Vỏ hàu sông làm thuốc
Vỏ hàu sông có tên thuốc trong y học cổ truyền là mẫu lệ. Hàu đem về rửa sạch, tách thịt, lấy vỏ. Cho vào nồi cùng với cát, trát kín, nung khô cho đến khi vỏ có màu xanh nhạt hoặc bóp vụn là được.Khi dùng, tán, rây bột mịn. Dược liệu có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, giảm đau.
Thuốc uống
Chữa chứng dương hư, sốt về chiều: mẫu lệ 12g, phụ tử chế 10g, bạch thược 10g, sinh khương 4g, cam thảo 3g, đại táo 3 quả. Sắc uống trong ngày.
Chữa ra mồ hôi trộm: mẫu lệ, đỗ trọng (lượng bằng nhau) phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 1 thìa cà phê với ít rượu. Ngày 2-3 lần (Hải Thượng Lãn Ông).
Hoặc dùng bài: mẫu lệ 30g, hoàng kỳ 8g, ma hoàng 8g. Mẫu lệ (nung thành đỏ tán bột mịn); hoàng kỳ, ma hoàng sắc đặc lấy 300ml làm nước thuốc. Uống bột mẫu lệ và nước thuốc ngày 3 lần, uống trước khi ăn, uống từ 7-10 ngày là một liệu trình. Có thể uống 2-3 liệu trình.
Chữa di mộng tinh: mẫu lệ 10g, lộc giác sương 50g, trộn đều, rây bột mịn, uống mỗi ngày 8-16g, nước sắc dây tơ hồng 30g.
Chữa đau bụng kinh: mẫu lệ 20g, hoa hòe 30g, ích mẫu 25g. Mẫu lệ nung đỏ, sắc cùng với các vị thuốc trên lấy 150ml nước thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Video đang HOT
Chữa viêm loét dạ dày giảm ợ hơi, ợ chua: mẫu lệ 15g, hoài sơn 16g, hậu phác 10g, bạch truật 14g, uất kim 12g, trần bì 10g, dạ cẩm 12g, cam thảo 12g, bồ công anh 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiểu dắt, tiểu són: mẫu lệ nung đỏ, cao da trâu, lộc nhung, tang phiêu tiêu sao với rượu (lượng mỗi thứ bằng nhau) tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ nếp hoàn viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với nước muối pha loãng vào lúc đói.
Hoặc dùng bài: bột mẫu lệ 40g, nhồi vào bong bóng lợn rồi nấu nhừ. Để nguội, bỏ bột mẫu lệ, thái nhỏ, ăn trong ngày.
Thuốc dùng ngoài
Chữa sưng đau ngọc hành ở trẻ em: mẫu lệ nung đỏ, tán nhỏ trộn với đào nhân giã nát (lượng bằng nhau) thêm nước cho nhão đắp lên vùng sưng (Nam dược thần hiệu).
Chữa bệnh mồ hôi chân, tay: bột mẫu lệ xoa vào lòng bàn tay và chân. Ngày 3 lần. Mỗi lần xoa nhẹ hai lòng bàn tay với nhau trong vòng 5 – 10 phút.
ĐỖ ĐỨC HUY
Theo Sức khỏe đời sống
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng từ mai mực cực kỳ hiệu quả
Bột mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng giảm đau, làm se, chống loét, chỉ huyết, dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác chữa bệnh trong những trường hợp sa.
Trong y học cổ truyền, mai mực có tên thuốc là ô tặc cốt, hay hải phiêu tiêu. Dược liệu có màu trắng như phấn, không gãy vỡ là loại tốt, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ, tán bột, rây mịn.
Mai mực trắng như phấn không gãy vỡ là loại tốt.
Bột mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng giảm đau, làm se, chống loét, chỉ huyết, dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác chữa bệnh trong những trường hợp sau:
Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo: mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bối mẫu 6g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g trước bữa ăn 30 phút.
Hoặc dùng bài: mai mực 60g, mẫu lệ nung 30g, gạo tẻ sao vàng 30g, hoàng bá sao vàng 20g, màng mề gà sao vàng 20g, cam thảo 20g, hàn the phi 10g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần vào khoảng giữa 2 bữa ăn, mỗi lần 4-8g chiêu với nước ấm.
Chữa ho ra máu, phụ nữ băng huyết, trẻ em chậm lớn: ngày uống 4-8g bột mai mực. Dùng 7-10 ngày, nghỉ một tuần, sau lại dùng tiếp nếu cần thiết.
Chữa đại tiện ra máu: mai mực nướng vàng, tán bột mỗi lần uống 4-8g với nước sắc cây mộc tặc.
Chữa cam tẩu mã, loét mũi, viêm tai chảy nước: mai mực 12g, hoàng liên 12g, thanh đại 12g, hồng đơn 12g, tế tân 12g, ngũ bội tử 12g, nhân trung bạch 12g, phèn phi 8g, mai hoa 4g. Từng thứ sao riêng, trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại, rồi tán bột mịn, trộn đều. Khi dùng rắc bột vào vết thương, vết loét.
Chữa bỏng nhẹ: lấy mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt, bôi ngày 2 lần. khoảng 1 tuần vết bỏng sẽ se lại và lành.
DS. Mai Thuy
Theo Sức khỏe đời sống
Hôn nhau có lây vi khuẩn HP? Tôi là nữ 25 tuổi, xét nghiệm dương tính với HP. Xin hỏi bác sĩ nếu tôi hôn bạn trai thì anh ấy có bị lây nhiễm HP không? (Mi) Trả lời: Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Triệu chứng thường gặp...