Vợ khuyên tôi đi tìm cảm giác ở bên ngoài
Năm nay vợ chồng tôi đều 30 tuổi, gần đây khi tôi đòi hỏi chuyện chăn gối với vợ thì nhận được câu trả lời: “Em mất cảm giác về chuyện đó rồi, nghe nói đến, em phát sợ…”.
Đôi lúc cô ấy kêu tôi nên tìm cảm giác đó ở bên ngoài. Liệu vợ tôi có bị bệnh gì không? Vì chuyện đó mà tôi có suy nghĩ tình cảm lệch lạc và cảm giác muốn tan rã. Xin cho tôi lời khuyên.
Ảnh: slacktory.com
Về mặt sinh lý có thể xuất hiện sự kích thích tính dục do nội tiết tố sinh ra và cũng có khi nội tiết tố bị tổn thương vì lý do nội tiết. Ngoài ra cũng có thể do cơ quan sinh dục bị tổn thương như nấm, viêm nhiễm… làm cho người ta đau đớn nên sợ và mất cảm giác.
Trường hợp của vợ bạn ở tuổi 30 mà cô ấy nói “em mất cảm giác về chuyện đó rồi, nghe nói đến em phát sợ…”, tức là có vấn đề tính dục. “Đôi lúc cô ấy kêu bạn nên tìm cảm giác đó ở bên ngoài”, tức là rất thật. Về mặt tâm lý cho thấy vợ bạn rất thương bạn và rất hiểu chồng, nhưng tự nơi cơ thể mình “phát sợ” khi nghĩ đến chuyện đó. Đây là hiện tượng bệnh lý ở người phụ nữ và cũng có thể do người nam bị “lãnh tinh” nên làm cho người phụ nữ sợ hãi khi gần.
Trường hợp ở bạn cần đi bác sĩ chuyên khoa nam học để khám và đưa vợ bạn đi khám ở chuyển khoa sinh sản. Bạn không nên “suy nghĩ tình cảm lệch lạc và cảm giác muốn tan rã” mà phải cố gắng cùng người vợ đi chữa trị. Trong lúc này, bạn phải đối xử với vợ mình tế nhị và thương vợ hơn để giúp tâm lý của vợ bạn được bình phục và nhận ra mình đang bị một chứng bệnh “sinh lý tình dục”, tránh sự mặc cảm về tâm lý cũng như sự chủ quan cho rằng không có bệnh. Bạn cần lưu ý về tâm lý của những người phụ nữ này rất ngại đi khám và ngại nói đến chuyện chăn gối. Vì vậy bạn cần nhẹ nhàng giải thích hoặc nhờ bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ.
Theo VNE
Video đang HOT
Oái oăm bà ngoại... có bầu
4-5 tháng liền không thấy có kinh nguyệt, bà ngoại nghĩ chắc mình hết "tội nợ". Rồi bà thấy người mệt mỏi, hay hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Tình trạng mệt mỏi khó chịu kéo dài lâu quá, bà đành phải đi khám xem có bệnh trạng gì không. Nghe bác sĩ phán có thai mà bà ngoại rụng rời, hỏi đi hỏi lại nhưng bác sĩ dứt khoát không chịu nói khác.
Con gái nghén, mẹ cũng "ậm ọe"
Mấy hôm nay chị Huyền bỗng nhiên thấy bà ngoại có vẻ mệt mỏi, ít nói cười, cứ chơi với cháu một chút lại thấy bà rút lui về phòng. Những ngày cuối tuần bà thường là người "lăng xăng" nhất, nào là điện thoại tới lui bắt con cháu tập trung về nhà tụ họp, nấu ăn rồi hát hò. Vậy mà tuần này thấy bà lặng thinh, con gái làm toàn món ăn bà thích mà không thấy bà động đũa. Đã vậy thỉnh thoảng lại thấy bà chạy vội vào nhà vệ sinh... nôn khan.
Chị tưởng bà mệt nên hỏi han thì bà giãy nảy như đỉa phải vôi, luôn miệng cáu "mệt đâu mà mệt".
Thấy bà có vẻ lạ, vì mọi lần, nếu trong người mệt mỏi là bà la oai oái, làm nũng con cháu ngay. Vậy mà lần này, nhìn mặt bà tái đi, không chịu ăn, biếng nói chuyện nhưng vẫn nằng nặc nói "không sao"
Bị tra hỏi đến nơi, bà ngoại đành thú thật với con gái là bà... có bầu.
Chị Huyền "mắt chứ o mồm chữ A" nhìn mẹ "con tưởng mẹ mãn kinh rồi chứ. Sao còn có thai được".
Mặt bà đỏ như gấc vì ngượng "ừ thì 4-5 tháng liền không thấy gì, ta cũng tưởng ta sạch kinh rồi. Ai rè, tự dưng thấy người ngao ngao như nghén, thèm ăn của chua, sợ mùi thức ăn, ta đi khám mới biết mình... dính thai. Ai mà ngờ đến tuổi này còn chửa được...".
Bà ngoại năm nay 49 tuổi. Bà sinh được 2 người con, chị Huyền là con cả, đã có gia đình và chị cũng đang thời kì thai nghén, em trai chị Huyền thì nhận được học bổng toàn phần ở Anh nên cả năm mới về nhà 1-2 lần.
Con cái đều đã trưởng thành, việc nhà thì có osi, bà có nhiều thời gian chăm sóc bản thân, đâm ra trẻ hẳn.
Ông cũng vừa nghỉ hưu, thế là sau bao nhiêu năm bận rộn công việc và nuôi con, họ lại như trở về thời trăng mật son rỗi. Ông bà thường xuyên rủ nhau "trốn" đi du lịch, khi thì Đà Lạt, lúc lại Nha Trang hay Vũng Tàu, Sài Gòn. Ông hơn bà 5 tuổi. Mấy ông bà ở cùng khu phố hay tếu táo "Ông bà đến tuổi hồi xuân nên lúc nào nhìn cũng như đôi tình nhân...".
4-5 tháng liền không thấy có kinh nguyệt, bà ngoại nghĩ chắc mình hết "tội nợ" rồi, vì "nó" cũng phập phù khi có khi không từ hơn một năm nay, có khi đến mấy tháng không "bị". Rồi bà thấy người mệt mỏi, hay hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.
Tình trạng mệt mỏi khó chịu kéo dài lâu quá, bà đành phải đi khám xem có bệnh trạng gì không. Nghe bác sĩ phán có thai mà bà ngoại rụng rời, hỏi đi hỏi lại nhưng bác sĩ dứt khoát không chịu nói khác.
Về đến nhà, bà không biết phải giải quyết chuyện này thế nào, nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, muốn nói với con gái nhưng lại sợ các con chê cười. Mà con gái đang bầu bí, kiêng tới phòng phá thai, bà định dấu con đi "giải quyết" một mình, nhưng chưa kịp thực hiện thì đã bị phát hiện.
Chị Huyền trêu mẹ "Hay bà cứ đẻ đi, không có sữa thì con cho cậu bú trực. Ngày xưa vắng mẹ thì cháu bú dì, giờ em bú chị...".
Bà ngoại mặt đỏ như gấc cự nự: "Đi khám bác sĩ bảo tuổi này rất nguy hiểm nếu để đẻ, bác sĩ khuyên nên bỏ thai, mẹ cũng suy nghĩ kĩ rồi, tuy bỏ thai là chuyện thất đức nhưng... cực chẳng đã, giờ không có lựa chọn khác".
Không thể trực tiếp đưa mẹ đi "giải quyết" nên chị Huyền đành nhờ cô bạn thân đưa bà đi.
Sự cố ngoài ý muốn...
Những trường hợp mang thai ở giai đoạn tiền mãn kinh không quá hiếm hoi. Với nhiều phụ nữ, đây là giai đoạn hồi xuân, nhu cầu tình dục bỗng được "đốt nóng" trở lại, việc con cái đã lớn, điều kiện kinh tế đã ổn định cũng góp phần khiến họ thấy được cởi trói, tâm lý thoải mái nên chất lượng "yêu đương" cũng khởi sắc.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt đã không còn đều đặn như trước, khi có khi không, người phụ nữ thường nghĩ rằng "máy móc" của mình giờ đã trục trặc, chừng này tuổi làm sao có bầu được nữa, nên chủ quan, mất cảnh giác, không chú ý chuyện tránh thai.
"Cách đây 1 năm, kinh nguyệt của tôi đang đều bỗng "biến mất" 4-5 tháng liền, vì nghĩ mình đã đến thời kì mãn kinh nên tôi đến cơ sở y tế tháo vòng tránh thai. Vì nghĩ mình đã thành "cau điếc" nên khi hai vợ chồng quan hệ tôi cũng không nghĩ đến việc phải dùng thuốc, rồi cộng thêm việc vợ chồng có tuổi thỉnh thoảng mới 'làm' một cú, nên nghĩ không bao giờ có chuyện mình...dính bầu", chị Thảo, 50 tuổi, cho biết.
Quả thật, với phụ nữ xung quanh lứa tuổi 50, tránh thai là một chuyện phiền phức đáng ngại. Bởi nếu như phụ nữ trẻ có rất nhiều lựa chọn thì với họ, không dễ tìm được giải pháp hợp lý. Phương pháp đặt vòng ít phù hợp với phụ nữ tiền mãn kinh, khi tình trạng viêm nhiễm trở nên phổ biến hơn do nội tiết tố giảm.
Các biện pháp dùng hormone như cũng đem lại nguy cơ cao cho lứa tuổi này; việc tính vòng kinh thì chỉ có ý nghĩa với người có chu kỳ đều đặn, tức với người trẻ. Vì thế, bao cao su là biện pháp hợp lý và khả thi nhất. Tuy nhiên, có sử dụng bao hay không thì họ lại do chồng quyết định.
Và dù có đang "hồi xuân", tần suất quan hệ tình dục của họ không dày và đều như thời trẻ, nhất là nếu vợ chồng lệch pha nhau. Vì thế, nhiều chị cảm thấy thật phí công nếu đầu tư nghiêm túc cho việc tránh thai. Vì thế mà "sự cố' rất dễ xảy ra.
Theo VNE