Vợ chồng cãi nhau, bố chồng chạy lên nói một câu khiến tôi viết đơn ly hôn ngay lập tức
Tôi cảm thấy hối hận khi đã không nghe lời mẹ ruột mà nhất quyết lấy anh làm chồng.
Tôi và chồng yêu nhau tới 4 năm mới cưới. Thật ra chúng tôi yêu lâu cũng vì bố mẹ anh không chấp nhận tôi. Với bố anh mà nói, tôi không xứng đáng bước vào gia đình anh vì gia đình tôi nghèo. Hơn nữa, bố tôi từng ngoại tình và bỏ rơi mẹ con tôi. Bố anh luôn cho rằng tôi mang trong người dòng máu của bố tôi nên chắc chắn không sớm thì muộn cũng sẽ “cắm sừng” lên đầu chồng.
Sau nhiều lần chia tay, quay lại, chiến đấu đến cùng, nhà chồng tôi mới chịu đem trầu cau sang hỏi cưới tôi. Nhưng ngay trong lễ đính hôn, bố chồng đã yêu cầu gia đình tôi không được mời bố ruột tôi tham dự lễ cưới. Ông không muốn bị thiên hạ bình luận về chuyện quá khứ của bố tôi.
Tôi cũng từng hận bố rất nhiều khi đã bỏ rơi hai mẹ con tôi. Nhưng yêu cầu của bố chồng thật sự quá quắt, tỏ rõ sự khinh thường gia đình tôi. Mẹ tôi bảo tôi suy nghĩ lại, làm dâu nhà đó, chắc chắn tôi sẽ phải chịu khổ. Tôi phân vân mãi, cuối cùng vẫn nhất định làm vợ anh vì quá yêu anh.
Nhưng yêu cầu của bố chồng thật sự quá quắt, tỏ rõ sự khinh thường gia đình tôi. (Ảnh minh họa)
Cưới về, cuộc sống hạnh phúc của tôi không kéo dài được bao lâu. Chồng tôi làm kế toán trưởng ở một công ty lớn, lương rất cao. Nhưng anh là người nhu nhược, nghe lời bố mẹ. Hàng tháng, anh chỉ đưa cho tôi 3 triệu trong tổng số lương gần 20 triệu của mình. Phần còn lại, anh đưa cho bố mẹ anh giữ.
Bố anh nói thẳng ngay từ đầu trong bữa cơm rằng vợ có thể thay chứ bố mẹ thì không bao giờ thay đổi. Tiền phải đưa cho bố mẹ giữ, sau này mua đất đai làm giàu, đưa cho vợ giữ là mất hết. Tôi hiểu, ý của bố chồng là sợ tôi đem tiền về cho mẹ mình. Tôi buồn lắm mà không nói được, chỉ im lặng, mắt cay xè, cúi mặt mà ăn cho hết bát cơm.
Lương tôi không cao nhưng hàng tháng bố mẹ chồng bắt vợ chồng tôi phải góp 3 triệu tiền ăn. Tiền điện nước cũng do chúng tôi chi trả. Tôi lại đang có bầu, cần tiền khám thai, thuốc thang bồi bổ nên tháng nào cũng túng thiếu. Thế mà cứ mỗi lần than vãn với chồng, anh lại nhăn nhó, mắng tôi có góp tiền ăn uống mà cũng so bì tính toán. Mâu thuẫn giữa chúng tôi càng lúc càng nhiều cũng xoay quanh việc tiền bạc.
Trong lúc tranh cãi, tôi giận quá ném luôn cái điện thoại về phía chồng. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hôm qua, tôi yêu cầu thẳng thắn chồng đưa cho tôi một nửa lương để tôi còn mua đồ sơ sinh và chuẩn bị sinh đẻ. Chồng tôi không chịu. Trong lúc vợ chồng cãi nhau, tôi giận quá ném luôn cái điện thoại về phía chồng. Đáp lại, anh cũng sấn sổ đòi đánh tôi rồi đập đồ rầm rầm.
Bố chồng tôi nghe được, ông chạy xồng xộc lên phòng rồi chỉ tay mắng thẳng mặt tôi: “Tôi biết ngay cô mà. Cô lúc nào cũng muốn gom tiền đem về cho mẹ. Thằng cha cô nó sao thì cô cũng cùng máu với nó. Tôi là tôi không chấp nhận cái loại con dâu đanh đá, hám tiền, hám trai như cô”.
Tôi điếng người trong phút chốc và quyết định dọn đồ đi khỏi nhà chồng dù đang mang thai 7 tháng. Tôi thà một mình sinh con còn hơn sống mãi trong sự coi thường của họ. Tôi chỉ cay đắng cho tình yêu 4 năm, sự mù quáng của bản thân sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con. Tôi phải làm sao đây?
Theo afamily.vn
Nát dạ với 'tình cũ'
Có câu 'tình cũ" luôn làm người ta nát dạ, có lẽ là rất đúng.
Bất chợt đi ngang phòng con trai, tôi nghe cu cậu 15 tuổi nói thì thào qua điện thoại:
- Chết chưa? Vậy tết này ba sẽ ở đâu? Em Na sắm đồ tết chưa? Đừng lo quá... để con coi coi...
Đó là con trai tôi nói chuyện với ba của nó. "Em Na" là em gái cùng cha khác mẹ với con trai tôi. Tôi có cuộc hôn nhân 8 năm với người đàn ông gọi là "chồng cũ". Bao cay đắng nhọc nhằn cũng đã trải qua, nhưng buồn nỗi, anh không phải là người có ý chí cầu tiến. Ngày có ba bữa cơm với anh là đủ rồi, nên anh vẫn chung thủy với công việc của một bảo vệ cửa hàng điện máy suốt mấy năm trời. Làm theo ca nên thời gian nghỉ cũng nhiều nhưng anh chẳng chịu dùng thời gian đó mà chạy thêm việc, mà cứ nằm nhà xem ti vi.
Tôi đã trưởng thành hơn sau ly hôn. Ảnh minh họa
Tôi được chia hương hỏa một thửa đất 200m cạnh đường lớn nên chạy vạy mãi cũng cất được cái mặt bằng để bán gas và nước suối. Dù là giáo viên nhưng rời bục giảng tôi vẫn ôm từng bình nước đi giao. Khách của tôi quen giờ mở cửa nên chỉ gọi gas, nước vào cuối giờ chiều tới tối. Chồng lại làm ca chiều tới khuya nên buổi sáng hay rảnh. Tôi nhờ anh ở nhà mở cửa hàng, có ai gọi thì giao, tiền bạc sổ sách tôi sẽ lo nhưng anh bảo: "Tuổi trẻ lấy sức khỏe kiếm tiền, về già lấy tiền mua sức khỏe đó em biết không?". Vậy là để "dưỡng sức" cho thời gian làm việc nên anh cứ ngủ no giấc, dậy ăn sáng, cà phê rồi chờ vợ về nấu bữa trưa thì mới đi làm.
Một mình tôi vất vả với bài toán kinh tế nên âm thầm kế hoạch chả mong sinh nữa. Khi con trai mười tuổi, anh bảo sinh thêm con cho "vui cửa vui nhà". Tôi không đồng ý thì hai vợ chồng cãi nhau, rồi anh mạnh dạn đưa về một cô gái bụng bầu sáu tháng về, nói rằng đó là người biết yêu thương anh, chịu nghe lời anh để sinh nhiều con cho gia đình hạnh phúc.
Tôi ly hôn. Tài sản phải chia cho anh không nhiều vì tất cả đều căn cứ vào nguồn gốc và sự đóng góp tài chính của hai bên. Anh và cô gái đó ra nhà trọ sống, tôi và con trai vẫn ở nhà cũ, chuyện kinh doanh của tôi khá dần lên.
Năm năm qua anh không liên lạc với tôi về con cái vì ngày ra tòa tôi không yêu cầu cấp dưỡng. Nhưng tôi biết con tôi đã chủ động tìm số điện thoại của cha nó và liên lạc.
Cậu bé lên 10 ngày nào giờ đã 15, học giỏi và biết phụ mẹ việc nhà. Về thể chất con đã lớn hẳn, về tâm tư cũng đã là người bạn của mẹ rồi.
Nghe đâu chồng cũ tôi và vợ sau không hạnh phúc. Cuộc sống thiếu thốn trước sau, thêm vào đó là lối sống "tà tà" của anh, mọi thứ càng khó khăn. Cho nên mới có chuyện vào một ngày sắp tết rộn ràng thế này, cô ấy đã bỏ cha con anh mà đi nên mới có cuộc điện thoại với con trai tôi như thế.
Ảnh minh họa
- Mẹ...
Con trai tôi gõ khẽ cửa phòng
- Gì vậy con?
- Ba... ba của con hiện rất khó khăn... tội nghiệp em Na mới năm tuổi mà bị mẹ bỏ... mẹ có thể giúp gì cho họ không? Con tôi ngập ngừng một cách tội nghiệp.
- Vậy con muốn mẹ giúp thế nào?
- Con muốn xin mẹ... ít tiền để mua đồ tết cho em Na và biếu ba ăn tết.
- Được thôi. Quá dễ. Còn gì nữa không con?
- Mẹ à... năm năm nay nhà mình không có ba. Con... con thèm ba... hay là mẹ cho ba về một năm ăn tết với mẹ con mình nha? Vì... vì... ba bị chủ nhà trọ đuổi rồi.
Giọng con tôi chùn xuống đầy cảm thương
- Con trai được voi đòi cả sở thú phải không?
- Em Na đáng thương mà mẹ! Nghe mẹ... nghe...
- Đàn ông con trai không lằng nhằng nha! Mẹ duyệt tiền biếu ba ăn tết và sắm đồ mới cho em Na. Những việc còn lại... để mai tính, nha!
Thật sự tôi cũng không biết "tính" gì. Có câu "tình cũ" luôn làm người ta nát dạ. Huống chi em gái kia thật đáng thương, nó còn quá nhỏ mà vắng mẹ trong mấy ngày xuân sum họp thế này; con trai tôi cũng thèm có ba trong những ngày xuân ấm áp. Nhưng... đón cha con họ về nhà tôi ư? Tình cảnh sao éo le như thế?
Trang Thùy
Theo phunuonline.com.vn
Vợ chồng cãi nhau, đừng giận nhau quá 1 đêm Hôn nhân là một cuộc hành trình dài và bền bỉ. Nó rất cần chúng ta bước đi trong tâm thế : bình tĩnh, tin yêu và khoan dung cho nhau nhiều hơn lúc mới yêu. Hôn nhân là sự kết hợp giữa vô vàn những tư tưởng tính cách và các mối quan hệ xã hội khác nhau của hai người và...