Vợ chồng chung thủy mà vẫn mắc bệnh mào gà
Khoảng 20 năm trước, tôi mắc bệnh mào gà và đã đốt điện. Vợ chồng tôi sống chung thủy. Nay vợ tôi bỗng dưng bị bệnh mào gà.
Xin hỏi, có phải virus trong người tôi vẫn còn. Vợ tôi bị bệnh thì tôi có cần đi khám và điều trị không? (Trường)
Ảnh: healthworks.my
Trả lời
Bạn bị bệnh mào gà (còn gọi là sùi mào gà, mồng gà), khi đốt điện mới chỉ giải quyết được hiện tượng, còn bản chất thì chưa giải quyết được. Con virus gây bệnh mào gà vẫn còn tồn tại trong cơ thể bạn và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Đến một ngày nào đó, cơ thể của bạn bị suy giảm sức đề kháng, con virus có thể bùng phát lên và có thể gây ra những chấm ban đầu, bạn không để ý và quan hệ thì con virus sẽ lây sang vợ và làm người lành mắc bệnh. Đến thời điểm người vợ sức đề kháng kém, con virus phát triển lên và người vợ lại phát bệnh. Khi phát hiện bệnh, cần điều trị bằng đốt điện hoặc chấm axit axetic.
Hiện tại, bạn chưa thấy biểu hiện của bệnh thì không cần đi điều trị nhưng cần phải nâng cao sức đề kháng của mình.
Thạc sĩ Mai Bá Tiến Dũng
Video đang HOT
Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, TP HCM
Theo VNE
Cách điều trị mới bệnh ung thư cổ tử cung
Một liệu pháp điều trị mới đã loại bỏ hoàn toàn ung thư cổ tử cung cho 2 phụ nữ vừa được công bố tại Mỹ. Hai người này không còn thấy dấu hiệu bệnh nữa. Đây là tin vui cho những người mắc căn bệnh này trên toàn thế giới.
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp thứ 2 ở phụ nữ trên toàn thế giới, sau ung thư vú. Mỗi năm có hơn nửa triệu phụ nữ mắc bệnh này và có hơn 270.000 người tử vong trên toàn thế giới. Nếu liệu pháp mới này (đã chữa khỏi cho 2 phụ nữ Mỹ) thực sự hiệu quả thì đây là niềm hy vọngcho phụ nữ trên toàn thế giới, những người đang và có nguy cơ đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.
Ảnh minh họa
Ung thư cổ tử cung có liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thật vậy, nó xuất hiện trong 70% trường hợp bị nhiễm virus papilloma ở người (hay còn gọi là sùi mào gà) và trong gần 2/3 số phụ nữ quan hệ tình dục tiếp xúc với các vi sinh vật lây nhiễm. Virus papilloma ở người là một loại siêu vi trùng dạng DNA, rất hay lây, và có khả năng gây nhiều chứng bệnh từ nhẹ đến trầm trọng. Tên đầy đủ của căn bệnh này là Human Papilloma Virus (viết tắt là HPV). Tuy nhiên, chỉ 1-2% những người bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục phát triển lên thành bệnh ung thư cổ tử cung.
Một số triệu chứng biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung, nhưng nó không đặc biệt và cũng có thể được quan sát thấy qua một số biểu hiện bệnh không trầm trọng, ví dụ như nhiễm trùng âm đạo. Triệu chứng chính của ung thư cổ tử cung là chảy máu đường sinh dục bất thường trong khi quan hệ tình dục ngoài thời kỳ kinh nguyệt.
Ung thư được chẩn đoán
Aricca Wallace (người Mỹ) được chẩn đoán là bị ung thư cổ tử cung khi cô 34 tuổi, sau khi cô này tháo vòng tránh thai. Ba năm trước, người mẹ của hai đứa con này bị chuột rút và chảy máu bất thường. Tuy nhiên, khám lâm sàng cho kết quả âm tính và suy đoán ung thư nhanh chóng bị loại bỏ.
Tháng 2 năm 2012, cuối cùng, các bác sĩ cũng đã phát hiện ra một khối u ác tính đã lây lan vào ngực và bụng của Aricca Wallace. "Một chuyên gia y tế nói với tôi rằng không có hóa trị nào có thể giết chết [khối u]", cô Wallace thông tin cho phóng viên AFP. "Và nó đã tồn tại trong cơ thể của tôi hơn một năm rồi".
Một vài tháng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ nói với cô Wallace rằng Viện y tế quốc gia NIH (Mỹ) đã tiến hành một số xét nghiệm miễn dịch trên nhiều bệnh nhân tại một phòng khám gần Washington. Aricca Wallace đã quyết định trở thành một trong số đó.
100 tỉ tế bào lymphô T
Liệu pháp điều trị mới được chia thành 4 giai đoạn chính. Trong giai đoạn đầu tiên, họ đã trích một trong những khối u của cô Wallace để thu thập các tế bào lymphô T nằm xung quanh. Tế bào lymphô là loại tế bào duy nhất trong cơ thể có khả năng nhận diện một cách đặc hiệu và phân biệt được các quyết định kháng nguyên. Chúng chịu trách nhiệm về hai đặc điểm của đáp ứng miễn dịch thu được, đó là tính đặc hiệu và tính nhớ miễn dịch. Có nhiều bằng chứng đã được đưa ra để chứng minh cho vai trò của lymphô bào với tư cách là tế bào trung gian của miễn dịch thu được. Tế bào này đóng vai trò hàng đầu trong việc điều trị virus papilloma.
Tiếp theo, bệnh nhân trải qua một tuần đầu tiên điều trị hóa chấtliều cao để vô hiệu hóa hệ miễn dịch. Sau đó, các bác sĩ truyền cho cô một liều khoảng 100 tỷ tế bào lymphô T, trước đó đã được phát triển trong phòng thí nghiệm. Cuối cùng là hai liều aldesleukin, còn được gọi là interleukin-2 (IL-2). Interleukin - 2 (IL - 2) là một cytokin được sản xuất bởi các lymphô bào T hoạt hóa. Nó gắn vào các thụ thể tế bào T để gây một sự đáp ứng tăng sinh và biệt hóa thành các tế bào diệt, hoạt hóa bởi lymphokin (LAK ) trong máu và các lympho bào thâm nhiễm vào khối u (tế bào TIL) tại các u đặc hiệu.
Các protein trị liệu này tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào miễn dịch phát triển, nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ như sốt và nôn mửa. "Tôi đã trải qua những cơn sốt tồi tệ nhất trong cuộc đời mình", Aricca Wallace thừa nhận.
Một liệu pháp điều trị, 2 tác dụng kỳ diệu
Cuối cùng, kết quả là các khối u giảm một cách đáng kể và 4 tháng sau đó, nó đã biến mất. Tin vui đến với lorsqu'Aricca Wallace vào ngày 29/5 vừa qua khi cô trở lại phòng khám để chụp chiếu : không còn dấu vết nào của bệnh ung thư.
Hiện tại, cô Wallace, đã sang tuổi 37, là người đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung và được điều trị khỏi bằng liệu pháp mới trong vòng 22 tháng. Có một phụ nữ khác (cũng là người Mỹ) cũng trải qua quá trình điều trị tương tự khi được chuẩn đoán bị ung thư cổ tử cung và căn bệnh đã biến mất hoàn toàn, và một năm sau đó, người ta không phát hiện dấu hiệu nào của căn bệnh này trên người cô nữa.
Tuy nhiên, những kết quả này chỉ khả quan đối với hai trường hợp nêu trên trong tổng số chín người tham gia vào liệu pháp điều trị mới. Người thứ 3 trước đó cũng thu được kết quả đầy hứa hẹn sau khi điều trị, nhưng rồi căn bệnh ung thư xuất hiện trở lại thời gian sau đó.
Điều trị miễn dịch, hy vọng mới
"Với chỉ có chín bệnh nhân tham gia vào liệu pháp mới, chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn điều gì về liệu pháp điều trị này", Christian Hinrichs, đến từ Viện ung thư quốc gia Mỹ, giải thích. "Tất cả những gì mà chúng ta biết là liệu pháp này có thể tiến hành", ông nói thêm.
Các phương pháp điều trị miễn dịch ngày càng mang lại nhiều hy vọng hơn. Nhưng những liệu pháp này còn lâu mới được phổ biến rộng rãi, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu thấu đáo về cơ chế của phương pháp này để xác định chính xác lý do tại sao nó có tác dụng tích cực với những người này nhưng lại không hiệu quả đối với những người khác.
Theo Vnmedia
'Cậu nhỏ' nổi mụn khiến tôi tự ti Tôi năm nay 28 tuổi, không hiểu vì lý do gì mà xung quanh đầu dương vật có rất nhiều mụn nhỏ li ti. Ảnh minh họa: enshealth. Gần đây đầu dương vật mỗi khi cương lên lại xuất hiện những chấm mụn đỏ. Điều này khiến tôi tự ti mỗi khi gần gũi với bạn gái và sợ bị cô ấy phát...