Vợ dan díu với người khác, chồng ngã ngửa mất cả nhà đất và con trai, xử sao?
Sau 2 năm lao động ở Đài Loan, anh Quý về nước, biết vợ mình gian dối và ngoại tình nên anh quyết định ly hôn. Khi làm thủ tục, anh Quý đau lòng phát hiện cả căn nhà và đứa con 2 tuổi đều không phải của mình.
Chia sẻ với phóng viên, luật sư Đặng Văn Khải (Hà Nội) cho biết anh đang tiếp nhận tư vấn pháp lý cho anh Trịnh Quang Quý (40 tuổi, ở Bắc Giang) với mong muốn đòi lại số tiền lớn bị chính vợ mình chiếm đoạt.
Anh Quý chia sẻ với văn phòng luật sư, anh và vợ quen biết và yêu nhau khi cùng lao động ở Đài Loan. Sau một thời gian quay trở lại Việt Nam làm thủ tục đăng ký kết hôn, chỉ có anh Quý được gia hạn visa để quay trở lại Đài Loan làm việc.
Thời gian làm việc ở Đài Loan, đều đặn mỗi tháng anh gửi về cho vợ 30 – 40 triệu đồng để tiết kiệm mua nhà. Có cơ hội, anh Quý đều sắp xếp công việc và thời gian về Việt Nam thăm vợ.
Năm 2017, vợ anh sinh con trai đầu lòng. Cũng trong năm đó, người vợ báo tin cho anh là đã đủ tiền mua nhà. Vì đang làm việc tại nước ngoài không thể về nên anh Quý để vợ mình tự quyết định và làm thủ tục mua nhà.
Đến năm 2019, nhận được thông tin vợ mình ngoại tình, sống như vợ chồng với một người đàn ông khác ngay trong căn nhà của 2 vợ chồng mình, anh Quý về nước tìm hiểu thì cay đắng nhận ra sự tình bị vợ phản bội.
Video đang HOT
Xa mặt cách lòng, không thể hàn gắn tình cảm vợ chồng nên anh Qúy quyết định ly hôn và yêu cầu chia tài sản chung. Trong quá trình giải quyết ly hôn, khi xet nghiêm ADN, anh Quý nhân đươc sư thât phu phang câu con trai không phải là con ruột của mình. Không chỉ có vậy, căn nhà được mua từ số tiền anh gửi về hàng tháng đã bị chị vợ ký hợp đồng chuyển nhượng sang tên cho người khác.
Hỏi ra mới biết, khi làm thủ tục mua đất, mua nhà thì vợ anh chỉ đứng tên một mình trên sổ đỏ, sau đó bán đất mà không hề nói gì với anh. Khi sự việc vỡ lở, chị vợ một mực khẳng định căn nhà và mảnh đất là tài sản riêng của chị.
Nhận định về vụ việc này, luật sư Khải chia sẻ: “Về quan hệ hôn nhân của anh Quý thì có thể nói là không thể cứu vãn được. Về vấn đề con chung thì trong trường hợp này anh Quý không cần phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bởi anh Quý không phải là bố đẻ của cháu.
Về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, có thể xác định được mảnh đất đang tranh chấp được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, và có căn cứ để xác định anh Quý là người đóng góp phần lớn vào việc mua mảnh đất đó. Hơn nữa, cũng có thể khẳng định rằng chị vợ là người có lỗi, dẫn đến việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của 2 vợ chồng”.
Luật sư Đặng Văn Khải phân tích thêm: “Trong một vụ việc liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình, ngoài quan hệ hôn nhân ra thì luôn cần giải quyết các vấn đề kèm theo là phân chia tài sản chung, nợ chung, con chung và các quyền và nghĩa vụ khác.
Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể để điều chỉnh vấn đề này, tuy nhiên trong khi giải quyết thì việc tự thỏa thuận giữa 2 bên vợ chồng vẫn là điều được đặt lên hàng đầu”.
XK lao động ảnh hưởng dịch Covid -19: Nhiều DN đã thấy cửa đóng lại!
Dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp XKLĐ đứng trước nguy cơ đóng cửa vì không tuyển được lao động, bị giảm hoặc không có đơn hàng.
Đơn hàng giảm quá nửa
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới. Điều này cũng tác động không nhỏ tới hoạt động XKLĐ, nhất là với các doanh nghiệp (DN) phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản (2 thị trường trọng điểm XKLĐ của Việt Nam) và tại Đài Loan (Trung Quốc).
Ông Lê Nhật Tân - Phó Tổng Giám đốc Công ty XKLĐ LOD cho biết, hiện tại hoạt động XKLĐ của công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại chưa thể tính hết. Tuy vậy, thời điểm này, công ty không đặt nặng vấn đề mở rộng thị trường, tăng trưởng kinh tế, mà chỉ chú trọng hơn tới việc đảm bảo an toàn cho lao động và phòng dịch Covid-19. Theo ông Tân, hiện nay, công ty đang đưa lao động đi 2 thị trường chính là Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, lao động sang làm thuyền viên nghề cá, tại Nhật Bản lao động sang làm trong các ngành xây dựng, dịch vụ, dịch vụ y tế... Cả hai thị trường này đang là tâm dịch và chịu tác động rất mạnh từ dịch bệnh vì vậy hoạt động XKLĐ của công ty cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Lao động chuẩn bị xuất cảnh học tiếng tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội. Ảnh: T.N
"Quá nửa đơn hàng của công ty phải tạm dừng, hủy, hoặc chuyển hướng vào cuối năm. Với các đơn hàng đối tác truyền thống không thể hoãn, chúng tôi thực hiện tuyển dụng online, qua Skype, Zalo. Việc tạm dừng tuyển dụng từ hai phía về lâu dài sẽ tác động lớn tới hoạt động XKLĐ của công ty và các đối tác" - ông Tân nói. Sang tháng 3 dịch càng diễn biến phức tạp, vì vậy các đơn hàng gần như tạm dừng toàn bộ. Chỉ một số ít đơn hàng đã hoàn thiện thủ tục, lao động nhận visa và phía đối tác rất cần công ty mới đưa lao động xuất cảnh. Trước khi đi, lao động cũng được cách ly theo đúng quy định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh, các đối tác đã dừng sang Việt Nam tuyển dụng, tại Việt Nam công ty không thể triển khai tuyển dụng tập trung. Điều này khiến lâu dài nguồn cung ứng lao động có thể bị giảm sút.
"Công ty đang có hơn 400 lao động học tiếng, học định hướng. Chúng tôi dành ưu tiên cho việc quản lý đảm bảo an toàn cho nhóm đối tượng này, thực hiện "cấm trại" nhằm phòng ngừa dịch Covid-19. Những lao động hết hạn hợp đồng về nước sẽ được cách ly theo quy định, hoặc trở về gia đình. Tất cả thủ tục giấy tờ sẽ được hoàn thiện sau khi dịch bệnh được kiểm soát" - ông Tân chia sẻ thêm.
"Trung tâm đã siết chặt việc kiểm tra sức khỏe cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Các lao động xuất cảnh đợt 1 (tháng 1/2020) đã đến Hàn Quốc an toàn. Đợt xuất cảnh lần 2 dự kiến vào tháng 5 tới, trung tâm sẽ xem xét tùy thuộc tình hình dịch bệnh để quyết định".
Bà Phạm Ngọc Lan - Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH)
Công ty XKLĐ LaCo cũng chung tình cảnh. Từ 2 tháng nay việc tuyển dụng lao động của công ty gặp khá nhiều khó khăn. Ông Vũ Quang Hoàng - Giám đốc Công ty Laco cho biết: "Trước tết, mỗi tháng công ty đưa 100 - 2.500 lao động xuất cảnh, thế nhưng giai đoạn này công ty hạn chế đưa lao động đến mức tối đa có thể. Chỉ đưa lao động có lịch bay đi, còn lại có đơn hàng mới cũng không tuyển được lao động". Song, ông Hoàng cũng cho biết, hiện tại công ty gần như không có đơn hàng mới. Dịch bệnh kéo dài thêm 2-3 tháng, công ty chắc phải dừng hoạt động.
Thị trường Đài Loan đóng băng
Trong khi thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn túc tắc tuyển hoặc đưa một vài lao động sang thì hoạt động XKLĐ gần như bị đóng băng tại Đài Loan (Trung Quốc), khi mới đây ngày 19/3 vùng lãnh thổ này tuyên bố ngừng tiếp nhận lao động từ nước ngoài.
Đại diện Công ty CP Phát triển Quốc tế Việt Thắng - chuyên XKLĐ đi Đài Loan cho biết, kể từ khi Đài Loan công bố tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài, tất cả các đơn hàng của công ty đã phải dừng lại.
"Thị trường XKLĐ chính của chúng tôi là Đài Loan, nay phía bạn đóng cửa chúng tôi dự kiến xoay chuyển sang các thị trường khác như Nhật Bản và Trung Đông, tuy nhiên các thị trường này cũng khó khăn tương tự. Chuyện tạm dừng hoạt động cũng đã được Ban giám đốc công ty nghiên cứu" - vị đại diện công ty nói.
Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, việc Đài Loan ra thông báo ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài sẽ tác động mạnh tới việc XKLĐ của Việt Nam. Đài Loan là 1 trong 3 thị trường trọng điểm về XKLĐ của Việt Nam, thậm chí là luôn là thị trường dẫn đầu trong nhiều năm qua. Cụ thể năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở thị trường này lên tới hơn 40.000 người, chiếm tới hơn 40% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc xa xứ. Việc phía bạn ngừng tiếp nhận lao động sẽ làm giảm mạnh số lượng đưa lao động đi XKLĐ của Việt Nam trong quý I và quý II/2020.
Về giải pháp cụ thể hỗ trợ DN, ông Liêm cho biết, Cục cũng chờ chủ trương chỉ đạo chung của Chính phủ trong việc thực hiện giãn nợ, giảm thuế, phí và chính sách BHXH cho DN nói chung trong đó có DN XKLĐ. "Về cơ bản Cục chưa điều chỉnh mục tiêu XKLĐ năm 2020 là phấn đấu đưa hơn 12.000 lao động đi XKLĐ" - ông Liêm cho hay.
Vụ sạt lở tại Rào Trăng 3: Tìm thấy thi thể phóng viên đúng ngày sinh nhật lần thứ 52 Ngày tìm thấy thi thể phóng viên Phạm Văn Hướng, cũng là ngày sinh nhật lần thứ 52 của Anh. Tấm thiệp mừng được đồng nghiệp đưa lên trong nỗi đau vô hạn. Ngày 15/10, mọi nổ lực tìm kiếm 13 cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp tại Trạm kiểm lâm bắt đầu có kết quả, từng thi thể được đưa lên......