Vợ chồng Becks duy trì công suất ‘in tiền’ đáng nể
Theo công bố của tạp chí Forbes, vợ chồng Beckham là cặp sao có thu nhập cao thứ 4 thế giới trong năm qua (tính từ mốc tháng 5/2010 đến tháng 5/2011).
Những ngày qua, báo chí Mỹ thi nhau đưa tin về tiền đạo tân binh Robbie Keane của LA Galaxy và cô vợ xinh đẹp Claudine. Đến mức có người tỏ ý lo ngại rằng cặp “ma cũ” David – Victoria Beckham sẽ bị cặp “ma mới” kia làm lu mờ. Lo ngại ấy chỉ là “lo bò trắng răng”, ít nhất là trên khía cạnh kim tiền. Về khoản hốt bạc, đẳng cấp của Becks – Posh vẫn là mãi mãi.
Công suất “ in tiền” của họ vẫn rất đáng nể. Ảnh: Daily Mail.
Theo công bố của tạp chí Forbes, vợ chồng Beckham là cặp sao có thu nhập cao thứ 4 thế giới trong năm qua (tính từ mốc tháng 5/2010 đến tháng 5/2011). Họ kiếm được tổng cộng 45 triệu USD. Trong đó, Becks vẫn là “máy in tiền” chủ lực trong nhà với nguồn thu 40 triệu USD. Việc Posh “chỉ” kiếm thêm được 5 triệu USD cũng dễ hiểu khi cô bận mang bầu bé Harper Seven trong khoảng thời gian này.
Xếp trên vợ chồng Beckham là những đôi nào? Siêu mẫu Gisele Bundchen và cầu thủ môn bóng đá Mỹ Tom Brady dẫn đầu với mức thu nhập 76 triệu USD/năm (Gisele kiếm 45 triệu USD). Xếp thứ 2 là cặp ca sỹ Beyonce Knowles – Jay Z với con số 72 triệu USD (Beyonce kiếm 35 triệu USD). Thu về tổng cộng 50 triệu USD, đôi diễn viên Angelina Jolie và Brad Pitt xếp ngay trên nhà Becks (trong đó riêng thu nhập của Angelina là 30 triệu USD).
Video đang HOT
Điểm qua những cặp đại gia kể trên thì có thể thấy Becks hoàn toàn có quyền “vênh mặt”. Nếu tính chung thì vợ chồng anh chỉ xếp thứ 4. Còn nếu tính riêng “giữa những người đàn ông với nhau” thì chàng cựu thủ quân đội tuyển Anh xếp trên cả Brady, Jay Z lẫn Pitt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đỗ Đại học... dẫn "gái" về nhà "tự thưởng"
Em trai đỗ Đại học, bố mẹ tổ chức một bữa tiệc lớn trong một khách sạn sang trọng để mừng sự kiện lớn này. Rồi bố bán nhà ở dưới quê để mua SH, Iphone, laptop xịn cho cậu quý tử của mình... và được đà lấn lướt, nó dẫn cả đĩ về nhà để tự thưởng cho thành tích "đáng nể" của mình.
Minh, em trai tôi vừa đỗ đại học, cả nhà ai cũng mừng vì nó là niềm hi vọng của cả gia đình, dòng tộc. Dù chị gái và tôi có thành đạt như thế nào thì đối với bố mẹ, chúng tôi vẫn chỉ là phận nữ nhi. Chỉ đến lúc này, khi cậu &'quý tử' đỗ đại học bố mẹ mới "được" nở mày nở mặt với bà con làng xóm. Cũng vì "sự kiện lớn" này mà bố mẹ đã quyết định tổ chức một bữa tiệc thật hoành tráng ở một khách sạn lớn để mừng thành tích cho Minh.
Trước đây, tôi và chị gái đỗ Đại học, bố mẹ coi như đó là một chuyện thường tình. Khi hai chị em chuẩn bị nhập học, bố mẹ cũng chẳng tổ chức một bữa liên hoan nho nhỏ mời họ hàng làng xóm, huống gì là tổ chức một bữa tiệc lớn ở khách sạn. Cả tôi và chị gái đều rất bức xúc khi bố mẹ quyết định tổ chức liên hoan linh đình cho cậu em như vậy. Không phải chúng tôi ghen tị với em trai mình mà vì chúng tôi không hiểu tại sao bố mẹ lại phung phí tiền bạc nhiều như thế. Hơn nữa, bố tôi còn quyết định bán cái nhà ở dưới quê để mua cho Minh một con SH đời mới. Minh được thế như mở cờ trong bụng nên càng ngày, nó càng huênh hoang với chị ra mặt.
Từ lúc đỗ Đại học, minh tỏ ra hỗn láo với mọi người, không coi ai ra gì... Bố mẹ biết nó thay đổi tính khí nhưng vẫn phải chiều cậu quý tử vì sợ nó bỏ học thì đường công danh của dòng tộc không sáng sủa. Khi tôi và chị gái góp ý thì bố động viên: "Thôi các con ạ, em nó còn non nớt và dại dột. Có gì các con nhịn nó một tí. Dù sao nó cũng làm nên sự vẻ vang cảu dòng họ mình đấy!".
Chúng tôi cũng chỉ biết vâng dạ chứ không dám cãi lại bố nhưng càng ngày Minh càng hỗn láo. Mẹ tôi quên không đưa tiền tiêu vặt, hoặc Minh xin tiền mà mẹ chưa có là nó lại cáu gắt quát mẹ ầm ĩ. Nó còn bắt bố mua hẳn cái Iphone giá cả chục triệu để dùng, rồi nó lại đòi bố mua laptop hạng sang cho nó. Bố mẹ tôi có bao nhiêu lương, bao nhiêu tiền dành dụm được đều đổ hết vào cho Minh, ấy vậy mà nó không biết điều còn lên mặt với mọi người trong nhà, hễ không vừa ý là đòi bỏ học, đòi bỏ nhà ra đi.
Bố mẹ tôi có bao nhiêu lương, bao nhiêu tiền dành dụm được đều đổ hết vào cho Minh
Mua laptop xịn, Minh chỉ chăm chăm chơi game, hết chơi game rồi lên mạng "tán" gái. Nhiều lần vào phòng dọn dẹp và cất quần áo cho Minh, tôi mắng nó suốt ngày chơi bời mấy trò nhảm nhí, vô bổ thì nó năn nỉ tôi đừng mách bố mẹ, nó hứa sẽ không thế nữa. Những tưởng em trai sẽ "rút kinh nghiệm", ai ngờ càng ngày nó càng quá đà lấn lướt. Minh còn chơi bạc trên mạng và tốn rất nhiều tiền, mỗi lần như vậy nó lại "hành" mẹ, không "hành" được mẹ, nó lại chuyển sang xin xỏ chị em tôi.
Những tưởng nó chỉ thích khoe mẽ, khoa trương và ham vui mấy trò nhảm nhí ấy. Nhưng ai ngờ, đứa em trai bướng bỉnh, non nớt đã khiến tôi vô cùng ghê tởm và kinh hãi khi tôi phải tận mắt chứng kiến cảnh nó dẫn gái về nhà...
Chiều hôm đó, như thường lệ, tan tầm tôi về nhà sớm để phụ giúp mẹ cơm nước. Khi về nhà tôi mới nhớ là mẹ phải đi lễ chùa với chị gái, còn bố thì đi thăm một người bạn cũ nên nhà cửa vắng vẻ hơn thường ngày. Tôi mở cửa, định lao thẳng lên phòng mình để thay quần áo. Nhưng khi đi qua phòng Minh, tôi nghe được những tiếng rên rỉ dồn dập... một cảm giác ớn lạnh đến tận xương sống, tôi đẩy mạnh cửa phòng để bắt quả tang em trai mình đang xem phim sex. Thế nhưng, tôi như chết lặng đi khi phải tận mắt chứng kiến cảnh ấy... một sự thật kinh khủng mà có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ tới.
Chao ôi! Cậu em trai 18 tuổi của tôi đây sao? Nó và một đứa con gái đang quấn riết lấy nhau, trên người không một mảnh vải che thân. Hai đứa lõa lồ trước mắt tôi trông thật gớm ghiếc... Tôi bủn rủn chân tay nhưng cũng cố gắng bình tĩnh để nói với chúng nó: "Hai đứa mặc quần áo rồi xuống nhà nói chuyện với chị!".
Chẳng nhẽ bố mẹ vẫn làm ngơ khi em trai tôi dẫn "đĩ" về nhà sao?
Thằng em láo toét của tôi không thèm nghe lời chị mà còn ra mặt quát: "Đây là đĩ chứ không phải bạn gái em! Em vừa xin tiền mẹ chơi đĩ đấy. Chị muốn nói chuyện với đĩ sao?". Giận dỗi. Bức xúc. Kinh tởm... tôi chỉ muốn tát vào mặt nó mấy cái cho nó chừa cái thói "mất nết"... nhưng rồi khi nhìn vào gương mặt vênh váo của thằng em và thái độ thách thức của người con gái ấy, tôi chán nản ra khỏi phòng nó và buông một câu lạnh lùng để đuổi cô gái ấy: "Mặc quần áo vào rồi biến khỏi ngôi nhà này đi".
Tôi bỏ mặc nó rồi lao ra khỏi nhà. Lang thang trên đường, tôi không biết mình đã đi qua những đâu, với những con phố nào, trong đầu vẫn không khỏi bực mình uất ức: "Chẳng lẽ bố mẹ tôi có thể chấp nhận một đứa con "mất dạy" khi nó đỗ đại học sao? Và thậm chí khi nó dẫn gái về nhà cũng phải nhắm mắt làm ngơ sao?".
Đang miên man với những suy nghĩ về đứa em trai thì điện thoại tôi có tin nhắn, và lại chẳng là của ai khác ngoài đứa em trai "quý hóa" của mình: "Chị mà nói với bố mẹ chuyện lúc nãy, em sẽ bỏ nhà theo gái và không đi học nữa đâu".
Tôi tức đến sôi cả máu trong lồng ngực khi đứa em trai vẫn không biết hối lỗi mà còn tỏ vẻ như thách thức. Tôi đang tự hỏi liệu mình có nên nói cho bố mẹ về sự thật ấy không? Không biết có gia đình nào có con đỗ Đại học lại khổ như gia đình tôi không nữa?
Ngọc Quyên (Theo Bưu Điện Việt Nam)