Vợ chồng Phó tổng giám đốc Cơ khí Quang Trung lừa 2 ngân hàng gần 50 tỷ đồng
Lợi dụng được tổng giám đốc ủy quyền, Xuyên cùng các đồng phạm làm giả hồ sơ, lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa để chiếm đoạt tiền tỷ nhà băng.
Bị cáo tại tòa
Ngày 31/5, TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử đối với Nguyễn Duy Xuyên (SN 1955, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, nguyên phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Quang Trung, kiêm Giám đốc Xí nghiệp Tổng hợp) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Các bị cáo đồng phạm gồm Thân Thị Nhậm (SN 1955, vợ Xuyên), Bùi Thị Ngọc Lan (SN 1960), Nguyễn Văn Vương (SN 1975), Tăng Thị Thanh Hà, (SN 1957), Phùng Trung Kiên (SN 1970, kiểm toán).
Làm giả hồ sơ, lập khống hồ sơ qua mặt ngân hàng
Trong vụ án này, Xuyên cấu kết với hai pháp nhân là CTCP Thép Hà Nội do Thân Thị Nhậm làm Giám đốc và Công ty TNHH Sản xuất xuất nhập khẩu thép Đông Á do Vương làm Giám đốc qua mặt ngân hàng.
Theo điều tra, năm 2011, Nguyễn Duy Xuyên được Tổng giám đốc ủy quyền làm thủ tục xin vay vốn của 2 ngân hàng để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh thép của Xí nghiệp Tổng hợp. Lợi dụng việc này, bị cáo Xuyên cùng các đồng phạm làm giả hồ sơ, lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa để chiếm đoạt tiền nhà băng.
Khoảng giữa năm 2011, bị cáo Xuyên lập hồ sơ vay vốn ngân hàng A. nhằm mục đích vay vốn bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo là hàng hóa thép tồn kho luân chuyển và phần còn lại xin vay không có đảm bảo bằng tài sản.
Quá trình thẩm định hồ sơ, ngân hàng xác định, Xí nghiệp có số lượng thép tồn kho luân chuyển là 2.928.349 kg, trị giá hơn 40,8 tỷ đồng. Căn cứ kết quả thẩm định, ngân hàng cấp tín dụng 22 tỷ đồng, sau đó nâng lên 25 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để chiếm đoạt tiền vay, bị cáo Xuyên cùng các đồng phạm lập các hồ sơ mua bán phôi thép khống. Đến hạn thanh toán, bị cáo Xuyên không thanh toán trả tiền gốc là 24,9 tỷ đồng và lãi ngân hàng.
Đến năm 2013, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bị cáo Xuyên và bị cáo Nhậm thỏa thuận với ngân hàng, CTCP Thép Hà Nội sử dụng Dự án Nhà máp thép Đông Á thế chấp cho ngân hàng để bảo lãnh khoản vay phát sinh dư nợ của Xí nghiệp. Ngân hàng định giá nhà máy thép có giá trị 35,2 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã kê biên tài sản này, nhưng với chứng từ hóa đơn cung cấp không đủ căn cứ định giá.
“Bắt tay” kiểm toán viên làm giả báo cáo tài chính
Cùng thời điểm này, Nguyễn Duy Xuyên lừa đảo ngân hàng khác số tiền 24,9 tỷ đồng. Để được ngân hàng cho vay không có tài sản đảm bảo, bị cáo làm giả báo cáo năm tài chính 2010, hệ số tự tài trợ, kết quả sản xuất kinh doanh có lãi (ROE tối thiểu), hệ số thanh toán tối thiểu… để được vay vốn không có tài sản đảm bảo.
Nhằm hợp lý hóa báo cáo tài chính giả, bị cáo Xuyên liên hệ với Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán S&S làm giả báo cáo kiểm toán. Bất chấp công ty không đồng ý, Phùng Trung Kiên (kiểm toán viên) ký báo cáo kiểm toán giả.
Tháng 6/2011, bị cáo Xuyên gửi hồ sơ giả trên đên ngân hàng V. đề nghị vay vốn 50 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ duyệt số tiền vay tối đa là 25 tỷ đồng.
Cùng thủ đoạn trên, bị cáo Xuyên cùng các đồng phạm lập 17 hợp đồng mua bán thép số lượng 1.512.390kg, trị giá hơn 23,2 tỷ đồng. Ngân hàng tin việc mua bán này có thật và giải ngân số tiền 24,9 tỷ đồng. Trong khi ngân hàng đang giải ngân, Xuyên, Nhậm làm thao tác ký hợp đồng xí nghiệp trả lại hàng cho Công ty thép Hà Nội. Công ty Thép Hà Nội nhận lại hàng nhưng không trả lại tiền. Xuyên và Nhậm bị cáo buộc chiếm đoạt của ngân hàng số tiền 24,9 tỷ đồng.
Đến hạn thanh toán, ngân hàng tự khấu trừ từ tài khoản của Công ty Quang Trung số tiền gốc là 695 triệu đồng. Dư nợ gốc tính đến ngày 31/12/2014 là 24,2 tỷ đồng. Ngân hàng đề nghị bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, để chiếm đoạt tiền vay của ngân hàng, Nguyễn Duy Xuyên còn dùng thủ đoạn thanh toán bằng tiền mặt với khách hàng mua hàng của xí nghiệp để tránh việc ngân hàng khấu trừ nợ.
Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của 2 ngân hàng là 49,9 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, một số cán bộ ngân hàng có dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nhưng do thời hạn điều tra đã hết nên tách rút thành vụ án khác.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bán biệt thự "ảo", giám đốc rởm chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng
Làm ăn thua lỗ, Minh đã làm giả ba bộ giấy tờ mang tên Nguyễn Hồng Minh là chủ sở hữu ngôi biệt thự ở Hà Nội để thực hiện lừa đảo.
Tin tức đăng tải trên báo An ninh thủ đô cho hay, tài liệu truy tố xác định, năm 2006, Nguyễn Hồng Minh chồng của Phạm Thị Hà thành lập Công ty CP Xây dựng DELTA với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Sau một thời gian làm ăn thua lỗ, Minh nảy sinh ý định làm giả giấy tờ và bán nhà đất của người khác để có tiền trang trải nợ nần.
Để thực hiện hành vi phạm tội, giữa tháng 2/2010, Minh ra bến xe Hà Đông (cũ) gặp đối tượng tên Hùng (không rõ lai lịch) thuê làm giả hộ bộ giấy tờ nhà đất.
Phạm Thị Hà - Ảnh: báo ANTĐ
Sau đó, Minh dẫn người này sang khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên) và chỉ bừa vào ngôi biệt thự 3,5 tầng đã được xây thô, tại vị trí số 1, lô B-BT.07 do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) là chủ đầu tư. Minh yêu cầu Hùng "chế" hồ sơ mua nhà giả từ chủ đầu, tương ứng với ngôi biệt thự ấy.
Một tuần sau, Minh quay lại Bến xe Hà Đông nhận 3 bộ hồ sơ giả gồm: hợp đồng mua căn biệt thự, phiếu thu tiền cùng biên bản bàn giao và nghiệm thu tài sản.
Có được bộ hồ sơ giả này, Minh cùng vợ gặp bà Cao Thị Vinh (trú ở quận Hoàn Kiếm) chào bán căn biệt thự "ma" với giá 4,6 tỷ đồng. Ngày 6/3/2010, tại một phòng công chứng trên phố Giảng Võ, bà Vinh đã ký vào bản hợp đồng mua bán ngôi biệt thự với vợ chồng Minh. Cùng ngày, bà Vinh chuyển trước cho vợ chồng Minh 1,8 tỷ đồng tiền "đặt cọc".
Ít ngày sau, bà Vinh tìm đến HUD để tiếp tục hoàn thiện thủ tục thì mới biết bị lừa đảo. Cùng thời điểm bán căn biệt thự "ma" cho bà Vinh, ngày 9/3/2010, Minh đến nhà ông Vũ Ngọc Khanh (trú ở quận Thanh Xuân) để vay tiền và thế chấp giấy tờ giả của căn biệt thự.
Tại đây, đối tượng tình cờ gặp ông Trương Tuấn Nghĩa (trú ở phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân) đến chơi. Do có nhu cầu mua nhà nên ông Nghĩa đề nghị Minh bán lại ngôi biệt thự này với giá 6 tỷ đồng. Sau khi tận mắt xem xét tài sản, ngày 10/3/2010, ông Nghĩa và vợ chồng Minh lập hợp đồng chuyển nhượng ngôi biệt thự.
Trước khi giao nốt số tiền còn lại cho vợ chồng Minh, ngày 25/4/2010, ông Nghĩa đến Tổng công ty HUD làm thủ tục sang tên thì mới phát hiện ra sự thật. Ngoài 2 nạn nhân là bà Vinh và ông Nghĩa, cũng với thủ đoạn tương tự, vợ chồng Minh còn tiếp tục bán căn biệt thự này cho ông Nguyễn Thanh Tùng (trú ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với giá 7,5 tỷ đồng.
Trước khi phát hiện ra giấy tờ nhà đất là giả, ông Tùng đã tạm chuyển cho Minh 2,6 tỷ đồng... Như vậy, chỉ bộ hồ sơ giả gắn với căn biệt thự "ma" tại Khu đô thị Việt Hưng vợ chồng Minh đã lừa đảo chiếm đoạt được của 3 nạn nhân tổng số tiền 9,6 tỷ đồng. Trong đó, Phạm Thị Hà được xác định đã đồng phạm với chồng để lừa ông Nghĩa, ông Tùng với tiền lên đến hơn 7,7 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc, báo Công an nhân dân thông tin, sau khi vụ việc bị vỡ lở, Nguyễn Hồng Minh bị bắt giữ, còn Phạm Thị Hà đã bỏ trốn. Ngày 4/7/2014, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Minh tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Hình phạt chung mà Minh phải thi hành cho cả hai tội danh là tù chung thân. Về vấn đề dân sự và các vấn đề liên quan khác cũng được xem xét và giải quyết tại bản án trên. Trong khi Minh đã bị pháp luật xử lý và đang thi hành án thì bị can Hà vẫn đang bỏ trốn. Vì thế cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã bị can đối với Hà.
Cuối tháng 9/2015, Hà đến cơ quan Công an đầu thú. Viện KSND TP Hà Nội xác định, Hà đã cùng chồng là bị án Nguyễn Hồng Minh chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 7,7 tỷ đồng. Với hành vi phạm tội đã gây ra, Hà bị truy tố theo điểm a, khoản 4, Điều 139 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt mà Hà phải đối diện từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Quá trình xét xử vụ án này, do vắng mặt bị hại nên HĐXX đã quyết định tạm hoãn phiên tòa.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Nguồn: nguoiduatin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ trộm kinh điển tại Hà Nội được "phá" thế nào? Theo đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC45 Công an TP.Hà Nội) cho biết, "chìa khóa" để phá vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên là chiếc xe ô tô Mitsubishi Kiên sử dụng khi gây án. Chiều ngày 25/5, Công an thành phố Hà Nội tổ đã công bố kết quả điều tra, khám phá vụ trộm...