
Là admin và người đồng sáng lập nhóm Ngăn Nắp Phong Cách Nhật 1,5k thành viên để lan tỏa phương pháp và lối sống này đến nhiều người hơn.
Mọi chuyện bắt đầu từ khi gia đình Linh Lê (có 2 vợ chồng và cô con gái 2,5 tuổi) chuyển ra ở riêng với mộng tưởng có 1 căn nhà riêng, thơ như là mơ, thích gì làm nấy... Nhưng không, mọi ước mơ tan thành mây khói vì căn nhà rối tung như canh nấu hẹ khi quần áo giặt xong chất thành đống không gấp, đồ đạc trong bếp cứ chồng chất lên nhau còn chuyện không tìm được đồ xảy ra như cơm bữa.
Thậm chí, ngay cả khi Linh đã thuê thêm giúp việc để "rảnh nợ" thì cũng không thể rảnh. Câu mà Linh được hỏi nhiều nhất đó là: "Linh ơi cái.....ở đâu?". Trả lời nhiều đã phiền nhưng cái làm chị bực hơn cả là: Chính mình nhiều khi cũng không biết cái đó ở đâu dù đây là nhà mình! Tâm trạng mình thường xuyên không tốt.
Linh mất hoàn toàn thời gian dành cho bản thân. Sức khỏe cũng theo đó mà giảm sút rõ rệt. Chị luôn cảm thấy thiếu thời gian và kiệt sức vì việc nhà. Kết hợp với khủng hoảng tiền 30, mặc dù đã cố làm những điều tích cực như: trang trí căn nhà thật xinh, làm bánh, nấu những món ăn ngon, đi spa... nhưng trong lòng mình lúc nào cũng thấy mệt mỏi và không đủ đầy, hạnh phúc và thậm chí... mất phương hướng!
Đó cũng chính là lúc Linh nghĩ cần một sự lột xác mạnh mẽ cho chính mình lẫn căn nhà và có cơ duyên áp dụng dọn dẹp và sắp xếp theo phương pháp Konmari cho toàn bộ căn nhà.
Kênh tiktok gần 48k follower của Linh Lê.
" Mình biết đến Konmari từ năm 2018 với những video hướng dẫn xếp đứng quần áo trên Youtube và không mấy ấn tượng vì mình thấy xếp vậy còn tốn thời gian hơn xếp theo kiểu truyền thống. Khi căn nhà bừa bộn lên đến đỉnh điểm như mình đã chia sẻ ở trên, mình lùng sục và coi rất nhiều TV series trên Netflix về dọn dẹp và sắp xếp lại căn nhà. Mình cũng mua rất nhiều hộp, khay, đồ phân loại tiện ích để làm theo nhưng cũng không giải quyết triệt để được mớ bòng bong đang diễn ra.
Sau này có cơ duyên được biết đến 1 khóa học ngăn nắp do chính tư vấn viên Konmari trực tiếp giảng dạy thì mình mới vỡ ra những thứ mình biết chỉ là phần ngọn. Dù có áp dụng cũng không thể duy trì ngăn nắp dài lâu vì nó không giải quyết được vấn đề gốc rễ bên trong mà phải tự nhìn nhận, đánh giá lại trước khi tiến hành dọn dẹp", Linh Lê chia sẻ.
Cách áp dụng
Video ghi lại 20 ngày dọn dẹp nhà cửa của Linh Lê.
Để có thể "sống" theo những tôn chỉ của phương pháp Konmari thì việc đầu tiên phải làm là "dọn dẹp" lại toàn bộ căn nhà theo phương pháp Konmari. Bạn cứ tưởng tượng việc mình đổ toàn bộ đồ đạc từ một hộc kéo ra, làm trống trơn hộc kéo đó và phân loại, thanh lọc, sắp xếp nó lại từ đầu đến cuối, từ món to nhất đến nhỏ nhắn, vụn vặt nhất, không bỏ sót 1 thứ nào.
Nhưng ở đây không phải là 1 hộc kéo mà là lôi toàn bộ đồ đạc trong căn nhà ra sắp xếp lại. Và trong quá trình dọn dẹp đó, mình còn cảm nhận sâu sắc nó như 1 liệu pháp: bày hết những ngổn ngang trong tâm trí ra sắp xếp lại từ đầu. Hầu như tất cả những ai thực hành dọn dẹp triệt để căn nhà một lần đều cảm thấy "tỉnh" ra, có định hướng, quyết định nhanh chóng và mạnh mẽ, tận hưởng cuộc sống cũng nhiều hơn.
" Mình cũng có biến tấu đôi chút nhưng vẫn đảm bảo đúng tinh thần và những nguỵên tắc bất biến của phương pháp. Mình ví dụ nhé: Khi gấp 2 món của cùng 1 set quần áo (áo quần) chẳng hạn, theo Konmari thì mình sẽ gấp đứng từng món rồi đặt cạnh nhau. Còn mình thì sẽ nghĩ ra cách gấp sao cho món to có thể gói được món nhỏ lại gọn như 1 gói xôi mà vẫn đảm bảo đứng được đúng y như phương pháp Konmari yêu cầu. Cách này đảm bảo bạn không bao giờ rơi vào tình huống thất lạc: tìm được quần mà không tìm được áo và ngược lại. Ngoài ra còn rất nhiều mẹo hữu ích khi áp dụng phương pháp này".
Trong quá trình áp dụng, Linh cũng biến tấu đôi chút nhưng vẫn đảm bảo đúng tinh thần và những nguyên tắc bất biến của phương pháp.
Hiệu quả dễ thấy nhất
- Khi cần món gì thì mình sẽ biết ngay nó đang ở đâu vì đã được sắp xếp theo "nguyên tắc tập trung". Những món thuộc các nhóm khác nhau nhưng phục vụ cho 1 chuỗi hành vi (tắm xong - sấy tóc- chải tóc) cũng sẽ được để gần nhau.
- Căn nhà cực kì hệ thống và dễ thao tác sử dụng, khuyến khích tất cả các thành viên trong gia đình chia sẻ việc nhà cùng nhau.
- Cô con gái nhỏ của chị Linh Lê có tính tự lập hơn từ khi áp dụng phương pháp này. Thay vì trước đây phải lấy đồ cho bé đi tắm hoặc thay quần áo khi bị bẩn thì bây giờ bé tự làm hoàn toàn từ A-Z. Chị Linh cũng thấy đây là cách tốt nhất để rèn luyện sự ngăn nắp, chỉn chu cho 1 đứa trẻ.
- Dù dọn nhà nhưng thứ thay đổi mạnh mẽ nhất lại là nội tâm. Với Linh Lê, Konmari lúc này không chỉ là một phương pháp dọn dẹp mà còn là 1 phong cách sống, một kim chỉ nam cho bất cứ vấn đề nào mình cảm thấy khó khăn khi quyết định.
Khó khăn nhất
Đó chính là việc phải tự "kiểm tra niềm vui" mỗi ngày. Lý do là cuộc sống luôn luôn vận động, thứ thích tháng trước, năm trước chưa chắc hiện tại vẫn là thứ bạn thích đến mức đáng có ở trong cuộc sống. Vậy nên việc luôn phải tỉnh và kiểm tra lại nhu cầu, sự thay đổi của bản thân trong hoạt động sống sẽ giúp không bao giờ rơi vào tình trạng tích trữ " rác" và có sự thay đổi liên tục trong sắp xếp để phù hợp với mỗi giai đoạn sống.
Bạn sẽ luôn phải tỉnh và kiểm tra lại nhu cầu, sự thay đổi của bản thân trong hoạt động sống.
Đây là phương pháp: Chắc chắn tiết kiệm tiền và có lợi cho thế hệ sau
Như Linh Lê thì sau khi dọn dẹp lại toàn bộ tủ quần áo, cảm giác đầu tiên là rất đủ đầy vì xung quanh toàn là những món đồ yêu thích. Cảm giác chẳng cần phải mua thêm bất cứ thứ gì trừ những món thường xuyên phải thay mới như: nội y, tất và đồ mặc nhà.
Một điểm nữa là trước khi dọn dẹp, chị Linh đã được làm một bài tập hình dung đích đến. Nó giúp xác định lại phong cách sống và tiêu chuẩn sống. Vậy nên khi mua sắm, bất cứ thứ gì không thỏa mãn tiêu chuẩn ấy, não bộ vì đã được huấn luyện phải ra quyết định giữ hay bỏ rất rất nhiều lần trong quá trình dọn toàn bộ căn nhà sẽ ngay lập tức bỏ qua và chọn lựa đến khi nào nó gặp món ưng ý thì thôi.
" Mình sẽ dễ dàng mua đúng, mua trúng nhu cầu hơn là mua linh tinh, vớ va vớ vẩn như trước đây. Vì thế mà cũng tiết kiệm tiền hơn nhưng chuẩn mực sống lại được nâng cao hơn nhiều lần".
Cô con gái nhỏ của chị Linh Lê có tính tự lập hơn từ khi áp dụng phương pháp này. Thay vì trước đây phải lấy đồ cho bé đi tắm hoặc thay quần áo khi bị bẩn thì bây giờ bé tự làm hoàn toàn từ A-Z. Chị Linh cũng thấy đây là cách tốt nhất để rèn luyện sự ngăn nắp, chỉn chu cho 1 đứa trẻ.
Có 1 hiểu nhầm cực lớn là: " Konmari chỉ dành cho những ai theo lối sống tối giản". Sự thật là Konmari có thể áp dụng cho tất cả mọi người và mọi phong cách sống vì Konmari đề cao 2 thứ:
- Giữ lại những thứ mang niềm vui, mang đến sự tích cực cho bản thân và gia đình. Số lượng có thể nhiều hơn hẳn các hạng mục khác là điều hết sức bình thường. Việc này rất khác với lối sống tối giản: chỉ giữ lại đồ vật ở mức tối thiểu.
- Sự trải nghiệm. Konmari khuyến khích trải nghiệm tự mua sắm để nhận ra được thứ mình thực sự yêu thích và làm phong phú thêm vốn sống.
Ảnh và video: NVCC
Ly hôn, chồng khẳng định "cho không ai lấy" nhưng khi thấy người đàn ông lạ mà quen trong nhà vợ cũ, anh mới biết mình đã thua cuộc "Bẵng đi hơn năm, hôm ấy là sinh nhật con trai, tôi nhớ nên mua quà tới tặng thằng bé. Không ngờ vừa bước chân vào nhà vợ cũ, tôi sững sờ thấy...", người chồng kể. Vợ chồng ly hôn là điều không ai muốn nhưng cư xử sao cho văn minh để hậu ly hôn đôi bên gặp lại nhau được vui...