Vợ chồng nào cũng sẽ cãi nhau nhưng các bà vợ ơi, cãi nhau thế nào để luôn ‘thắng’ và để chồng phải phục mới là vấn đề
Hóa ra, tình yêu đẹp nhất hay mối quan hệ khăng khít nhất đâu có phải lúc nào cũng êm ả, cũng sẽ có những cuộc cãi cọ đó thôi. Nhưng cái chính là…
Sẽ thật khó tin nếu như có ai đó nói rằng cuộc hôn nhân của họ bằng phẳng, chẳng một lần cãi cọ hay bất đồng quan điểm với nhau. Bởi thực tế cuộc sống nhiều lúc sẽ có hàng loạt những bất đồng mà cần một lần cãi vã để tháo gỡ được.
Những cuộc cãi vã sẽ làm chết tình yêu
Có câu chuyện về một cặp vợ chồng nọ. Kiều là mẫu phụ nữ đảm đang, đối nhân xử thế đều chả mất lòng ai. Tuy nhiên, anh Đại – chồng cô lại không đồng ý với điều đó. Trong mắt người ngoài, Kiều dịu dàng như nước, rộng lượng và hào phóng vô cùng. Có lần đi ăn ở nhà hàng Nhật, người phục vụ lỡ tay đánh rơi món súp, nó đổ lên váy hoa của cô. Cô gái phục vụ sợ hãi và khóc ngay tại đó. Kiều không những chẳng trách móc gì mà lại còn nhẹ nhàng an ủi: ‘Không sao đâu’.
Kiều rất tốt với người ngoài nhưng với chồng cô lại thể hiện hoàn toàn khác. Kiều luôn nhạy cảm và mong manh, tức giận vô cớ với chồng. Có anh Đại đi công tác trùng vào dịp Valentine và không thể quay về đúng ngày lễ. Anh cũng sơ suất, quên luôn chuyện tặng quà. Điều đó làm Kiều hết sức đau đớn.
‘Ở với anh, tôi không thực sự hạnh phúc. Tôi đã bỏ qua rất nhiều thứ từ khi gắn bó với anh. Tôi đã luôn sát cánh bên anh vì nghĩ rằng anh cưng chiều, để ý đến tôi. Bây giờ, ngày Valentine năm nay, mới sau vài năm bên nhau anh đã quên những gì đã nói với tôi rồi sao’, cô nàng trách móc chồng.
Vậy đấy, dù Đại có lỗi nhưng chính Kiều đã nói ra những câu thật nặng nề. Cô bày tỏ rằng mình chẳng hạnh phúc khi bên cạnh Đại. Với một người đàn ông, có lẽ đó là câu nói ‘xát muối vào lòng’ gây tổn thương cực độ.
Một nghiên cứu của Love Lab chỉ ra rằng, lí do chính dẫn đến sự tan vỡ trong hôn nhân hay mối quan hệ tình cảm không phải là hết yêu hay sự cố khủng khiếp nào đó. Cái chính là những lời buộc tội, phàn nàn cùng những chỉ trích trong cuộc sống bình thường.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ít cuộc sống vợ chồng nào tồn tại mà không xảy ra cãi vã. Đôi khi những bất đồng đến từ sự khác biệt trong suy nghĩ, cách sống và ứng xử giữa cả hai. Nhà tâm lý học Caryl Rusbult đã chia ra cách các cặp vợ chồng đối phó với những cuộc cãi vã thành bốn loại: Phá hủy, bỏ qua, trao đổi và thành thật.
Loại phá hủy: Họ sẽ phản ứng với nhau cực kỳ mạnh mẽ, họ chủ động kích động mâu thuẫn, tấn công nhau bằng những lời phàn nàn cùng thái độ thù địch và khăng khăng bắt người ta thay đổi.
Loại bỏ qua: Tránh mâu thuẫn, thấy sự khác biệt hiển hiện nhưng vẫn kiên quyết làm ngơ khiến tình hình giữa hai bên xấu đi, khó xử lý được tình cảnh đó.
Loại trao đổi: Họ sẽ trò chuyện qua lại với nhau, tìm mâu thuẫn để tránh chuyện cãi nhau chỉ vì điều tương tự vào những lần sau.
Video đang HOT
Loại thành thật: Không giỏi trao đổi với nhau, họ chờ đợi tình hình cuộc cãi vã được cải thiện. Khi bắt đầu nói chuyện lại được hoặc nhen nhóm cuộc cãi vã, họ sẽ nhẹ nhàng phản bác hoặc thật thà nói về ý kiến, cảm xúc của chính mình.
Kiểu phá hủy và bỏ qua là ‘kẻ hủy diệt’ trong tình yêu. Càng cãi nhau, họ càng thất vọng với tất cả. Kiểu trao đổi và thành thật là những ‘người xây dựng’, càng cãi cọ họ càng thấu hiểu và yêu nhau hơn.
Những cuộc cãi vã sẽ khiến tình yêu thêm phần nồng thắm nhưng cũng có thể làm chết tình yêu bằng sự ‘độc ác’ trong lời nói tuôn ra lúc đó.
Tại sao có những cuộc cãi vã khiến họ yêu nhau hơn và ngược lại?
Khi lao vào ‘cuộc chiến’, ít ai giữ được sự bình tĩnh. Tuy nhiên, ai cũng phải tự nhìn nhận lại bản thân mình, đừng vì sự nóng nảy tức thời mà phá đi mối quan hệ. Khi cãi nhau, các bạn cũng có thể biến mình từ một ‘kẻ hủy diệt’ thành một ‘người xây dựng’khi tự ý thức được bằng sự suy xét kỹ càng về những điều sau đây.
Đồng cảm
Khi đồng cảm, người ta sẽ hiểu được quan điểm của đối phương. Hiểu một người nói ra thì đơn giản nhưng thực tế khó vô cùng. Theo các chuyên gia, chỉ có 10% sự giao tiếp thực hiện bằng ngôn ngữ, 30% phụ thuộc vào giọng điệu, giọng nói, 60% còn lại là ngôn ngữ cơ thể. Như vậy để biết, không chỉ phải sử dụng tai lắng nghe mà còn phải quan sát bằng mắt và cảm nhận bằng trái tim.
Tìm hiểu rõ lý do
Khi xảy ra cãi vã, các bạn nên suy xét xem nguyên nhân đến từ đâu. Phần lớn những nguyên nhân đó sẽ quyết định cách thức giải quyết tốt nhất.
Hãy biết cách cãi nhau thông minh thay vì làm chết đi mối quan hệ
Một mối quan hệ không thể càng ngày càng khăng khít được nếu như không trải qua bao phen khó khăn vất vả. Chuyện cãi nhau cũng thế, nó giống như một thử thách mà các cặp vợ chồng sẽ trải qua trong cuộc sống thôi. Bởi vậy, hãy cãi nhau theo cách thật thông minh, có phương pháp chứ đừng đưa mối quan hệ đi vào ngõ cụt hay thậm chí làm chết nó chỉ vì ‘cơn điên’ của mình.
Hãy cởi mở thay vì phỏng đoán
Trong khi cãi nhau, một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải nhất chính là sự khăng khăng: ‘Tôi nghĩ tôi hiểu anh ta/cô ta lắm’. Bởi vậy, người ta thoải mái nghĩ rằng đối phương đang có suy nghĩ như mình ‘cho là thế’ và càng mức phẫn nộ hơn. Thậm chí, khi được giải thích sau đó cũng không tin, thà tin vào điều bản thân đang phỏng đoán.
Bình tĩnh và lắng nghe cẩn thận thay vì vội vàng đáp trả
Khi cãi nhau, ai cũng đều gào to vào mặt nhau: ‘Anh/cô nghe tôi nói đây này’. Ai mà chẳng muốn bày tỏ, họ không sẵn lòng nghe đối phương nói gì đâu vì nghĩ biết tỏng vấn đề rồi mà. Điều này cần sửa đổi đi nhé!
Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng khi có chuyện thay vì thổi bùng lên cuộc cãi vã
Đôi khi, chúng ta không giải quyết các xung đột theo một cách bình tĩnh và hợp lý được nhưng hãy nhìn vào tình cảm của chính mình để đối diện với mọi vấn đề. Chúng ta đừng trút sự bất mãn vào nhau, tấn công nhau bằng lời nói có chủ đích để rồi một cuộc cãi cọ ồn ào nổ ra. Hãy chịu khó nghĩ ngợi rồi giải quyết vấn đề ngay trước khi lớn tiếng gào vào mặt nhau nhé.
Phải hiểu rằng cuộc cãi vã không phải lỗi của một người, thắng hay thua chẳng để làm gì cả
Trong tình cảm, sẽ rất nguy hiểm khi cả hai mải miết cãi nhau om sòm chỉ để khẳng định bản thân đúng, đối phương sai. Cãi nhau kiểu đó, mất người yêu như chơi đấy!
Dành thời gian riêng cho đối phương, đừng liên tục đòi hỏi và đi quá giới hạn
Ai mà chẳng muốn có không gian cho riêng mình. Hãy chú ý đến ranh giới của cả hai người, hãy tôn trọng những trải nghiệm tình cảm hoặc quá khứ của anh ấy/cô ấy. Đừng bắt họ phải kể tất cả, thật chi tiết cho bạn. Cũng đừng dọa nạt, ép họ phải xóa đi chi tiết hay kỷ niệm nào đó mà bạn cảm thấy khó ưa.
Khi cãi nhau, tập trung vào một vấn đề, đừng lôi chuyện quá khứ ra nói
Đôi khi, nhiều người muốn giành lợi thế trong cuộc cãi vã bằng cách lôi cả những lỗi của đối phương từ xa xưa để nói một lúc. Đó là cách cực kỳ sai. Khi cãi nhau về điều gì, xin hãy chỉ nói đến nó thôi. Đừng nâng cấp nó lên bằng hàng loạt chuyện trong quá khứ rồi thổi bùng thành một cuộc chiến không hồi kết.
Trong một cuốn sách có tên ‘Luật hôn nhân hạnh phúc’, tác giả Wenger đã có một câu mở đầu rất đáng lưu ý: ‘Ngay cả cuộc hôn nhất tốt đẹp nhất thì mỗi người cũng sẽ có đến 200 lần có ý định chia tay và 50 lần kích động đến mức ‘dìm chết’ đối phương’.
Hóa ra, tình yêu đẹp nhất hay mối quan hệ khăng khít nhất đâu có phải lúc nào cũng êm ả, cũng sẽ có những cuộc cãi cọ đó thôi. Cái chính là, họ phải vượt qua được suy nghĩ chia tay hết lần này đến lần khác, cãi nhau thật thông minh để khiến nó không làm chết được tình yêu của chính mình.
Chuyện vợ chồng cãi nhau là quá bình thường. Cuộc sống chung giữa hai con người khác nhau, được gắn kết bằng tình yêu thì cãi nhau để giải quyết những mâu thuẫn chẳng có gì là kỳ lạ hết. Tuy nhiên, chúng ta phải biết được điểm dừng của mỗi cuộc tranh cãi. Đừng bao giờ tuôn vào nhau bằng những ngôn từ độc ác, xúc phạm để cuối cùng, thân ai cũng đầy rẫy thương tích.
Đôi khi, tình yêu thể lớn đến mức trở thành phương thuốc chữa lành những vết thương như thế được. Cãi nhau để cả hai cùng hiểu nhau hơn, yêu nhau hơn chẳng có gì là sai hết. Nhưng cãi nhau chỉ để mạt sát, giành chiến thắng trước đối phương thì một mối quan hệ dù có thắm thiết đến đâu cũng có ngày rạn nứt.
An Thanh
Theo Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Dung thứ để lành lại những vết thương sâu
Khi tôi nói, hãy tha thứ cho bản thân mình đi là cho phép mình được hạnh phúc chứ không phải giữ mãi những đau đớn. Đừng cho phép nỗi đau ấy được ăn sự giận giữ, đau đớn của bạn mỗi ngày nữa.... Hãy đừng để những thất bại cũ khiến bạn quên đi cách chiến thắng hôm nay.
Đừng để những thất bại khiến bạn nản lòng- Ảnh: minh họa
Tha thứ cho một ai đó đã từng khiến mình tổn thương đã là thậm khó. Vết thương càng sâu- thứ tha càng khó. Có những hận thù đã ăn vào tâm khảm đến độ trở thành phản ứng tự vệ, cứ nhắc tới là lại thấy đau, thấy hận. Có những người quên cả lý do khiến họ đau mà chỉ nhớ mãi cái đau trong tâm khảm họ. Lại có những người, vết thương ấy thành tật, mà hễ gặp thứ gì hao hao, giông giống cũng lại nhắc về cơn đau. Tôi biết nhiều người như thế, mười năm rồi vẫn chưa nguôi đau đớn bởi cái buông tay của chồng cũ khiến cô ấy không thể bắt đầu được cuộc hôn nhân mới.
Tôi cũng lại biết có những người, giờ, ai đó nhắc đến tên tôi, họ sẽ không tiếc lời nhiếc mắng. Mà lý do là hồi còn thanh xuân, giữa chúng tôi chỉ có một đoạn tình thoáng qua. Tôi đã chọn cách chia tay bằng việc biến mất không một lời giải thích. Bởi sợ giải thích thế nào cũng là tôi sai, làm họ đau hơn. Nên chọn cách biến mất nghĩ rằng thời gian sẽ là liều thuốc an thần. Mà ngờ đâu, giờ họ vẫn nhớ, vẫn coi tôi là kẻ bội tín, vẫn muốn cuộc đời tôi bết bát họ mới thấy an ủi. Chỉ là tôi đã quên mất rồi, quên rằng mình đã lỡ tay làm thương tổn họ.
Họ, những người mãi không sao nguôi ngoai được một vết thương cũ. Họ, những người để nỗi buồn đeo đẳng mãi bên mình, như đá buộc chân, như miếng xương hóc ngang cổ họng, như miếng dằm nằm lại trên tay. Họ, có những người, nuôi mãi thất bại trong lòng khiến mình chẳng thể tìm thấy lại chính mình hừng hực lửa của năm tháng thanh xuân. Nên tôi mới bảo họ rằng: Hãy học cách tha thứ cho chính bản thân mình.
Là tha thứ cho chính bản thân mình chứ không phải là tha thứ cho kẻ đã làm đau mình. Bởi kẻ đã làm bạn đau, kẻ đã tạo ra vết thương cho bạn, có lẽ cũng đã quên rồi. Chỉ còn mình bạn đeo đẳng vết thương ấy và tự bạn làm mình đau đớn với vết thương đó. Bực mình là tự làm mình bực là vậy. Phẫn nộ là tự trừng phạt mình từ lỗi của người khác. Giận dữ là uống thuốc độc và mong đối phương chết. Vậy tại sao bạn vẫn cứ uống thuốc độc mỗi ngày như thế???
Tôi bảo: Hãy tha thứ cho bản thân mình đi! Là cho phép mình được hạnh phúc chứ không phải giữ mãi những đớn đau. Đừng cho nỗi đau ấy được ăn sự giận dữ, đau đớn của bạn mỗi ngày nữa. Đừng để những thất bại cũ khiến bạn quên đi cách để chiến thắng hôm nay. Đừng để cuộc hôn nhân hỏng hóc hôm qua khiến bạn mất lòng tin vào một hạnh phúc lần nữa. Bạn sẽ chỉ có thể hạnh phúc lần nữa nếu như bạn thôi lần lữa với quá khứ bất hạnh.
Làm sao để tha thứ cho chính bản thân mình? Làm sao để có thể bước qua vùng u uất cũ để tới vùng tươi sáng mới? Làm sao để quên đi rằng mình đã từng bị bội ước, đã từng bị bỏ rơi, đã từng bị cắm sừng? Làm sao để thôi ức trào máu mỗi khi đối mặt kẻ đã khiến bạn tổn thương? Và làm sao để nỗi ước muốn kẻ tồi tệ kia sẽ bị quả báo thôi nung nấu trong lòng? Thật khó để từ bỏ sân si, buông bỏ hận thù nếu như chính bạn không thương lấy bạn. Là thương lấy mình. Thương lấy mình bằng việc cho mình một hiện tại an yên, tương lai hạnh phúc. Thương lấy mình bằng việc cho phép mình được hạnh phúc hơn. Không ai có thể làm đau bạn nếu như bạn không cho phép họ được quyền "truy cập" vào đời bạn. Không ai nói là thương lấy bản thân mà lại để người khác khiến bạn rơi nước mắt. Không ai tước đoạt được nụ cười trên môi bạn trừ khi chính bạn tự cấm mình cười, tự đưa ra một vạn tám ngàn lý do để không cười.
Nhân một cuộc trò chuyện với khách mời, người phụ nữ trẻ đã mất nhiều thời gian để khép lại "đống rác" từ cuộc hôn nhân cũ để dọn mới mình đón một tình yêu mới.
Theo ĐSPL
"Em sẽ thử tin anh thêm lần nữa" Trong cuộc đời này, có lẽ không có nỗi hụt hẫng nào bằng việc mất niềm tin. Huống hồ trong tình yêu, đôi khi niềm tin chính là thứ duy nhất để người ta duy trì mối quan hệ. Ấy vậy mà vào buổi tối ấy, mọi thứ dường như vỡ vụn khi cô bạn gửi vào điện thoại em một tấm hình...