Vợ đẻ, cả tuần chồng cho ăn cơm trứng với lý do “có ăn là tốt rồi”, nhưng vài ngày sau tình thế đảo ngược khiến anh phải thốt lên “ăn thế sao sống nổi”
“Lão nghe vợ nói đỏ mặt cằn nhằn: ‘Cô đúng là được voi đòi tiên, được người ta hầu còn đòi hỏi. Có ăn là tốt rồi, ngày trước các cụ đẻ còn không có trứng ăn mà con vẫn lớn khỏe đó’”, cô vợ chia sẻ.
Phụ nữ vất vả nhất là những ngày tháng sinh con, ở cữ. Được chồng thương yêu, chăm sóc còn đỡ, chứ ai kém may lấy được người chồng vô tâm, coi chuyện sinh đẻ của vợ là việc đương nhiên của đàn bà thì họ sẽ khổ tâm vô cùng.
Mới đây, một cô vợ lên diễn đàn mạng than thở về những ngày tháng ở cữ bên người chồng vô tâm khiến nhiều chị em động lòng thương cảm.
Cô vợ kể: “Chồng em làm bên xây dựng, thu nhập ổn định nhưng sống ích kỷ chỉ biết tới bản thân. Lúc nào lão cũng yêu cầu vợ phải thế này thế khác nhưng cấm bao giờ biết suy nghĩ cho vợ. Chẳng hạn lão quanh năm suốt tháng đi sớm về muộn không sao nhưng hôm nào em có việc đột xuất không kịp về nấu cơm dọn nhà là chồng lại cằn nhằn bảo em không lo tròn bổn phận người vợ.
Hay như hàng năm công ty lão đều tổ chức cho cán bộ nhân viên đi nghỉ mát, khuyến khích cho gia đình đi theo. Được tài trợ trăm phần trăm luôn nhưng chồng em không bao giờ đưa vợ đi. Em đòi hỏi thì lão quát: ‘Đi làm gì tới chỗ đông người ấy, phức tạp’.
Ảnh minh họa
Thế là lão cứ rủng rỉnh đi 1 mình kể cả đi 3 ngày hay 5 ngày cũng mặc kệ cho vợ ở nhà. Ngược lại, tới khi công ty em mà tổ chức đi thăm quan du lịch ở đâu, em tham gia thì lão khó chịu nói em trốn tránh việc nhà, ham vui bỏ bê gia đình.
Đợt em sinh mới khổ. Em mới sinh mổ mà mẹ đẻ ở xa bận việc đồng áng không lên chăm được. Mẹ chồng sang đỡ em được tuần đầu, bố chồng em ốm, bà lại vội về chăm ông. Vậy là một mình em xoay xở chăm con, chồng chẳng đỡ tí nào. Đêm đau vết mổ, em vẫn phải nghiến răng bế con, nhức sữa tự ngồi chườm. Chồng quay mặt vào tường ngủ.
Khổ nhất là khoản ăn uống các chị ạ. Trước giờ chồng em áp đặt chuyện bếp núc nhà cửa là của vợ. Lần này em đẻ, không ai nấu nướng cho. Cứ đi làm về là lão rẽ vào quán ăn phở còn em thì lão cắm cho nồi cơm, hấp 2 quả trứng rim nước mắm ăn kèm với lọ muối vừng em làm trước lúc sinh, cùng hộp ruốc mẹ chồng làm cho hôm em ở viện về.
1 tuần trời như thế, thật sự em ngán không ăn nổi, con cũng không có sữa bú. Hôm ấy tới bữa, mở nồi cơm thấy 2 quả trứng hấp, em bảo chồng: ‘Nay được nghỉ, có thời gian, anh đi chợ mua gì về nấu đổi bữa cho em chứ ngày nào cũng trứng hấp nước mắm, em ăn sao nổi, con cũng không có chất’.
Video đang HOT
Lão nghe vợ nói đỏ mặt cằn nhằn: ‘Cô đúng là được voi đòi tiên, được người ta hầu còn đòi hỏi. Có ăn là tốt rồi, ngày trước các cụ đẻ còn không có trứng ăn mà con vẫn lớn khỏe đó’.
Cạn lời với chồng, em chán không buồn đáp lại. Thế nào đúng lúc ấy mẹ chồng em sang, đứng ngoài nghe hết những lời con trai nói, bà đẩy mạnh cửa đi vào bảo: ‘Vợ mày mổ đẻ, bị cắt da cắt thịt như thế mà mày không thương, không chăm. Đơn giản chỉ là bữa cơm cũng không nấu được cho nó thì mày còn đáng mặt người chồng nữa không?
Đừng bao giờ nói cái giọng ngày trước các cụ không có trứng mà ăn, đấy là vì chúng tao nghèo, không có điều kiện mới phải chịu. Còn mày là ích kỷ, vô tâm mới đối xử với vợ như thế.
Được rồi, từ mai mẹ cũng cho mày ngày ăn 3 bữa cơm trứng hấp xem mày có ăn nổi không mà bắt vợ ăn’.
Bố chồng em khỏe lại, mẹ chồng lại sang với em. Không ngờ bà nói là làm thật, từ hôm ấy, bà nấu thức ăn riêng cho em, thịt cá, hoa quả đầy đủ. Còn con trai thì bà hấp cho 2 quả trứng gà ăn với lạc vừng, nước mắm. Lão sợ mẹ không dám ra ngoài ăn, cố được 2 ngày. Tới ngày thứ 3, nhìn mâm cơm chẳng có gì ngoài bát trứng rim mắm, chồng em nhăn nhó: ‘Mẹ bắt con ăn thế này mãi con nuốt sao được?’.
Mẹ chồng em cười: ‘Chính miệng mày bảo có trứng mà ăn là tốt lắm rồi cơ mà. Đấy mày là đàn ông khỏe mạnh còn không ăn nổi như thế mà lại bắt vợ đẻ ăn như hỏi rằng sức đâu nó nuôi con mày?’.
Ảnh minh họa
Đến đây thì lão im tịt các chị ạ. Đúng là chỉ bà mới trị được chồng em chứ vợ nói không ăn thua. Cũng may em còn có mẹ chồng kéo lại chứ không thì còn khốn khổ với chồng”.
Hôn nhân gia đình được xây dựng trên nền tảng của sự thấu hiểu, sẻ chia giữa vợ với chồng. Ở bất kỳ gia đoạn nào, người phụ nữ cũng cần có chồng bên cạnh chăm sóc đỡ đần nhất là khi họ “vượt cạn”, ở cữ thì sự quan tâm của chồng lại càng trở lên quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Mong rằng các anh chồng hãy hiểu và đặt mình vào địa vị của vợ để cảm nhận những hi sinh vất vả vợ đã dành cho mình. Từ đó thấy được những gian truân vợ phải nếm trải vì hạnh phúc gia đình. Nếu các anh làm được như thế thì tin rằng người vợ nào cũng sẽ còn vì các anh mà sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời.
Vừa quát vợ "Ăn bám phải biết điều" thì chồng điếng người với rổ rau bay vèo giữa sân cùng màn phản bác "cực rắn"
Không nhịn thêm nổi, tiện rổ rau trên tay em phi một phát ra sân, trừng mắt lại...
Phụ nữ không sợ nghèo, không sợ khổ chỉ sợ lấy nhầm chồng. Bởi nghèo khổ mà vợ chồng yêu thương bảo ban nhau rồi sẽ vượt qua hết. Còn lấy nhầm phải người chồng tệ bạc, vô tâm thì cuộc đời coi như rơi vào bể khổ. Bởi có được sống trong nhung lụa mà vợ chồng "đồng sàn dị mộng" thì vây quanh người phụ nữ sẽ chẳng có gì ngoài cô đơn với nước mắt. Giống tâm sự của người vợ trong câu chuyện dưới đây.
" Không nhắc tới thì thôi chứ cứ nhắc đến chồng là em lại nẫu ruột nẫu gan các chị ạ. Hôn nhân người ta 10, 20 năm vẫn ngọt ngào như thuở ban đầu. Còn em, mới sống chung vài năm mà thấy ngạt thở vì chồng.
Lão nhà em chán lắm, sống ích kỷ chỉ biết yêu bản thân. Từ khi có con, bản chất của lão càng thể hiện rõ.
Cưới năm trước, năm sau em sinh luôn, lại còn là sinh đôi mà bố mẹ 2 bên vẫn đang tuổi công tác, chẳng ai lên chăm cháu được thành ra em vất vả kinh khủng. Hết cữ em tính thuê giúp việc song chồng em không chịu. Lão sợ không dám giao con vào tay người ngoài nên bàn đi tính lại đủ kiểu, cuối cùng lão bảo em: 'Thôi, em ở nhà đi. Kinh tế để anh lo. Khi nào con cứng cáp gửi trẻ được, em hãy đi làm lại'.
Ảnh minh họa
Ban đầu em cũng suy nghĩ vật vã lắm vì vị trí công việc của em đang tốt, phấn đấu bao năm mới được thế. Nhưng nhìn 2 đứa con lại thương, không đành lòng dứt ra vậy là em phải nhắm mắt chấp nhận. Và chính giai đoạn này, sự ích kỷ, vô tâm của chồng em được thể hiện rõ nhất.
Được vài tháng đầu chồng em thực hiện đúng như thỏa thuận, em lo việc nhà, cuối tháng lĩnh lương anh đưa tiền vợ chi tiêu. Song càng về sau, em thấy thái độ của chồng đối với em càng tệ. Nhiều lúc cảm giác lão coi mình như người. Đi làm về giày dép ném giữa nhà, áo thay ra để luôn ghế. Em đi sau dọn, nhắc mãi không được mới càu nhàu thì lão quát: 'Cô ở nhà không làm mấy việc đó còn làm gì'.
Nhiều hôm con ốm quấy, em vẫn phải xoay như chong chóng từ cơm nước, nhà cửa, quần áo, chợ búa. Thế mà về muộn chưa có cơm là chồng trừng mắt: 'Ở nhà chơi có bữa cơm nấu không xong'.
Nói chung câu cửa miệng của lão là em ở nhà chơi. Sáng qua cũng thế, em đang rửa rau nấu bữa cho chồng mang đi làm thì lão hùng hổ cầm chiếc áo sơ mi xuống hỏi: 'Sao anh dặn em là cho anh cái áo này từ tối qua mà em không là, để nhăn nhúm thế?'.
Em giải thích: 'Em là rồi đó nhưng chắc để giường chắc con lại lấy nghịch rồi. Thôi, vội thì anh mặc tạm áo khác. Trong tủ còn áo mà'.
Em vừa dứt lời chồng đã ném phịch cái áo xuống đất như thể ném vào mặt vợ: 'Vô tích sự, ở nhà ăn chơi làm mấy việc cỏn con không nên hồn'.
Lúc ấy tay em vẫn đang cầm rổ rau, hai chân thì 2 thằng cu con đu bám léo nhéo bắt mẹ bế. Ức quá, em đỏ mặt gắt lại: 'Anh ăn nói vậy mà cũng nghe được à, anh bảo ai chỉ ở nhà ăn chơi?'.
Em còn chưa nói xong, lão đã quát tiếp: 'Không bảo cô còn bảo ai. Ăn bám thì phải biết điều. Có mấy cái việc nhà làm không xong còn đứng đó lớn tiếng với chồng nữa?'.
Không nhịn thêm nổi, tiện rổ rau trên tay em phi một phát ra sân, trừng mắt:
'Anh nói ai ăn bám. Chính anh bắt tôi ở nhà chăm con, để kinh tế anh lo giờ lại bảo tôi ăn bám hả? Mà tôi cũng không ăn bám anh ngày nào. Anh tính đi, nếu anh thuê giúp việc trông 2 đứa con, cộng việc nhà 1 tháng trả người ta bao nhiêu. Chục triệu chắc đã có người nhận hả. Vậy mà mình tôi lo hết. Trong khi việc nhà anh không đỡ tôi 1 ngày. Thế mà anh còn bảo tôi ăn bám. Được, từ mai anh ở nhà tôi đi làm, cho anh biết thế nào là ăn bám'.
Ảnh minh họa
Đúng như tuyên bố, sáng hôm sau ngủ dậy em dắt xe ra khỏi nhà luôn cho lão 'chiến đấu' với 2 đứa. Đến trưa lão gọi nóng máy em không nghe. 6h chiều em về, lão bơ phờ với 2 thằng nhỏ. Cơm nước nhà cửa toang hoang. Em không thèm nói, lặng lẽ đi dọn. Đến tối về giường, lão mới nấn ná sang ôm vợ bảo: 'Vợ ơi, anh sai rồi. Mai vợ ở nhà cho anh đi làm đi'.
Em không đáp lại. 1 tuần như thế, sau lão phải nhờ bố mẹ 2 bên nói chuyện bảo em ở nhà. Từ đó cấm dám thái độ coi thường em nữa".
Trong hôn nhân, phụ nữ luôn nhận phần thiệt về mình để chồng con được sung sướng. Tiếc rằng những người chồng vô tâm, ích kỷ lại chẳng bao giờ cảm nhận được sự hi sinh đó của vợ mình. Thế nên đôi khi nhẫn nhịn, cam chịu không phải là cách hay để gìn giữ hôn nhân. Giống như cô vợ trên, hết kiên nhẫn, mạnh mẽ vùng dậy cuối cùng lại "nắn" được thái độ của chồng.
Hải Hương
Con gái chụp ảnh bố mẹ nằm đất với đứa cháu sơ sinh, câu chuyện đằng sau mới xúc động Mùa dịch, hạn chế ra ngoài lại là cơ hội để bố mẹ, con cái và các cháu có cơ hội gần gũi nhau nhiều hơn. Câu chuyện mùa dịch Mới đây, facebook M.X đã đăng tải một bài viết lên mạng xã hội: " Trong hình là bố mẹ mình, nằm giữa là con gái nhỏ của mình, con được hơn 3...