Vở diễn ‘Tứ Phủ’: Độc đáo và nguyên bản từ Đạo Mẫu
“Tứ Phủ” là sự đan cài của âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật thị giác cùng những hình thức diễn xướng độc đáo khác như nhập đồng, ngôn ngữ hình thể…
Đạo diễn Việt Tú mất 3 năm để ra mắt vở diễn Tứ Phủ, lấy cảm hứng từ nghi lễ Lên đồng trong văn hóa Đạo Mẫu của Việt Nam. Anh thể hiện cái nhìn đầy duy mỹ cho đứa con tinh thần của mình ở từng chi tiết nhỏ nhất.
Từ không gian bên ngoài đến sân khấu diễn xướng đều cho thấy sự chỉn chu của đạo diễn trẻ này. Cách sắp đặt, màu sắc, ánh sáng đưa khán giả vào thế giới có tên là Tứ Phủ. Cách thức này mang lại cảm giác về không gian tâm linh đầy đủ, như là sự dẫn dắt về yếu tố thị goác trước khi mở màn phần trình diễn chính ở tầng 2.
Tứ Phủ (tên tiếng Anh: Four Places) là một chuyến du hành vào cõi tâm linh ấn tượng với sự kết hợp những nét đẹp đầy tinh tế. Vở diễn kéo dài 45 phút bao gồm 3 chương: Chầu Đệ Nhị – Ông Hoàng Mười – Cô Bé Thượng Ngàn.
Vở diễn đã phần nào vượt ra được nghi thức tâm linh để biến thành một nghệ phẩm trên sân khấu. Đó là con mắt duy mỹ của Việt Tú trong nghệ thuật với khả năng tái tạo sân khấu tinh tế và ấn tượng nhưng vẫn đậm nét truyền thống. Sự lớp lang trong dàn dựng câu chuyện cùng với âm nhạc và trình diễn của các nghệ sĩ trên sân khấu càng khiến cho Tứ Phủ vừa quen thuộc nhưng cũng không kém phần độc đáo.
Video đang HOT
Trích đoạn trong chương đầu tiên của vở Tứ Phủ có tên Chầu Đệ Nhị. Âm nhạc có phần nhẹ nhàng cùng hiệu ứng của những đoạn clip đặc tả đến từng chi tiết vừa mang đến sự hiện đại nhưng cũng giàu tính biểu tượng.
Hình ảnh trích từ chương thứ 2 của vở diễn có tên Ông Hoàng Mười.
Tứ Phủ kết thúc bằng hình ảnh lộng lẫy, âm nhạc vui tươi và sôi nổi cùng sự thăng hoa trong diễn xuất của diễn viên khiến cho vở diễn đi đến sự tận cùng của hoan hỉ.
Cách tiếp cận dùng tư tưởng hiện đại để làm nổi bật yếu tố truyền thống đặc trung của đạo diễn Việt Tú đã thể hiện được cách nhìn trung thực về văn hóa, trả lại được sự đẹp đẽ và nguyên bản của nghệ thuật trong Đạo Mẫu.
Theo Zing
Thảo Trang có đáng bị phản đối khi so mình với Rihanna?
Hãy thử so sánh với những trò lộ hàng hay tranh cãi lố lăng khác đã và vẫn đang xảy ra trong showbiz Việt, điều Thảo Trang nói có tử tế hơn rất nhiều không?
* Bài viết gửi Zing.vn của đạo diễn Việt Tú:
Mấy ngày qua, những chia sẻ của ca sĩ Thảo Trang về thị trường nhạc Việt, về sự tự so sánh cô ấy với ngôi sao Rihanna ở Mỹ lại một lần nữa dấy lên những tranh luận nhiều chiều. Trong những khoảng hở của công việc bận rộn, tôi đã đọc và thấy có vài điều có thể chia sẻ với bạn đọc.
Trước hết, chẳng khó để có thể kết luận rằng một ca sĩ như Thảo Trang không tự nhiên nói những chuyện "đao to búa lớn" như vậy trên trang cá nhân cũng có lượng người theo dõi khá đông của cô ấy.
Tôi không biết mà cũng chẳng thấy cần xác minh mục đích cuối cùng của cô ấy là gì. Và dù cho đó là hành động để mọi người chú ý đến Thảo Trang hơn thì có hai điều chắc chắn các bạn cũng phải đồng tình với tôi: những chia sẻ đó được viết có văn hoá và chẳng làm hại ai!
Hãy thử so sánh với những trò lộ hàng hay tranh cãi lố lăng khác đã và vẫn đang xảy ra trong showbiz Việt, điều Thảo Trang nói có tử tế hơn rất nhiều không? Chắc chắn câu trả lời là có.
Theo đạo diễn Việt Tú, những phát biểu của Thảo Trang không có gì sai trái.
Trong cuộc sống thường ngày, chính chúng ta cũng thường bảo nhau: "Không ai đánh thuế những giấc mơ". Không có gì sai khi một cô ca sĩ Việt Nam so sánh mình với ngôi sao đẳng cấp quốc tế tận bên Mỹ. Vì việc so sánh mình với một ngôi sao hoàn toàn khác việc bắt chước hay cóp nhặt để giống ngôi sao đó. Mặt khác, tôi cho rằng xã hội sẽ phát triển và thú vị hơn rất nhiều nếu có những con người dám nghĩ, dám nói và dám làm thay vì ngược lại.
Hãy thử đặt ra một viễn cảnh như thế này: giả sử anh hùng Phạm Tuân của Việt Nam chỉ là một phi công bình thường nhưng lại "dám" so sánh mình với phi hành gia Yuri Gagarin niềm tự hào của nước Nga và nói rằng ông cũng có thể bay vào vũ trụ chẳng qua nước ta chưa có đủ điều kiện như nước bạn thì trên mạng xã hội, liệu ông có bị... "ném đá"?
Tôi không biết, nhưng sự thật rằng cả hai người đã cùng nhau bay vào vũ trụ và chúng ta đã vô cùng tự hào khi một giấc mơ siêu thực ngay cả ở thời điểm này lại trở thành hiện thực đó là người Việt Nam bay vào vũ trụ. Có thể Thảo Trang không bao giờ thành Rihanna nhưng chẳng ai có quyền cấm cô ấy nói ra những gì mình muốn.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong sự ứ thừa về thông tin và cả sự lên tiếng. Chúng ta có hơn một kênh để nói lên quan điểm riêng của mình. Nhưng với những vấn đề nhất định như chủ đề này, phải chăng chúng ta cần một thái độ tự tin, một quan điểm không yếm thế và khách quan để nhìn nhận được bản chất sự việc.
Và bản chất của sự việc trong phát biểu của Thảo Trang là gì? Theo tôi, đó là cô ấy nói đúng. Chúng ta chưa có một thị trường nhạc Việt hay nói rộng ra là thị trường nghệ thuật đúng nghĩa. Thị trường nhạc Việt hiện nay là tự phát thôi. Nghệ sĩ ở Việt Nam thiệt thòi lắm. Chẳng có thị trường nào mà ca sĩ chạy show rầm rầm, hát sự kiện rầm rầm để kiếm cơm như thị trường ta.
Phát hành đĩa thì để làm gì? Để duy trì cái tên của mình với bầu sô, với khán giả. Làm chương trình hay live show cũng thế thôi. Tôi đảm bảo với bạn rằng họ bỏ tiền túi ra hay kể cả có tài trợ thì cũng để giảm thiểu thôi chứ đa phần là lỗ. Nhưng sao vẫn phải làm? Là để duy trì tên tuổi, để được mời nhiều chương trình, nhiều sự kiện. Tóm lại vẫn là để phục vụ phần tài chính mà thôi.
Đạo diễn Việt Tú thừa nhận thị trường nhạc Việt chưa chuyên nghiệp
Thảo Trang có chia sẻ thêm rằng cô ấy đã sang nước ngoài, gặp nhà sản xuất bên đó và bị từ chối không phải vì tài năng mà vì tên tuổi còn chưa phải nổi tiếng và đến từ một thị trường nhỏ như Việt Nam. Rõ ràng, một thị trường như thế kia, thì làm sao đẩy được nghệ sĩ vươn ra nước ngoài?
Mặt khác, câu chuyện của Trang cũng là câu chuyện của nghệ sĩ châu Á. Người châu Á bao giờ cũng thiệt thòi hơn khi tiếp cận thị trường giải trí phương Tây mà đích danh là Mỹ. Chưa kể cô ấy là phụ nữ. Xin chỉ đơn cử vừa rồi, các sao nữ hạng A của Hollywood còn phải rầm rộ lên tiếng về bình đẳng giới thì một cô ca sĩ Việt vô danh với họ sao tránh khỏi sự ứng xử không xứng đáng.
Tóm lại, ở đây cô ấy bị thiệt gấp 2 lần.
Nhưng tôi vẫn cho rằng có điểm duy nhất Trang nói chưa đúng lắm. Vì nếu cô ấy thực sự có quyết tâm thì cô ấy phải chứng minh bản thân mình. Tôi đảm bảo là kể cả người Mỹ cũng sẽ gặp vấn đề tương tự thôi. Đó là câu chuyện bình thường nếu đặt vào mặt bằng thị trường đó. Mà so sánh thì so sánh cho tận cùng, cô Rihanna là người gốc Barbados chứ không phải Mỹ, còn xa lạ hơn Việt Nam. Ở đây, tôi đoán là Trang chưa đủ kiên nhẫn...
Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng trải nghiệm của chính bản thân mình. Tôi từng có ý định từ bỏ tất cả ở Việt Nam để sang nước ngoài xin làm một công việc rất nhỏ trong bộ máy công nghiệp giải trí khổng lồ ở phương Tây. Nhưng cuối cùng, tôi đã quyết định không đi theo con đường đó.
Vì sao? Bởi những điều kiện riêng của tôi không đáp ứng được mong muốn đó. Và cuối cùng mọi thứ phụ thuộc vào lựa chọn của bản thân bạn. Hiểu được thị trường này rồi, người nghệ sĩ có chấp nhận chiến đấu hết mình để có được điều đó ở nơi mà mình mong muốn trong bối cảnh này hay không?
Theo Zing
Sao Mai 2015: Nhạc dân gian chiếm ưu thế Trong đêm chung kết Sao Mai 2015 khu vực miền Trung Tây Nguyên, dòng nhạc dân gian vẫn là sở trường của các thí sinh khu vực này. Những mùa Sao Mai trước, khu vực miền Trung đã đóng góp cho vòng chung kết những gương mặt ở dòng nhạc dân gian rất sáng giá như Quang Hào, Thành Lê, Đăng Thuật, Bùi...