Vợ đi cách ly tập trung, chồng ở nhà cách ly với 2 “tên giặc”
Vợ tôi vô tình tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 nên phải đi cách ly tập trung. Tôi ở nhà “đánh vật” với 2 đứa con nghịch như giặc.
Biết tin phải đi cách ly, vợ tôi cũng không lo lắng sẽ nhiễm bệnh, vì cô ấy bảo đã đeo khẩu trang đầy đủ, chỉ bán hàng cho người dương tính nên tiếp xúc cũng không lâu. Điều vợ tôi không yên tâm là trao hai “thằng giặc” 7 tuổi và 3 tuổi cho tôi trông.
Cô ấy điện thoại cho tôi dặn dò đủ thứ, nào sữa để đâu, mỗi ngày cho con lớn uống mấy cốc sữa, con bé ăn thêm cơm thế nào. Rồi nhớ buổi tối phải đánh thức con bé dậy để cho đi vệ sinh không lại đái dầm. Việc học của con lớn cũng không được đứt quãng, số điện thoại của cô giáo để ở cuốn sổ đỏ, trên nóc tủ đồ… Rồi trong tủ lạnh đã có 1 cân tôm, 2 ký thịt, mấy gói xúc xích…
Lời dặn thật là tràng giang đại hải, khiến tôi không thể nhớ nổi.
Tôi đã hứa với vợ là bà bố con ở nhà sẽ sống ngăn nắp, đâu vào đấy. Ảnh minh họa
Để vợ yên tâm, tôi lớn tiếng tuyên bố qua điện thoại với vợ, rằng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, vỗ béo hai đứa con trong suốt 14 ngày vợ vắng nhà. Thậm chí, dù vợ chẳng nhìn thấy, tôi còn vỗ ngực bồm bộp chắc như đinh đóng cột cái cam kết của mình.
Tất nhiên vợ tôi chưa bao giờ xa ba bố con tôi lâu như vậy. Nhưng thi thoảng cô ấy cũng đi công tác, tôi trông hai thằng con mọi việc đâu ra đấy, chắc chắn sẽ chẳng sao.
Video đang HOT
Buổi tối ba bố con xì xụp ăn mì tôm ngon ơ, hai thằng còn thòm thèm đòi ăn thêm vì ở nhà mẹ rất ít khi cho ăn mì tôm. Xem phim đến 23 giờ đêm, hai thằng mệt quá mới lăn ra ngủ.
Sáng hôm sau, hai bố con đánh giấc đến 9 giờ sáng mới dậy, tôi còn mắt nhắm mắt mở hai thằng đã kêu gào đòi ăn. Tôi nhấc máy tìm số của quán bán pizza thì mới sực nhớ dịch dã, quán đã đóng cửa. Tôi đành lồm cồm dậy, lại mở món tủ “mì tôm” ra chào mời nhưng thằng lớn thì ăn, thằng nhỏ lại đòi ăn cháo thịt.
Tôi đành đi nấu cháo nhưng lần đầu nấu đặc sánh thành cơm nhão, đổ thêm nước vào đun thì bị cháy khê nồng. Khí dỗ mãi thằng con cũng uống tạm cốc sữa, ăn tạm cái bánh ngọt.
Hai con tôi đúng là hai “thằng giặc” khi chỉ một ngày bó chân bó tay trong nhà, chúng đã biến ngôi nhà thành chiến trường. Đồ chơi bày bừa khắp nơi, thậm chí tủ quần áo cùng bị moi ra vứt khắp giường để biến thành nơi trú ẩn. Hết trò, chúng còn lôi cả chậu ra làm xe kéo, thằng ngồi, thằng đẩy.
Tôi quát khản giọng cũng chỉ được một lúc rồi cũng lờ đi để làm việc. Nhưng ngồi vào máy tính chưa trao đổi gì được với đồng nghiệp mà chốc chốc thằng lớn lại trêu chọc thằng em khiến nó khóc lóc ầm ĩ, đau hết cả đầu.
Một chốc thằng nhỏ lại đòi đi vệ sinh, thằng lớn đòi uống nước cam, tôi lại bỏ việc đứng dậy phục vụ. Một hồi ăn uống, hai thằng lại bày trò ra chơi, một chốc lại khóc lóc, kêu gào… Tôi muốn chúng yên nên bày trò đánh trận giả. Nhưng chỉ “múa gươm” với chúng một lúc tôi đã thở không ra hơi mà hai thằng con vẫn hừng hực khí thế. Chúng nhảy cả lên đầu, lên cổ tôi đòi cõng, đòi kiệu khiến sống lưng tôi đau sụn.
Tối đến, tôi nấu cơm, bắc trứng, xào rau, nhưng hai thằng con không ăn vì chê rau dai, trứng mặn. Chế biến thêm món thì tôi không rành lắm. Bình thường chỉ chạy ra chợ, gọi điện thoại tới quán thì món gì chẳng có. Đằng này dịch dã, tôi không tự làm thì biết trông cậy vào đâu.
Tôi đang ngồi thừ nhìn ngôi nhà như bãi chiến trường ngổn ngang thì vợ gọi điện, hốt hoảng hỏi tình hình trong nhà. Thì ra thằng con lớn đã kịp điện thoại cho mẹ rên rẩm vì bố nấu cơm khó ăn, suốt ngày chỉ biết quát nạt, “không vui bằng chơi với mẹ”.
Vợ tôi lo lắng, nói tôi phải kiên nhẫn, dịu dàng với các con, chịu khó bày trò cho con chơi cho đỡ buồn. Thằng con lớn thích vẽ, con nhỏ thích đọc truyện nên tôi hãy vẽ, hãy đọc chuyện cho con nghe. Rồi con lớn thì ăn thịt rán tẩm bột, tôi nên thái thịt mỏng, đập giập thịt cho mềm… Thật sự nghe một lúc tôi thấy choáng váng.
Giờ tôi thấy nhớ thương vợ tôi quá. Ảnh minh họa
Trước đây, tôi cứ nghĩ vợ tôi mở cửa hàng bán đồ tạp hóa, chỉ trông con, làm việc nhà là thảnh thơi, nhàn rỗi. Tôi phải đi ra ngoài bươn chải kiếm ăn mới vất vả. Nhưng hóa ra, tôi đi làm bên ngoài còn có thời gian nghỉ ngơi, giải trí với bạn bè. Còn vợ tôi ở nhà, chỉ đánh vật với hai thằng con đã quá vất vả, chưa kể còn lo bán hàng, thu nhập cũng chẳng kém lương của tôi là bao.
Có lẽ, sau khi vợ tôi đi cách ly về, tôi phải giúp vợ gánh vác việc nhà, việc chăm sóc các cơn cùng cô ấy. Nhưng trước mắt, tôi còn 13 ngày phải làm ông bố “chiến binh”.
Có lẽ, tôi phải vạch ra kế hoạch “tác chiến”, chứ không thể tùy hứng như hôm nay được.
Trung Dũng
Tìm người thiện lành và trách nhiệm
Em là người phụ nữ đã qua một lần đò, chưa có con. Giờ đây, mọi thứ cũng đã bình yên, cuộc sống như được khai chồi lần nữa.
Anh à, thời gian này anh đang làm gì? Thời điểm này, tạm gác công việc cần đi xa, em ở nhà cách ly đã khá lâu, có thể gọi là cách ly triệt để, em đã có nhiều thời gian hơn cho chính mình. Em cũng là một độc giả yêu quý chuyên mục Tâm sự trên báo VnExpress, thích được xem các bình luận của mọi người để rút ra những kinh nghiệm cho mình. Năm nay, em 31 tuổi, đang làm việc và sinh sống tại TP HCM.
Em hiểu và trân quý bản thân, yêu thương gia đình nhiều hơn. Em may mắn được nhiều anh chị và bạn bè yêu quý. Em thích một cuộc sống được hết mình tận hưởng những điều mình đang có, chậm rãi, bình yên nhưng cũng dạt dào, rực rỡ tháng năm đẹp đẽ của phụ nữ tuổi 30.
Em có phần cổ điển khi sống nhiều năm cùng bà nội, bà ngoại, ba má và cuộc sống nông dân vùng quê miền Trung. Em cũng ngày càng hiện đại hơn với lối suy nghĩ bình đẳng, độc lập, trách nhiệm và tôn trọng quyền cá nhân. Em thích ngắm nhìn thiên nhiên và muốn sống thuận theo tự nhiên. Em thích các chương tình chung tay vì cộng đồng, mong muốn được chia sẻ, hỗ trợ trong mức độ cho phép của bản thân.
Một người phụ nữ đã cũ, với anh có phải là điểm trừ? Nhưng với em, biến cố xảy ra đã giúp em trở thành một phiên bản tốt hơn. Em không còn nhiệt huyết để sống và hy sinh hết mình với một tình yêu đầu đời màu hồng, em cũng không còn độ đuổi xuân thì của đôi mươi, hai mấy. Giờ đây, có lẽ em sống vị kỷ hơn, luôn đặt sự thoải mái và yêu thương bản thân mình đầu tiên, sau đó đến gia đình và mới đến người đối diện.
Em cần một người cho em cảm giác được yêu thương, an toàn, thoải mái, trân trọng những ưu và khuyết điểm của em. Cần lắm một người biết lắng nghe, đủ nhẫn nại để thấu hiểu và bao dung, bởi em biết con người em có những nhiều điều kỳ quặc, tâm tư muốn được vỗ về chăm sóc, song tâm thái bên ngoài thì như bất cần. Em cần một người có tính khôi hài, để em được vui vẻ, hồn nhiên khi bên anh. Bạn bè và đối tác của em thường ít ai đoán được tuổi, bởi lẻ chắc ngoại hình em già hơn so với tuổi nhiều lắm. Em không hoàn hảo nhưng bản thân luôn ý thức cần hoàn thiện mình.
Em mong được trời se được mối thiện duyên, một người chồng thiện lành, tử tế, biết yêu thương và có trách nhiệm với người, với đời, chín chắn và có ý chí phấn đấu. Em nguyện cùng anh chia ngọt sẻ bùi, cùng gánh vác trách nhiệm gia đình, chung tay lo kinh tế, nuôi dạy các con nên người, phụng dưỡng báo hiếu cha mẹ già hai bên.
Trong lúc chờ đợi phu quân của em, em cần ổn định kinh tế, phấn đấu chăm sóc, dưỡng bồi tâm tính và ngoại hình hoàn thiện hơn chút, cho bản thân được tự tại thêm 1 thời gian nữa. Sau đó, chúng ta có duyên thì cùng đón nhau về để nhân đôi niềm vui và hạnh phúc nha anh.
Sai lầm lớn nhất khi kết hôn là nghĩ rằng tiền không quan trọng Rất nhiều người đàn bà lấy chồng từng mạnh miệng nói rằng chỉ cần "một túp lều tranh hai quả tim vàng" đã là hạnh phúc. Nhưng khi bị cơm áo gạo tiền đè nặng, họ mới hiểu được sức mạnh của đồng tiền. Khi yêu nhau thật lòng, người ta rất ít khi đề cập đến chuyện tiền bạc. Bởi nhắc đến...