Vợ không tiết kiệm được gì sau 10 năm tôi đưa lương
Tôi cưới vợ hơn 10 năm, gần 40 tuổi, có hai mặt con. Tôi có trách nhiệm với gia đình, nhiều lúc thấy mình nhu nhược, kinh tế gia đình chủ yếu do tôi lo.
Vợ sinh con rồi nghỉ cả vài năm chăm con nhỏ, công việc không ổn định, có tiền là đầu tư kinh doanh, kinh doanh không thấy lợi nhuận, lương tôi đưa về tháng nào hết tháng đó. Giờ lương tôi gần 30 triệu, bao nhiêu năm qua cật lực làm việc, mơ ước là có căn nhà nhỏ để không phải đi thuê và ổn định để không phải lo nghĩ nhiều. Tôi sống giáp TP HCM, giá nhà đất không cao lắm nhưng thật sự làm hơn chục năm qua, lương bao nhiêu đưa cho vợ, đến nay nhìn lại không thấy dư gì.
Nói về vợ tôi, cô ấy khá rộng rãi, tiêu tiền thoáng, không lo xa, có bao nhiêu đều thích mua sắm, về không thích lại vứt đó. Công việc tôi nhiều nên không biết việc kinh doanh của vợ như thế nào, chỉ tin tưởng nhau là chính. Vợ sống khá ỷ lại, không chịu khó, làm được việc gì là khoa trương trên mạng xã hội rằng vất vả, cực khổ, kể công. Tôi nhiều lần góp ý về tiền bạc và công việc là cãi nhau. Tôi nói cuộc sống phải tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, phòng ngừa lúc ốm đau; vợ lớn giọng nói ông giỏi làm tháng đem về đây 100 triệu đi. Tôi cười mỉa vợ, hỏi lại 10 năm qua cô làm được gì rồi bỏ đi.
Tôi không chi li, tính toán với vợ con, từ những năm trước tôi luôn tâm sự với vợ rằng phải cố gắng làm việc, tích góp để dành tiền mua nhà. Bạn bè lương thấp hơn, họ cũng từ bàn tay trắng, sao họ làm được. Ba mẹ tôi cũng vì vấn đề này mà khá bận tâm, còn vợ cố tình không hiểu, trách móc tôi không làm ra tiền nhiều. Giờ đây tôi thật sự chán, chán không phải vì mình không có nhà mà cảm thấy sống với người vợ không vì gia đình mà cố gắng, trong khi tôi đã nỗ lực vì cô ấy và con.
Theo vnexpress.net
"Chiếc lá cuối cùng" không bao giờ biến mất
Thời gian đối với một số người trôi qua một cách vô nghĩa, nhưng đối với người bệnh, nhất là bệnh hiểm nghèo họ lại thấy thật quý giá.
Sống được thêm một ngày với gia đình, con cháu, bạn bè, họ lại thấy hạnh phúc và trân quý. Nằm giường bệnh với nỗi đau bệnh tật giày vò nhưng họ không nguôi hy vọng, không nguôi khát khao sáng tạo, khát khao mang đến nụ cười và hạnh phúc với những người cùng hoàn cảnh như mình.
Từ câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng"
Video đang HOT
"Chiếc lá cuối cùng" là một truyện ngắn của nhà văn người Mỹ O. Henry được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories. Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Sue và Johnsy là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Behrman là một họa sĩ già cũng sống ở đó; cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
Mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh viêm phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc cô lìa đời. Sue vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Johnsy vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá thường xuân.
Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Johnsy, cụ Behrman ban đầu mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Johnsy suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Johnsy từ cõi chết trở về nhưng cụ Behrman lại chết vì bệnh viêm phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Johnsy. Sue lặng lẽ đến bên Johnsy báo cho bạn về cái chết của cụ Behrman và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" như là bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương và sự sống của con người. Đọc truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng", lúc đầu người đọc có suy nghĩ là cô Johnsy nhất định sẽ chết vì căn bệnh viêm phổi. Nhưng tình huống truyện đã đảo ngược, giàu kịch tính và kết thúc đầy bất ngờ. Chiếc lá cuối cùng sắp rụng và Johnsy sẽ chết.
Sau một đêm bão tuyết, chiếc lá cuối cùng đã rụng mà chẳng ai hay biết, bức vẽ "chiếc lá cuối cùng" vẫn bám chắc cây thường xuân, chính chiếc lá ấy, bức vẽ kì diệu ấy đã cứu sống Johnsy. Cụ Behrman, tác giả của bức vẽ ấy đã chết ở tuổi 60, sau hai ngày bị viêm phổi nặng. Kết thúc bất ngờ ấy, đã khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn của nghệ sĩ già Behrman, đã tô đậm giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.
Cụ Behrman suốt đời chưa chạm tới cái gấu áo của Mĩ thuật, đỉnh cao của nghệ thuật. Cụ khát khao vẽ nên một kiệt tác. "Chiếc lá cuối cùng" được sáng tạo nên trong gió tuyết lạnh lẽo là kiệt tác của cụ Behrman để lại cho đời. Kiệt tác ấy đã kết tinh bao tình thương của người nghệ sĩ chân chính. Kiệt tác ấy đã chỉ rõ nghệ thuật chân chính luôn hướng tới sự sống và hạnh phúc của con người.
Lòng nhân ái, đức hy sinh của cụ Behrman tỏa sáng trang văn và cuộc đời. Cụ đã chết một cách âm thầm, lặng lẽ nhưng cao quý biết bao ! Một cái thang, một cái đèn bão, những chiếc bút và mảng màu... đó là kĩ vật của cụ Behrman để lại cùng bức tranh "Chiếc lá cuối cùng" mãi mãi đẹp như một bài ca...
Bông hoa không cần ánh mặt trời vẫn mãi tỏa sáng
Bạn có bao giờ nghĩ, một người phụ nữ mang trong mình căn bệnh ung thư sẽ mất đi những gì? Không chỉ là bệnh nhân suốt đời, phải chịu đựng nỗi đau về thể xác, mất mát về tinh thần và nhận một "án treo tử thần" mãi mãi...
Người ta sẽ dễ dàng nhớ tới hình ảnh của phòng bệnh, người phụ nữ với cái đầu trọc lóc do tóc rụng trong thời gian dài điều trị hóa chất, bầu ngực bị cắt bỏ bởi khối u... Và đã không ít lần, sau thời gian dài chạy đua với ung thư, nhiều người phụ nữ cũng từ đó mà dần mất đi sự tự tin, khép mình trước những mặc cảm bề ngoài.
Nhân dịp Ngày của Mẹ 13/5, tổ chức Mạng lưới ung thư vú Việt Nam đã kết hợp với NTK Li Lam, cùng nhau ghi lại bộ ảnh "Luôn là người phụ nữ trong tôi" như một phần khoảnh khắc sống vui vẻ, chiến đấu với bệnh tật của 10 bệnh nhân. Từ đó, câu chuyện về những nụ cười, về nghị lực vượt bệnh có thể mang lại cho họ sự tự tin được sống.
"Bất kể trong hoàn cảnh nào, bất cứ người phụ nữ nào, dù phải mất đi mái tóc hay bầu ngực thì họ vẫn là phụ nữ, vẫn là một người mẹ, người vợ. Mọi phụ nữ hãy cứ yêu thương và tự tin với vẻ đẹp ngoại hình, tỏa sáng theo cách riêng của mình. Để từ đó việc yêu bản thân, yêu cuộc sống sẽ trở nên tự nhiên như hơi thở".
Và dù có trọc đầu, có mất đi bầu ngực, hay từng đau khổ với bệnh tật thì phụ nữ thì luôn có quyền được đẹp, được cười như chính họ.
Chúng ta biết Lê Thanh Thúy là một bệnh nhân ung thư và bạn ấy đã mất nhưng bạn đã biết gì những câu chuyện đằng sau cô gái bé nhỏ này không, về tính cách hay những gì Thúy đã làm trước khi mất? Trong suốt giai đoạn điều trị tại bệnh viện, Thúy đã thức hiện nhiều hoạt động hướng tới các bệnh nhân ung thư như viết blog "ước mơ của Thúy", tổ chức các chương trình từ thiện tổ chức các sự kiện trung thu, dã ngoại, phát quà, sinh nhật cho các bệnh nhi ung thư trên thành phố, với hai điểm chính là: Bệnh viện Ung bướu thành phố và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình khoa ung thư.
Lê Thanh Thúy luôn lạc quan với ước mơ của mình
Năm 2006, Lê Thanh Thúy được bình chọn là một trong những "Công dân trẻ của thành phố Hồ Chí Minh" bởi sự kiên trì học tập và dũng cảm vượt qua căn bệnh quái ác bằng sự lạc quan của mình.
Sau đó, chứng ung thư tiếp tục di căn lên cột sống và rẽ nhánh sang chân trái. Bệnh viện thất bại và gửi trả Thúy về gia đình. Trong thời gian này, Thúy có thể ra đi bất cứ lúc nào, Thúy nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía trường học và cộng động bằng nhiều hình thức động viên (xếp hạc giấy, xếp sao, vận động viết lời chúc trên giấy, blog,...).
Dù nằm liệt giường, Thúy tiếp tục hoạt động từ thiện và tham gia đêm hội trung thu cho bệnh nhi tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. Những lúc không đau đớn, Thúy đều tự xoay xở đi lại để bán hàng phụ mẹ cha và cô bé còn tự trang trải tiền học bằng cách làm và bán những chiếc vòng tay, những dây đeo cổ kết bằng cườm, đá xinh xắn do cô tự thiết kế.
Tháng 11/2017, Thúy ra đi nhưng ước mơ vẫn còn ở lại. Và từ mơ ước cháy bỏng đó của Thúy, Báo Tuổi trẻ đã quyết định thành lập chương trình "Ước mơ của Thúy", nhóm Tình nguyện những ước mơ xanh (thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên TP) là lực lượng nòng cốt thực hiện.
Ước mơ của Thúy tiếp thêm sức mạnh, lạc quan cho những bệnh nhân ung thư
Cứ thế, mỗi năm, rất nhiều hoạt động có ý nghĩa được diễn ra và tiêu biểu là "Ngày Hội Hoa hướng dương", "Vì chiến binh hoa mặt trời" - được tổ chức thường niên như để bông hoa không cần ánh mặt trời này mãi tỏa sáng.
Không quan tâm thời gian sống mà quan tâm ý nghĩa cuộc sống
Vượt qua chính mình, sống hoà đồng tại cộng đồng chính là động lực để những người có HIV sống tốt hơn, tự tin vào bản thân và nỗ lực hơn trong cuộc sống. Một trong số đó có chị Đặng Thị Luyến, Trưởng nhóm mái ấm Phúc Thọ. Chị Luyến gần 50 tuổi nhưng cũng có 10 năm sống chung với HIV. Chị có 3 người con, khi người chồng phát hiện nhiễm HIV, cháu lớn được 10 tuổi, cháu thứ hai được 5 tuổi và con thứ 3 mới được 20 tháng tuổi (cháu bé này không dính HIV).
Chị Luyến đã được tư vấn và qua các buổi tọa đàm, truyền thông và chia sẻ của các nhóm cộng đồng về HIV, chị đã lấy được niềm tin và công khai với cộng đồng mình là người nhiễm HIV, chị tự tin tham gia hòa đồng tại cụm dân cư và các phong trào của xã. Con lớn của chị đã tốt nghiệp lớp 12, đủ điểm đỗ đại học nhưng cháu lại chọn đi học nghề nấu ăn và giờ đã đi làm để phụ giúp mẹ nuôi các em ăn học.
Tại cụm dân cư, các phong trào đoàn thể chị Luyến đều tham dự rất nhiệt tình. Người dân trong cụm giờ nhắc đến chị Luyến đều có lời khen về những nỗ lực của chị trong cuộc sống. Từ thực tế bản thân, chị đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong ứng xử với các tình huống khi gặp phải trong cuộc sống để các chị em trong nhóm hiểu được về bệnh, có cách phòng ngừa và điều trị, uống thuốc đúng định kỳ.
Đồng thời, chị Luyến góp phần tạo được niềm tin và động lực để những người bạn trong mái ấm dần dần công khai căn bệnh nan y mà họ là nạn nhân, từng bước nỗ lực để sống, để cho mọi người thấy nhiễm HIV không đáng sợ như mọi người từng nghĩ.
Chị Phạm Thị Huệ sinh năm 1980, là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên dám công khai mình là người có HIV. Năm 2001, chị Huệ chuẩn bị sinh con đầu lòng thì cầm trong tay xét nghiệp nhiễm HIV từ chồng. Từ đây, quãng thời gian đen tối của chị bắt đầu.
Chị Phạm Thị Huệ bên các bạn quốc tế
Nhưng chị đã vượt qua hết những sự ghẻ lạnh của người xung quanh, đau đớn bệnh tật để cùng giúp những người hoàn cảnh như mình sống có ích cho cuộc đời. Chị được Tạp chí Time trao danh hiệu "Anh hùng châu Á" với nhiều hoạt động có ích trong cộng đồng người nhiễm HIV. Chị Huệ tâm niệm không quan trọng thời gian sống, mà chỉ quan trọng ý nghĩa và chất lượng của một ngày sống.
Bảo Châu
Theo baophapluat.vn
Chồng trao sổ tiết kiệm 1 tỷ làm quà sinh nhật cho con riêng, vợ ăn mặc lộng lẫy đến tham dự, gửi món quà bất ngờ cho kẻ thứ ba rồi chờ "kịch hay" My đứng trước cửa phòng tiệc, khoanh tay nhìn đám đông hỗn loạn... Đã có bao nhiêu người phụ nữ dành cả thanh xuân cho chồng. Có bao nhiêu người dại dột nghe cái câu "ở nhà anh nuôi" để chấp nhận từ bỏ công việc yêu thích, chọn gia đình ấm êm như My. Để rồi, một ngày đẹp trời người phụ...