Vợ chồng 50 năm sống biệt lập giữa rừng Quảng Trị
Trồng lúa rẫy, bí ngô, thuốc lá và chăn trâu, vợ chồng ông Hồ Văn Ky 50 năm sống tự cung tự cấp giữa rừng già Quảng Trị.
Ngồi trong căn nhà sàn ở cuối bản Ba Ngày (xã Tà Long, huyện Đăkrông, Quảng Trị), ông Hồ Văn Ky (75 tuổi) nói không biết đến khi nào mới nguôi nỗi nhớ rừng, nhớ căn nhà sàn cùng nương lúa nếp vàng óng giữa thung lũng Ka Ruông.
Ông cho hay, hai vợ chồng đã 50 năm sống biệt lập ở thung lũng Ka Ruông, cách bản gần nhất hai giờ đi bộ đường rừng. “Nay già yếu, đôi chân đã biết mệt khi đi rẫy, đôi tay không còn nhanh nhẹn khi cầm cây dao, nên bố mẹ về ở với con trai út”, ông Ky nói.
Từ đầu tháng 5 vừa rồi, ông trở về với con cháu, cuộc sống có nhiều tiện nghi hiện đại, được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, nhưng đôi mắt ông luôn đượm buồn.
Ông Hồ Văn Ky trồng thuốc lá ở thung lũng Ka Ruông, phơi khô rồi đưa ra trung tâm đổi nhu yếu phẩm. Ảnh: Hoàng Táo
Ông kể bố và ông nội đều sống ở Ka Ruông. Bấy giờ còn có một vài hộ dân khác sống cùng, nhưng các hộ khác đã bỏ đi trong thời chiến tranh. Năm 25 tuổi, chàng thanh niên Hồ Văn Ky lập gia đình với chị Hồ Thị Tươm, rồi sinh sống biệt lập ở Ka Ruông.
Sống giữa rừng, hai vợ chồng gần như tự cung tự cấp, không sóng điện thoại, không điện thắp sáng, không đường xe đi, ít người qua lại. Những người vào với ông Ky thường là dân đi rừng đặt bẫy hoặc lực lượng an ninh tuần tra trên khu vực biên giới.
Video đang HOT
Ông trồng lúa nương, mỗi vụ kéo dài hơn nửa năm cho thu hoạch 15-16 bao lúa. “Chừng đấy lúa chỉ ăn được ba đến bốn tháng. Bố mẹ phải ăn thêm ngô, khoai, rồi nhiều cây trái từ rừng”, ông Ky kể. Vợ chồng ông Ky còn canh tác thêm bí đỏ, ngô, thuốc lá, chăn trâu và đặt bẫy bắt chuột và gà rừng.
Vợ chồng ông cũng nuôi lợn, chăn trâu. Trâu của dân bản Ba Ngày đưa vào gửi, ông đều nhận chăn không tính công. Đổi lại, người dân tặng ông ít nhu yếu phẩm.
Tuổi cao, sức khoẻ yếu nên ông Ky cùng vợ là Hồ Thị Tươm (67 tuổi) ra bản sống cùng con trai. Ảnh: Hoàng Táo
Thung lũng Ka Ruông chật hẹp, nhưng đất đai màu mỡ, cho ra những sản vật nức tiếng cả vùng. Sau vụ thu hoạch, ông Ky gùi bí đỏ, thuốc lá, lợn, gà và dắt cả trâu… ra trung tâm xã Tà Long để đổi gạo, mắm muối đưa vào. “Từ thung lũng ra ngoài này hết năm tiếng đi bộ. Bố phải đi từ hôm trước, ngủ qua đêm, sáng hôm sau đổi hàng rồi quay vào”, ông Ky nhớ lại. Khoảng năm năm trở lại đây, bản Ba Ngày có đường xe máy vào đến nơi nên ông Ky chỉ cần ra đến bản là đổi được hàng.
Hai vợ chồng ông sinh được năm con gái, hai trai, khi lớn lên, những đứa trẻ được gửi ra ở nhà em trai ông ăn học, rồi lập gia đình và sinh sống tại đây. Đến nay, còn người con trai út Hồ Văn Hùng chưa lập gia đình.
Con gái của ông Ky, chị Hồ Thị Rim sống ở bản Ba Ngày, thỉnh thoảng mang hai con trai lên thăm ông nội. Chiều về, khi ông Ky mang lưới ra suối, hai đứa cháu bì bõm theo sau gỡ từng con cá.
Đưa ngón tay chỉ những cánh rừng thênh thang phía trước bản làng, ông Ky bảo “cánh rừng đó là bố giữ, cánh rừng kia cũng bố giữ. Nếu bố không giữ họ cưa hết gỗ rừng rồi. Sống ở rừng, mỗi sớm mai nghe tiếng gà gáy là thích lắm”.
50 năm sống giữa rừng, ông Ky học được biết bao kỹ năng sinh tồn. Ông nắm rõ thói quen của từng con thú, nhưng thỉnh thoảng ông chỉ đánh bẫy chuột và gà rừng, vì theo ông đó là hai loài sinh sản nhanh. Những cái cây, hòn đá, con suối… đã quá đỗi thân quen đối với ông.
“Nhiều người bảo bố ra làng sống, bố có ra thử nhà con gái nhưng khoảng hai ngày là thấy buồn lòng. Mẹ cũng không muốn đi. Ở đây có gạo nếp, có cá suối, có rau rừng… đủ để sống ngày trẻ thì khi tuổi già đến vẫn sống được. Bố ở lại đây để giữ lời hứa bám đất giữ rừng với bố mẹ, trước đây rừng rậm, thú dữ họ vẫn bám được mà”, ông Ky bộc bạch.
Anh Hồ Văn Liêu, trưởng thôn Ba Ngày nói vợ chồng Hồ Văn Ky thuộc quản lý hành chính của thôn, nhưng sống biệt lập giữa rừng già. “Vợ chồng ông Ky sống gắn bó với rừng, góp phần giúp thôn giữ rừng, chưa từng có vi phạm gì”, anh Liêu nói.
Theo Dân Việt
Tìm thấy sô cô la 103 tuổi của người lính trong Đại chiến Thế giới I
9 thanh sô cô la được tìm thấy trong đồ đạc của binh sĩ trung đoàn Leicestershire - Richard Bullimore, cùng với thuốc lá, huy chương và cả những lá thư.
Tất cả đều đựng trong một chiếc hộp nhỏ được bán đấu giá tại cuộc đấu giá cổ vật do Eddisons CJIM thực hiện trên Scunthorpe.
Phía công ty cho biết: "Chiếc hộp là một sản phẩm của Wallis & Manners thuộc Mansfield - một trong những nhà sản xuất đồ trang sức hàng đầu thế giới.
Sô cô la được gửi đến quân đội trong mùa đông đầu tiên của cuộc chiến tranh. Chiếc hộp đựng rất hiếm, nhưng tìm thấy 9 thanh sô cô la còn lại (người lính mới chỉ ăn có 1 thanh) là chuyện gần như không tưởng".
Những thanh sô cô la trông có vẻ vẫn rất ổn dù không còn vị và có thể đã không còn giữ được kết cấu cũ.
Richard Bullimore còn được tặng một hộp thuốc lá Princess và bật lửa. "Hầu như tất cả vẫn còn đó, chỉ thiếu mất có 3 điếu thuốc thôi", đại diện phía công ty bán đấu giá cho biết.
Binh sĩ Bullimore đã được trao một số huy chương cho sự cống hiến của mình, bao gồm huân chương dũng cảm trong cuộc đụng độ ở vùng đất không người chiếm đóng giữa các chiến hào tại Ypres tháng 7/1915.
Ông xuất ngũ năm 1919, quay lại làm ở tổ chức từ thiện Leicestershire nơi ông đã vào làm chỉ vài tuần trước khi nổ ra cuộc Đại chiến. Ở đây ông thăng tiến đến cấp bậc Giám đốc. Richard Bullimore qua đời vào tháng 1 năm 1967 tại Barrow Haven Inn, phía Bắc Lincolnshire.
Huyền Anh
Theo Dân trí
Sống tới 114 tuổi, cụ ông Nam Phi mới tính chuyện bỏ thuốc "Người đàn ông già nhất thế giới" tuyên bố sẽ bỏ thuốc sau hàng chục năm hút thuốc lá không ngừng nghỉ. Cụ ông Fredie Blom ngày nào cũng hút 2-3 điếu thuốc lá cuốn. Theo Daily Mail, Fredie Blom đến từ Cape Town, Nam Phi, đã hút loại thuốc lá cuốn với giấy trong hàng chục năm qua. Gần đây, sau khi...