Vợ chồng già vượt qua chuỗi bi kịch khi nuôi 5 đứa trẻ ở tuổi 60
Trường hợp của Diarte và Perez là khá hiếm hoi, bởi ông bà thường sẽ chỉ nhận nuôi một đến hai đứa cháu, chứ không phải là tất cả năm đứa.
Teodulo Diarte ôm chặt lấy đứa cháu gái Harmony trong khi vợ ông, Olga Perez, đang chăm chú quan sát cô cháu gái 2 tuổi, Faith. Cặp vợ chồng 60 tuổi đang hoàn thiện các thủ tục để nhận nuôi hai đứa cháu.
Maria, con gái của Diarte và Perez, vật lộn với chứng nghiện ma túy trong nhiều năm trời và đã bị tước quyền nuôi con. Bốn trong số năm cô con gái của Maria đã nhận kết quả dương tính với ma túy từ khi mới sinh ra.
Trước đây, hai vợ chồng già đã nhận nuôi ba đứa cháu, và giờ họ nhận nuôi hai bé còn lại, Faith và Harmony. Tưởng như đã đến độ tuổi thảnh thơi nghỉ hưu, hai ông bà một lần nữa phải làm “cha mẹ” của 5 đứa nhóc. Và ai cũng hiểu chăm sóc trẻ là công việc 24/7.
Số tiền mà cặp vợ chồng nhận được từ chính phủ hằng tháng dùng để mua hàng tạp hóa, trả tiền thuê nhà, sắm sửa giày dép và quần áo mới cho 5 đứa cháu. Cặp đôi thậm chí còn mua một chiếc xe van cỡ nhỏ để tiện đưa cháu đến trường hoặc đi du lịch. Trường hợp của Diarte và Perez là khá hiếm hoi, bởi ông bà thường sẽ chỉ nhận nuôi một đến hai đứa cháu, chứ không phải là tất cả năm đứa.
Teodulo Diarte hào hứng khoe giấy chứng nhận nhận con nuôi ông nhận được
Một nhân viên xã hội đang an ủi bà Perez
Bi kịch nối tiếp bi kịch
Theo Sở Dịch vụ Gia đình và Trẻ em Quận Los Angeles, tính đến tháng 4/23, có 7.445 trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ gặp vấn đề khi sống ở nhà bố mẹ đẻ, chính vì thế các em sẽ được gửi đến nhà họ hàng hoặc người quen của bố mẹ.
Donna Butts, giám đốc điều hành của Generations United, một nhóm vận động có trụ sở tại Washington, cho biết người nhận nuôi sẽ cố gắng không tách anh chị em ra mà sẽ nhận nuôi tất cả mấy đứa trẻ, giống trường hợp của gia đình Diarte.
Ban đầu gia đình Diarte có ý định tìm cha mẹ nuôi cho năm đứa trẻ, nhưng cha mẹ nuôi thường sẽ chỉ nhận nuôi vài đứa, nhưng nếu vậy thì tụi nhỏ sẽ bị chia cắt. Vậy thì không khác tạo ra một nỗi đau khác, phải sống rời xa cha mẹ ruột đã đủ đau lòng rồi. Vì thế bà không muốn năm anh chị em lại tiếp tục rời xa nhau.
Video đang HOT
Cặp vợ chồng già dồn hết tình yêu cho các cháu
Vào năm 19 tuổi, cô con gái Maria của cặp vợ chồng già hạ sinh đứa con đầu lòng – Melody, tuy nhiên Maria lại đối xử không tốt cô bé, nuôi dưỡng Melody trong môi trường rất tệ. Vào năm 2010, khi Melody khoảng 5 tuổi, Perez không chịu được cảnh cháu gái bị ngược đãi nên đã tố cáo chính con gái mình tội lạm dụng trẻ em.
Vấn đề tiếp diễn khi Maria sinh cô con gái thứ hai, Esther. Maria và chồng lúc này gặp nhiều bất đồng và có xảy ra xô xát, Melody sợ hãi và chỉ biết ôm em gái Esther trốn vào góc nhà. Khi một nhân viên xã hội phỏng vấn Melody và yêu cầu em vẽ những gì mắt thấy tai nghe, cô bé đã vẽ một ống cần sa, chứng minh rằng Maria và chồng tiếp tục lao vào con đường nghiện ngập và không kiểm soát được hành động của mình. Trong tình thế hiểm nguy, Melody và Esther được tạm đưa đến chỗ ông bà.
Vào tháng 2 năm 2015, sáu tháng sau khi con gái thứ ba của Maria chào đời, các nhân viên xã hội đưa hai cô bé về nhà, họ tin trẻ em an toàn nhất là được sống với mẹ. Tuy nhiên đó là một bước đi sai lầm. Maria vẫn chứng nào tật nấy, đến nỗi bà Perez cáo buộc rằng con gái bà không ngừng sử dụng ma túy, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của cháu gái. Cuối cùng Maria bị tước quyền làm cha mẹ và cả ba đứa trẻ được ông bà nhận nuôi.
Teodulo Diarte tạm biệt cô bé 4 tuổi Harmony Diarte khi đứa bé đường đến trường
Tách con cái khỏi bố mẹ không có khả năng nuôi dưỡng là cần thiết
Sari Grant, giám đốc quản lý mảng nhận con nuôi của Bộ Dịch vụ Gia đình và Trẻ em, nhận định rằng họ cố gắng không tách trẻ em khỏi cha mẹ nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì sẽ sắp xếp để trẻ được nuôi dưỡng bởi họ hàng, người thân khác trong gia đình.
Năm 2018, Maria lại mang thai, khi cô sinh đứa thứ tư, cô gọi cho mẹ và bật khóc van xin mẹ nhận nuôi đứa trẻ này: “Họ (nhân viên xã hội) sẽ mang con của con đi mất, con xin mẹ đấy, hãy nuôi đứa nhỏ này giúp con”.
Mẹ cô miễn cưỡng nhận lời, dù biết thêm một đứa trẻ là thêm một gánh nặng. Gia đình năm người (gồm hai vợ chồng già và ba đứa con nhỏ của Maria) lại chào đón thêm một thành viên nữa, họ buộc phải rời nhà cũ và tìm đến một địa điểm mới rộng rãi hơn.
Thế nhưng chuyện vẫn chưa dừng lại, Maria lại mang thai. Đứa bé thứ năm ra đời trong tinh trạng suy dinh dưỡng và bé cực kỳ kén ăn. Vào tháng 3/2020, khi đại dịch bùng phát trên toàn thế giới, Diarte và Perez đã cân nhắc xem có nên nhận thêm một cô cháu gái nữa hay không. Diarte tâm sự với vợ: “Nếu nhân viên xã hội giao con bé cho một người lạ chăm sóc, có thể chúng ta sẽ không có cơ hội gặp lại cháu mình nữa”. Họ quyết định nhận nuôi và đặt tên cho đứa trẻ thứ năm là Faith.
Olga Perez và Teodulo Diarte cùng bé Harmony 4 tuổi tại bàn ăn sáng
Khó khăn ập đến khi cả năm đứa nhỏ đều gặp vấn đề riêng. Faith chậm phát triển và kén ăn vô cùng. Harmony thì bị suy giảm nhận thức, đôi khi nhìn chằm chằm vào khoảng không và hay vò đầu bứt tai. Naomi và Esther mắc chứng trầm cảm. Melody thì trong giai đoạn sắp tốt nghiệp. Nhưng hai vợ chồng vẫn rất lạc quan và ở bên cạnh khích lệ các cháu mỗi ngày. Thỉnh thoảng, Perez và Diarte cho phép Maria đến gặp con gái tại một nhà hàng gần đó.
Đã nửa năm trôi qua kể từ chuyến thăm cuối cùng, Perez không thêm bất kỳ tin tức gì từ Maria. Một lần, khi nói về Maria với cháu gái Harmony, bà Perez bật khóc khi nghĩ đến tình cảnh hiện tại của Maria. Thời đi học, con bà từng hát trong dàn hợp xướng ở nhà, cô còn ấp ủ ước mơ trở thành nhà thiết kế đồ họa, thế rồi tai nạn ập đến và tất cả những gì tươi đẹp nhất chỉ còn sót lại trong ký ức của hai ông bà. Bà xin lỗi cô bé Harmony, bởi bà đã hứa là sẽ không khóc vì mẹ của tụi nhỏ nữa. Harmony cũng hiểu chuyện, em chạm nhẹ vào tay bà an ủi: “Không sao đâu mẹ, không sao đâu”. Em từ lâu đã coi bà mình như mẹ ruột.
Olga Perez và Teodulo Diarte trong tâm trạng buồn bã sau khi nhận được cuộc gọi từ con gái
Đúng lúc này, chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là Maria. Bà Perez càng khóc to hơn khi con gái trấn an bà rằng cô hoàn toàn ổn. Maria tỏ ra như thể cô đã thay đổi, thế là trong một phút mủi lòng, Perez thuyết phục con gái chuyển đến sống cùng mình, trong thâm tâm bà thực sự hy vọng Maria đã khác xưa.
Nhưng hóa ra, đây lại là một quyết định sai lầm. Sau một thời gian Maria chuyển đến sống và dạy dỗ con cái, Naomi bắt đầu có những hành vi mất kiểm soát, em thậm chí còn dọa nạt giáo viên. Bác sĩ trị liệu bày tỏ quan ngại về ảo giác của Naomi và em phải nhập viện một tuần để điều trị. Điểm của bé Esther thì giảm sút, Melody cũng sa sút hơn và khóc thường xuyên hơn.
Vào ngày 31 tháng 1, Maria rời đi, bất chấp mọi nỗ lực hàn gắn của bà Perez. Bà thậm chí còn đưa cô thêm tiền để cô đưa các con cái mua sắm ở trung tâm thương mại. “Không điều gì có thể giữ Maria ở lại, dù nó có yêu con mình đến nhường nào. Tôi đã quá ảo tưởng”.
Rốt cuộc, khi mất đi một người con, hai ông bà vẫn còn đến tận năm “người con” khác để chăm lo. Và họ quyết tâm dồn sức mình cho năm thiên thần nhỏ.
Suýt "gặp họa" vì đồng nghiệp thích "ngồi lê đôi mách"
Tam sao thất bản, bởi vậy ở đâu cũng thế thôi, chẳng ai cảm thấy thoải mái với một người "thích cho mồm miệng đi chơi xa" cả.
Từ nhỏ đến lớn, gia đình luôn dạy tôi rằng tội vạ nhiều khi chính ở miệng mà ra, họ luôn rất nghiêm khắc với việc dạy dỗ con cái chuyện nghe ở đâu thì để nguyên ở đấy, đừng tha từ nơi này đến nơi khác, từ chỗ người này sang chỗ người khác. Bởi lẽ nhiều khi hậu quả chính bản thân mình cũng không thể lường trước hết được.
Lớn lên trong môi trường được giáo dục kỹ càng như vậy nên tôi khá kiệm lời. Dù vậy, tôi vẫn có thể ngồi "buôn dưa lê, bán dưa chuột" hàng giờ với bạn bè về chuyện trên giời dưới biến, từ Tây sang Đông, từ chủ đề này sang đến chủ đề khác. Nhưng tuyệt nhiên đứng dậy thì tất cả những gì tôi nghe được đều chỉ ở lại đúng vị trí tôi và họ vừa nói với nhau mà thôi.
Mọi câu chuyện của tôi thường không mấy khi xoay quanh một nhân vật cụ thể nào đấy là người quen biết, thân thiết, bạn bè hay đồng nghiệp bởi vì nói dài nói dai có khi lại thành nói xấu qua lại về người ta.
Thế nhưng xung quanh tôi thì không hiếm những người rất thích đưa câu chuyện đi linh tinh khắp nơi. Đặc biệt là trong môi trường làm việc, xung quanh tôi không ít những đồng nghiệp thích buôn đi bán lại chuyện về ai đó trong chính công ty mình. Mỗi lần nghe thấy như vậy tôi thường né đi, chuyện vui vô thưởng vô phạt thì tôi còn tham gia chứ nói xấu nhau là tôi lượn.
Trên văn phòng tôi có một nhóm chơi thân với nhau, tôi nhớ là mình vừa vào đây làm thì đã thấy họ thân thiết rồi. Ấy vậy mà dạo này bỗng nhiên họ tách hẳn một chị tên là Thương ra, chỉ còn nhóm ba người chơi với nhau mà thôi.
Ảnh minh họa
Thật ra chuyện họ chơi với nhau hay không chẳng liên quan gì đến tôi đâu nhưng bữa nọ tôi đi ngang qua thì chị Thương chào tôi nên tôi cũng cười cười nói nói chào hỏi lại dăm câu ba điều. Chỉ có mỗi thế thôi mà vừa về đến chỗ, một trong ba chị nhóm kia liền nhắn tin bảo tôi đừng dại dột gì mà nói chuyện với chị Thương.
- Nó là vua đưa chuyện, đừng có nói qua nói lại với nó cái gì không thì em ăn đủ với nó đấy.
Tôi nhận lời cảnh báo xong cũng để tuột ra khỏi tai vì nghĩ đơn giản chắc là các chị không ưa nhau nên mới nói với mình thế... Cho đến khi chính tôi là nạn nhân.
Chuyện chả có gì, bữa đó tôi định chuyển chỗ ngồi vì con bé ngồi bên cạnh bị khô mũi nên thường xuyên phải bật máy phun sương. Khổ nỗi tôi lại bị hen suyễn bẩm sinh nên mỗi lần hơi nước bay sang là y như rằng tôi lên cơn hen.
Trong lúc tìm vị trí để chuyển tôi có nói với mấy đứa ngồi xung quanh lý do mình chuyển chỗ. Chỉ khoảng 5 phút sau, cô bé ngồi cạnh bàn tôi nhắn tin bảo tôi rằng chị không cần phải chuyển đâu để em chuyển đi cho.
Lúc ấy tôi thấy hơi là lạ vì chuyện tôi muốn chuyển chỗ chưa hề nói với cô bé đó, vậy mà sao mình vừa dứt lời muốn chuyển cô bé ý lại biết chuyện?
Tôi vốn là một người cẩn thận và khá tinh ý nên ngay lập tức tôi ngẩng mặt lên nhìn xung quanh văn phòng. Lúc này còn hơn 1 tiếng nữa mới đến giờ làm nên khắp văn phòng gần như không có ai ngoài mấy đứa nhỏ ngồi gần tôi và chị Thương kia.
Từ ngày chị Thương bị tẩy chay, chị liền quay sang chơi với con bé ngồi cạnh tôi, cô bé ngoan ngoãn và quảng giao nên ai ai cũng quý mến. Chính bản thân tôi cũng lo không biết liệu nó có hiểu lầm gì mình trong chuyện chuyển chỗ hay không nên quyết định hỏi thẳng thắn cô bé đó.
- Sao em biết chị chuyển chỗ? Chị Thương nói à?
Cô bé không trả lời, không khẳng định cũng không phủ định. Chỉ liên tục trấn an tôi khi tôi nói rằng đừng hiểu lầm chị. Như vậy là quá đủ để tôi hiểu vì sao chuyện tôi chuyển chỗ lại đến tai một người không hề có mặt ở văn phòng rồi.
Giả sử nếu không phải tôi và cô bé bàn bên quá hiểu nhau rồi thì chẳng phải câu chuyện chị Thương đưa qua từ chỗ tôi sẽ khiến chúng tôi có xích mích với nhau hay sao?
Sau này tôi còn biết lý do nhóm chị Thương trước kia chơi với nhau bỗng nhiên "toang". Tất cả cũng chỉ tại chị Thương không biết giữ mồm miệng, cứ ngồi với người này thì nói chuyện của người kia, ngồi với người kia thì lại nói xấu người này... Chị Thương mang ngay chuyện mẹ chồng nàng dâu của bạn mình đi kể với họ hàng người ta khiến vợ chồng người đó suýt chút nữa đã đường ai nấy đi.
Có dạo chị vui miệng còn đi khoe kế hoạch phát triển của phòng ban mình cho phòng ban khác, trong khi đó đang là bí mật.
Thế là kể từ đó, mọi người đang buôn chuyện rôm rả đến đâu mà nhác thấy bóng dáng chị Thương đi qua thì tất cả không ai bảo ai liền im bặt. Tôi từng là nạn nhân của chị nên càng rút kinh nghiệm hơn, thấy chị chỉ cười xã giao chào một câu rồi lượn thẳng...
Làm dâu Thụy Sĩ, cô gái Việt vẫn lo cơm cho trăm trẻ vùng cao Chỉ sau một thời gian ngắn kêu gọi, Quỳnh Anh đã trở thành cầu nối để hỗ trợ bữa ăn cho 99 đứa trẻ và 14 cụ già neo đơn. Hoàng Quỳnh Anh hiện sống ở Thụy Sĩ cùng chồng. Sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo ở Nghệ An, Quỳnh Anh hiểu hơn ai hết những buồn tủi và thiếu...