Vợ chồng biết “bật 3 công tắc” này thì hôn nhân sẽ rất hạnh phúc
Rắc rối không bao giờ là nguyên nhân khiến một mối quan hệ đi đến hồi kết, mà lý do chính là việc không thể giao tiếp tốt khi 2 người gặp rắc rối.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hôn nhân hạnh phúc có thể kéo dài tuổi thọ. Để có một cuộc hôn nhân tốt đẹp, chúng ta cần học một số kỹ năng quản lý. Nhưng trên thực tế thường không giống lý thuyết. Vậy nên hãy nhớ “bật 3 công tắc” trong mối quan hệ với chính người bạn đời.
1. Bật “công tắc” đánh giá cao
Có rất nhiều cặp đôi lúc yêu ngọt ngào bao nhiêu thì khi lấy nhau về, vỡ mộng về nhau lại chán ghét nhau bấy nhiêu.
Chồng than phiền vợ mình không bằng vợ người khác. Vợ lại cằn nhằn chồng thay đổi quá nhiều, không còn yêu thương vợ như ngày xưa. Dần dần việc miệt thị, bới móc khuyết điểm của nhau lại trở thành thói quen của 2 vợ chồng trong ngôi nhà họ từng coi là tổ ấm.
Nhà tâm lý học William James từng nói: “Nhu cầu sâu xa nhất của con người là cảm thấy được đánh giá cao”.
Đối với một cặp đôi yêu nhau thật lòng, cho dù họ gặp phải bao nhiêu mảnh vụn trong cuộc sống, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến sự trân trọng lẫn nhau của họ. Chỉ những cặp đôi biết trân trọng nhau mới có thể biến cuộc sống bình thường trở nên ngọt ngào như mật.
2. Bật “công tắc” tin cậy
Rất nhiều cặp đôi thẳng thắn đưa ra thỏa thuận tiền hôn nhân. Đó là những nguyên tắc của cả 2 bên dành cho nhau với mục đích giúp cuộc hôn nhân thành công, cuộc sống đi vào quỹ đạo. Và quan trọng nhất là giới hạn sự tôn trọng cần thiết bắt buộc vợ chồng phải tuân thủ.
Đừng soi xét lẫn nhau, hãy để cho nhau có không gian riêng và đừng ép họ nói ra những gì họ không muốn nói.
Nhưng cũng đừng bao giờ giấu giếm, nếu hai người muốn tôn trọng và tin tưởng nhau thì cả hai bên phải có trách nhiệm tạo sự tin cậy.
Không ít các cặp vợ chồng dù vẫn còn yêu nhưng do không tin đối phương, sự tự tôn và cái tôi quá cao mà không cho nhau 1 cơ hội chia sẻ nên dẫn đến 1 chuỗi những hiểu lầm. Kết quả là ly hôn trong tiếc nuối, dằn vặt.
Nhà triết học người Pháp Rousseau nói: ” Một cặp vợ chồng tin tưởng nhau có thể chống chọi với mọi tai họa. Khi họ sống trong nghèo khó, họ hạnh phúc hơn nhiều so với một cặp vợ chồng đã ly hôn sở hữu rất nhiều của cải”.
3. Bật “công tắc” giao tiếp
Video đang HOT
Rắc rối không bao giờ là nguyên nhân khiến một mối quan hệ đi đến hồi kết, mà lý do chính là việc không thể giao tiếp tốt khi 2 người gặp rắc rối.
Phụ nữ và đàn ông bên ngoài xã hội có thể hoạt ngôn nhưng chưa chắc họ là người biết cách giao tiếp với nhau trong vai trò vợ và chồng. Nếu một điều không thể diễn đạt chính xác, nó sẽ khiến bên kia hiểu lầm. Và nếu không được tiếp nhận – phản hồi một cách chính xác, nó vẫn sẽ trở thành ngòi nổ cho mâu thuẫn về sau này.
Cũng đừng sợ cãi vã, bởi đôi khi đó cũng là 1 cách để 2 bạn giao tiếp dù bấy giờ chỉ có 2 người cùng nói mà không có ai muốn nghe.
Để tránh cãi vã, bạn nên lưu ý:
Khi giao tiếp mà không có cảm xúc
Sự giao tiếp giữa hai người có 70% là cảm xúc và 30% là nội dung, nếu cảm xúc không đúng thì nội dung sẽ bị bóp méo.
Ví dụ, về vấn đề chồng ném tất hôi, nếu người phụ nữ lần nào cũng tức giận và phàn nàn, người đàn ông sẽ nghĩ rằng vợ vô cớ gây sự và kiếm chuyện vô ích.
Nếu bạn đổi cách và nói với anh ấy rằng bạn không thích điều này, nó sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan ngôi nhà, khiến con cái học theo, có thể chồng bạn sẽ dễ tiếp thu và dễ thay đổi hơn.
Tạm dừng vì giao tiếp kém
Khi hai người trò chuyện không vui vẻ, thường sẽ có một người nổi giận trước. Lúc này không thể để tình trạng cả 2 đều nóng.
Một bên phải học cách nhấn nút tạm dừng, sau đó giao tiếp và thảo luận sau khi ngọn lửa biến mất.
Phương pháp này rất phù hợp với cả vợ và chồng, tạm dừng khi giao tiếp không suôn sẻ là cách chữa cháy cho những mâu thuẫn trong gia đình. Đừng cãi nhau vì tức giận, nếu không bạn sẽ vô tình khiến đối phương bị tổn thương.
Giao tiếp thường xuyên để hiểu nhau và có một mối quan hệ lâu dài
Vợ chồng thường tán gẫu, nói nhảm ở nhà, đây là cách giao tiếp và điều chỉnh đơn giản nhất. Nếu hai người trò chuyện nhiều sẽ hiểu tính tình của nhau, khi gặp vấn đề sẽ có sự thông cảm ngầm hơn.
Bạn không được miễn cưỡng giao tiếp, thậm chí từ chối giao tiếp nếu cố nhiều lần không thành công, tắt công tắc liên lạc là khởi đầu cho việc vợ chồng ngày càng xa nhau.
Bước vào hôn nhân không hề dễ dàng, hãy quản lý nó bằng trái tim, bật công tắc trân trọng, tin tưởng và giao tiếp, hai người sẽ trở nên gần gũi hơn và hôn nhân sẽ hạnh phúc hơn.
Đừng để cuộc hôn nhân của bạn xuất hiện 5 "báo động đỏ"
Chẳng phải hôn nhân của ai cũng thuận lợi, đôi khi có những vấn đề xảy đến ảnh hưởng rất lớn nhưng đến người trong cuộc cũng rất khó giải quyết.
Sau khi kết hôn, cặp đôi nào cũng thế, sẽ thoát đi chế độ "yêu cuồng nhiệt" và bắt đầu cuộc sống đời thường. Yêu là một chuyện, cưới lại là chuyện khác. Chẳng vậy mà nhiều cặp đôi khi yêu nhau thì hạnh phúc ngập tràn, cưới về rồi mới biết vấn đề nảy sinh rất nhiều. Thậm chí qua một thời gian, cả hai không chịu đựng nổi nhau nữa, quyết đường ai nấy đi.
Bởi vậy, khi hôn nhân xuất hiện những dấu hiệu "báo động đỏ" sau, bạn nên xem xét rồi chấn chỉnh lại kẻo lúc sau khó cứu vãn.
1. Không thể giao tiếp hay thỏa hiệp
Trong hôn nhân, giao tiếp chính là chìa khóa để hiểu được suy nghĩ của đối phương. Hai bên có vấn đề gì cũng nên nói ra cho nhau hiểu, tránh để hiểu lầm tăng cao. Giao tiếp chính là phương thức để duy trì sự thấu hiểu của hai vợ chồng. Bên cạnh đó, thỏa hiệp cũng là cách để tình cảm của họ không bị sứt mẻ.
Tuy nhiên nhiều cặp đôi thì không có được điều ấy. Họ không nói chuyện được với nhau chứ đừng nhắc đến chuyện thỏa hiệp về vấn đề nào đó. Họ không giao tiếp được, không duy trì được quan hệ, không hòa bình, thích tranh chấp trong tất cả các vấn đề. Đến lúc đó sớm muộn thì hôn nhân cũng rạn nứt thôi.
Ảnh minh họa.
2. Không thống nhất được vấn đề tiền bạc
Nhiều cặp đôi khi về chung một nhà mới nhận ra rằng, nếu như không có tiền thì cuộc sống sẽ đầy rẫy áp lực. Tình cảm cũng cạn kiệt theo. Bạn sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về cuộc sống xoay quanh củi, gạo, dầu, muối...
Trước tiền bạc và vật chất, các cặp vợ chồng dù yêu nhau đến đâu rồi cũng sẽ quay lưng và trở nên thù địch.
Hai vợ chồng không thống nhất được vấn đề tiền bạc, lúc nào cũng trong cảnh túng thiếu, không thỏa thuận được nên quy tiền nong về một mối hay chia đều các khoản chi trong tháng, không thống nhất nổi nên tiết kiệm thế nào, biếu gia đình hai bên ra sao... thì cuối cùng tình cảm cũng rạn nứt.
Đồng tiền là con dao hai lưỡi, không những có thể làm rạn vỡ mà còn có thể khiến hôn nhân tan tành.
3. Không còn muốn nhìn thấy nhau nhiều
Hôn nhân đẹp nhất là khi cả hai chung sức đồng lòng: "Không bao giờ bỏ rơi nhau, cùng cố gắng tiến về phía trước". Tất nhiên, đây là một tình huống lý tưởng hóa và chẳng dễ dàng thực hiện.
Khi đang yêu đương mặn nồng, ngày nào chúng ta cũng muốn nhìn thấy đối phương, muốn được gặp gỡ để ôm ấp, âu yếm. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng sau thời gian dài chung sống lại cảm thấy chán nhau, đến gặp mặt còn không muốn.
Nếu vợ chồng chán nhau thì nhất định sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Đôi bên có cảm giác không muốn gặp mặt, nhìn mặt thấy ghét thì làm sao có thể duy trì hạnh phúc và tình cảm chân thành đây.
Ảnh minh họa.
4. Chuyển đổi từ chiến tranh nóng sang chiến tranh lạnh
Trong một cuộc hôn nhân, chuyện xích mích giữa đôi bên là điều vô cùng bình thường. Anh mắng tôi, tôi mắng anh thật sự là một cách chứng tỏ mối quan hệ vẫn còn rất tốt. Hai bên còn muốn to tiếng, muốn trao đổi với nhau.
Tuy nhiên, một khi tình trạng ghét nhưng không thèm nói, có vấn đề nhưng chẳng buồn nhắc đến, mặc kệ tất cả mọi thứ, ai muốn làm gì thì làm thì cặp đôi ấy làm sao có thể hạnh phúc bên nhau được nữa.
Chiến tranh lạnh thật sự là một điều giết chết hôn nhân cực kỳ nhanh. Hai bên không còn gì để nói kể cả góp ý, tức giận cũng chẳng còn thì chứng tỏ tình cảm đã cạn. Chỉ khi nào bạn không quan tâm nữa thì chiến tranh lại mới xảy ra, mối quan hệ sẽ như mùa đông lạnh giá và chẳng ai muốn duy trì nó một cách lâu dài.
5. Có suy nghĩ nhẫn nhịn chỉ vì con
Nhiều cặp vợ chồng bề ngoài có vẻ hạnh phúc nhưng thực chất thì tình cảm chẳng còn gì. Thậm chí họ còn chia giường, tình cảm xa cách, trái tim không còn chung một hướng từ lâu.
Họ nhịn nhục vì suy nghĩ muốn tốt cho con, cho rằng đợi con lớn khôn, tốt nghiệp rồi mới giải quyết vấn đề hoặc mới quyết định ly hôn.
Điều này thật sự là một "báo động đỏ" trong mối quan hệ của bạn. Thay vì bạn chờ đợi chuyện con cái lớn khôn rồi ly hôn thì hãy cố gắng giải quyết mối quan hệ vợ chồng. Chỉ có cách đó mới triệt để được vấn đề. Nếu như không thể cứu vãn thì hãy mạnh dạn chấm dứt tất cả bởi con cái trong gia đình ly hôn sẽ hạnh phúc hơn là những đứa trẻ có bố mẹ đáng ra nên ly hôn nhưng lại không làm điều đó.
Hầu hết "lời nguyền chia tay" của các cặp yêu xa đều không thoát khỏi 3 lý do Yêu xa khó khăn nhưng cũng có nhiều cặp đôi "cập bến" hạnh phúc. Những đôi chia tay hầu hết đều vướng phải những lý do sau. Yêu xa ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Việc một cặp đôi cách xa nhau hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn km yêu đương chẳng phải điều lạ kỳ. Thời đại công...