Vợ cũ của Jeff Bezos xứng đáng được chia nửa số tài sản, vì sẽ không có Amazon nếu không có bà
Jeff và MacKenzie Bezos sẽ ly hôn sau 25 năm chung sống. Liệu Amazon có tồn tại nếu họ chưa bao giờ cưới nhau?
Câu trả lời ở đây có lẽ là không.
Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới và là CEO Amazon, sắp ly hôn với bà MacKenzi Bezos, vợ ông trong 25 năm qua.
Có vẻ như giữa Jeff và vợ không hề có thỏa thuận tiền hôn nhân nào. Và tại Washington, nơi cặp đôi này sinh sống, tài sản của hai vợ chống khi ly hôn mà không có thỏa thuận tiền hôn nhân sẽ được chia đều 50 – 50.
Nếu bạn cưới người giàu nhất thế giới (tài sản của Bezos hiện là 137 tỷ USD), và đó lại là người tự mình đạt được danh hiệu đó, liệu bạn có xứng đáng được hưởng một nửa?
Đối với MacKenzie Bezos, chắc chắn là xứng đáng, bởi một lý do đơn giản: sẽ không có Amazon nếu không có bà.
MacKenzie Tuttle và Jeff Bezos gặp nhau vào năm 1992 khi cả hai làm việc cho quỹ đầu tư mạo hiểm D.E.Shaw. MacKenzie tốt nghiệp Đại học Princeton và trở thành một cộng tác viên nghiên cứu tại công ty nơi Bezos làm Phó Chủ tịch. Văn phòng của bà nằm ngay cạnh văn phòng của Bezos, và 3 tháng sau khi hẹn hò, vào năm 1993, họ kết hôn.
Trong khi làm việc tại D.E.Shaw, Bezos đã hình thành ý tưởng về Amazon. MacKenzie đã hỗ trợ ông từ những ngày đầu, dù cho khả năng thất bại của công ty là cực cao (thực ra đó là vấn đề chung của đại đa số các startup).
Brad Stone viết trong cuốn “The Everything Store” như sau: “ Vào thời điểm đó, Bezos mới kết hôn, với một căn hộ thoải mái ở Upper West Side cùng một côn việc lương cao. Dù MacKenzie nói rằng bà sẽ ủng hồ nếu ông quyết định thử sức, nhưng quyết định đó không hề dễ dàng”.
Video đang HOT
MacKenzie sau đó cho biết: “ Tôi không phải dân kinh doanh, do đó với tôi, điều tôi nghe được khi ông ấy nói với tôi ý tưởng đó là sự đam mêm và hứng thú… Và với tôi, bạn biết đấy, nhìn bạn đời mình, người mà bạn yêu, có một cuộc phiêu lưu – còn gì tuyệt hơn điều đó và được là một phần của điều đó?”
Vào năm 1994, ở tuổi 30 và 24, Jeff và MacKenzie đã quyết định liều mình.
Họ đi dọc nước Mỹ nhằm tìm kiếm một ngôi nhà mới và làm trụ sở cho Amazon. MacKenzie lái xe, trong khi Bezos nghiên cứu kế hoạch kinh doanh và dự báo lợi nhuận trên băng ghế dành cho khách. Sau khi bắt đầu ở Texsa và mua một chiếc xe, họ dừng chân tại Seattle.
Cặp đôi nghiên cứu cái tên “Amazon” cùng nhau sau khi gần như đã chọn một cái tên khác: Relentless.com. MacKenzie trở thành kế toán đầu tiên của Amazon, dù bản thân bà lại là một nhà văn.
Bà còn làm nhiều công việc nhỏ nhặt, như mọi nhân viên của các startup khác vẫn làm vào thời điểm mới hình thành, từ chuyển các đơn đặt hàng sách đến bưu điện để đảm bảo doanh thu và duy trì tài khoản của công ty. Bà còn gặp gỡ những nhà đầu tư ban đầu của Amazon như John Doerr và gặp gỡ với nhóm đầu tư này tại Mexico sau đợt IPO của Amazon.
Nhưng bên cạnh vai trò đối với công ty, điều đáng nói về MacKenzie chính là vai trò đáng kể của bà trong sự nghiệp của chồng.
Cả Warren Buffett và Sheryl Sandberg đều nói rằng quyết định sự nghiệp quan trọng nhất bạn thực hiện là bạn kết hôn với ai.
Rõ ràng trong một mối quan hệ, phải có một người hi sinh để người kia theo đuổi một sự nghiệp to lớn. Nhưng đó không phải là điều Buffett muốn nói.
“ Kết hôn với đúng người. Tôi nghiêm túc về điều đó. Nó sẽ tạo ra nhiều khác biệt trong cuộc đời bạn. Nó sẽ thay đổi những khát vọng của bạn, tất cả mọi thứ” – ông nói trong cuộc gặp thường niên Berkshire Hathaway 2009 như vậy.
Liệu Bezos có tiếp tục phát triển hiệu sách trực tuyến của mình được như hôm nay nếu ông chưa từng gặp MacKenzie? Liệu ông có đi tiếp con đường đó theo cùng một cách, thuê cùng những người, và chấp nhận cùng những nguy cơ như đã làm nếu ông ở cùng một người vợ khác?
Đó là những câu hỏi không thể trả lời được. Nhưng không hề nói quá khi khẳng định những động lực, thái độ, và mục tiêu của một người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi người quan trọng nhất trong cuộc đời họ.
Không cần biết liệu tên của hai vợ chồng có cùng được ghi trên những giấy tờ kinh doanh hay không, nhưng trên thế giới có rất nhiều cặp đôi cùng làm việc như một nhóm, tập trung vào việc phát triển một doanh nghiệp lớn, và phối hợp nhịp nhàng để đạt được những mục tiêu chung. Đó là một phần lý do tại sao rất nhiều bang có các điều luật ghi nhận tài sản chung.
Buffett từng nói rằng nếu không có người vợ đầu tiên của mình, Susie, mất vào năm 2004, ông sẽ không thể tạo nên khối gia tài khổng lồ của mình.
“ Những điều diễn ra với tôi sẽ không thể diễn ra được nếu không có bà ấy” - ông nói trong một bộ phim tài liệu trên HBO vào năm 2017.
Những điều diễn ra với Bezos sẽ không thể diễn ra nếu không có MacKenzie.
Tham khảo: BusinessInsider
Không có thỏa thuận tiền hôn nhân, vị tỷ phú này đã mất trắng gần 1 tỷ USD khi ly dị
CEO Amazon Jeff Bezos, người đàn ông giàu nhất thế giới, vừa tuyên bố sẽ ly dị vợ là bà MacKenzie sau 25 năm hôn nhân.
Trang tin TMZ đăng tải hôm thứ 5 rằng vợ chồng nhà Bezos không hề ký kết thỏa thuận tiền hôn nhân.
Thỏa thuận tiền hôn nhân là một loại hợp đồng đặc biệt mà chủ thể có nó là các đôi nam nữ trước khi chính thức kết hôn thực hiện để thỏa thuận các vấn đề pháp lý như phân định tài sản chung, riêng, trước, trong và sau hôn nhân hoặc liên quan đến việc một hoặc hai bên muốn chấm dứt hợp đồng hôn nhân, quyền nuôi con và chia tài sản nếu vợ chồng ly hôn...
Ở một số nước trên thế giới, nhất là phương Tây, hợp đồng hôn nhân được công nhận rộng rãi. Nó cũng là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi chấp nhận "sống thử" trước khi kết hôn chính thức. Mặt khác, nó cũng thể hiện được sự minh bạch trong tài sản giữa vợ và chồng khi hai bên có thỏa thuận.
Một số người khi nghe tin này đã so sánh khoản tiền mà hai vợ chồng nhà Bezos sẽ tiến hành phân chia - nếu thực sự không có thỏa thuận tiền hôn nhân nào - với khoản tiền tương tự của một vị tỷ phú khác: trùm dầu mỏ Harold Hamm.
Hamm, CEO của Continental Resources, vào tháng 11/2014, đã bị tòa án yêu cầu phải trả cho người vợ cũ của ông là Sue Ann Arnall gần 1 tỷ USD tiền mặt và tài sản khi cặp đôi này ly dị sau 26 năm chung sống. Vào thời điểm đó, khối bất động sản hôn nhân của hai người này có giá trị lên đến 18 tỷ USD. Tất nhiên, giữa họ không có bản thỏa thuận tiền hôn nhân nào.
Arnall đã đòi hỏi khoản tiền ly dị hơn con số bà được hưởng là 974.790.317,77 USD hàng tỷ USD. Vụ kiện bắt đầu vào năm 2012 và kết thúc sau 2 năm rưỡi; phán quyết này là một trong những vụ ly dị lớn nhất ở nước Mỹ từ trước đến nay. Dưới đây là bản sao tờ séc mà Harold Hamm đã phải ký cho Arnall:
Nhưng trong vụ việc Bezos - MacKenzie, khoản tiền có lẽ sẽ lớn hơn nhiều. Tài sản của Jeff Bezos hiện vào khoảng 137 tỷ USD, theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, biến ông thành người giàu nhất thế giới.
Hơn nữa, các phiên xử vụ ly dị này sẽ diễn ra ở Washington, nên bà MacKenzie có thể hưởng lợi từ các quy định về tài sản chung khi ly dị của bang này, trong đó các tài sản thuộc loại bất động sản phải được chia đều 50/50. Trong khi đó, cuộc ly dị của Hamm diễn ra tại Oklahoma, nơi tài sản được chia đều theo phán quyết của quan tòa.
Dù sao đi nữa, bất kỳ quyết định cuối cùng nào cũng sẽ phải phụ thuộc vào tòa án quyết định.
Tham khảo: BusinessInsider
Trước vụ ly hôn vì ngoại tình của tỷ phú Amazon, cô ruột Jeff Bezos bênh vực cháu dâu, bạn thân "kẻ thứ 3" sốc vì không thể tin được Jeff Bezos và người tình tin đồn đang bị cả thế giới quay lưng, bằng chứng là những người thân cận xung quanh họ đều tỏ thái độ không thể tin được và chọn đứng về phía vợ tào khang MacKenzie của vị tỷ phú giàu nhất thế giới. Dù đã một vài ngày trôi qua nhưng vụ ly hôn thế kỷ của...