Vợ BS Hoàng Công Lương làm đơn xin cho chồng được xét xử vắng mặt
Trong đơn gửi Tòa án Nhân dân TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, chị Đinh Thị Huyền Thư, vợ của bác sĩ Hoàng Công Lương trình bày về việc chồng mình đang nằm điều trị tại Khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình từ ngày 23.12.2018.
Bác sĩ Hoàng Công Lương.
Theo chị Thư trình bày trong đơn, nguyên nhân được xác định là do bác sĩ Hoàng Công Lương bị hoảng loạn, sốc tâm lý.
Ngày 24.12.2018, khi cán bộ TAND TP.Hòa Bình đến bệnh viện giao Giấy triệu tập bị cáo và Quyết định đưa vụ án ra xét xử, chị Huyền Thư đã thay mặt chồng ký nhận giấy tờ do cán bộ tòa án giao.
Hiện tại, Hoàng Công Lương đang được đưa vào cấp cứu tại khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp – Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.
“Vì vậy, tôi làm đơn này, kính mong quý tòa xem xét hoàn cảnh và điều kiện sức khỏe của chồng tôi không thể bảo đảm có mặt tại phiên tòa vào ngày 8.1.2019 theo triệu tập.
Tôi kính mong Quý Tòa xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về việc vắng mặt của chồng tôi ngày 8.1.2019. Khi nào chồng tôi đủ điều kiện sức khỏe và tâm lý ổn định cho phép để ra viện, gia đình sẽ đưa đến tòa để tham gia phiên tòa theo quy định” – chị Đinh Thị Huyền Thư viết trong đơn.
Cùng với lá đơn nói trên, chị Thư còn gửi kèm Giấy xác nhận của BVĐK tỉnh Hòa Bình xác nhận bác sĩ Hoàng Công Lương đang là bệnh nhân tại bệnh viện.
Ngày mai (8.1), Tòa án Nhân dân TP.Hòa Bình đưa bị can Hoàng Công Lương và 6 người khác ra xét xử sơ thẩm. Vụ án được xét xử công khai.
Theo quyết định, các bị can Bùi Mạnh Quốc – cựu Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh, Hoàng Công Lương – bác sĩ làm việc tại Đơn nguyên lọc máu, BVĐK tỉnh Hòa Bình bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình truy tố tội Vô ý làm chết người theo khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hình sự 1999.
Bị can Hoàng Đình Khiếu – Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, Trương Quý Dương – cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, Đỗ Anh Tuấn – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn, Trần Văn Thắng – Trưởng phòng Quản lý vật tư BVĐK tỉnh Hòa Bình bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt từ 3 năm đến 12 năm tù.
Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Hoài Anh cùng thẩm phán Đặng Minh Khoa, thẩm phán dự khuyết Nguyễn Thị Nguyệt và 4 hội thẩm nhân dân, trong đó có 1 hội thẩm nhân dân dự khuyết.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân là bà Bùi Thị Thu Hằng và bà Đào Thị Hồng Điệp.
Theo C.N (Lao Động)
BS Hoàng Công Lương có số luật sư bảo vệ đông nhất tại phiên tòa tới
TAND thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, có 31 luật sư đăng ký tham gia bào chữa trong vụ án tai biến chạy thận làm 9 người chết.
Ngày 24.12, TAND thành phố Hòa Bình ký quyết định đưa Hoàng Công Lương và sáu người khác ra xét xử sơ thẩm vào ngày 8.1.2019. Vụ án được xét xử công khai.
Bị can Hoàng Công Lương, Bùi Mạnh Quốc bị xét xử tội Vô ý làm chết người theo khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt 3-10 năm tù.
Bị can Trương Quý Dương, Hoàng Đình Khiếu, Trần Văn Thắng, Đỗ Anh Tuấn bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt 3-12 năm tù.
Hoàng Công Lương có 10 luật sư bào chữa. Nguồn: Internet
Theo VNE: HĐXX có 5 người dưới sự điều hành của chủ tọa Nghiêm Hoài Anh. Để phục vụ xét hỏi 7 bị cáo, HĐXX dự kiến mời 9 người đại diện hợp pháp của bệnh nhân đã chết, 9 bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe, 2 bị đơn dân sự, 18 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 17 người làm chứng và hai giám định viên kỹ thuật hình sự (Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an).
Theo thông báo của tòa, có 31 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo, bị đơn dân sự, người làm chứng, bị hại... Bị can Hoàng Công Lương có số luật sư bảo vệ đông nhất - 10 người, nhiều gấp đôi số luật sư bào chữa ở phiên tòa mở giữa năm 2018.
Vụ án trước đó từng được đưa ra xét xử hồi tháng 5 với ba bị cáo. Tuy nhiên sau 12 ngày xét xử và 5 ngày nghị án, TAND thành phố Hòa Bình đã tuyên trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung một số vấn đề. Tòa yêu cầu làm rõ những chứng cứ buộc tội, gỡ tội với bác sĩ Lương; xác định lỗi trong việc ra y lệnh, trước khi ra y lệnh có báo cáo lãnh đạo khoa hay không?...
Vì sao tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Hoàng Công Lương? Nguồn: Zing
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hoà Bình) sau đó phải điều tra bổ sung ba lần trong sáu tháng và truy cứu trách nhiệm hình sự thêm với bốn người gồm: Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc bệnh viện), Hoàng Đình Khiếu (nguyên Phó giám đốc bệnh viện) và Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng vật tư bệnh viện) cùng Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn).
Theo cáo buộc, Lương có chuyên môn, được đào tạo thực hiện lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo. Anh thừa lệnh trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 nên biết cụ thể thời gian sửa chữa. Lương cũng là bác sĩ duy nhất trong ba người được phân công điều trị cho bệnh nhân ở đơn nguyên lọc máu có đủ điều kiện ra y lệnh chạy thận.
Ngày 29.5.2017, Lương ký xác nhận vào y lệnh của hai bác sĩ còn lại trong đơn nguyên để tiến hành lọc máu cho các bệnh nhân. Do vậy anh phải chịu trách nhiệm chuyên môn trong ca điều trị hôm đó. Lương cũng có trách nhiệm biết nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng sau sửa chữa. Nhưng khi chỉ nghe điều dưỡng viên nói hệ thống đã sửa chữa xong, anh đã ra y lệnh điều trị.
Nguyên Giám đốc bệnh viện Trương Quý Dương bị cáo buộc không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra cấp dưới để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong thời gian dài. Ông trực tiếp ký quyết định thành lập đơn nguyên lọc máu nhưng không bố trí nhân lực để kiểm tra chất lượng nước trước, trong và sau lọc máu.
Là giám đốc song ông không ban hành quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng hệ thống RO để nhân viên tuỳ tiện sử dụng. Ông Dương ký các hợp đồng, thanh lý hợp đồng sửa chữa nhưng không sâu sát kiểm tra để gây ra hậu quả làm 9 người chết.
Như Dân Việt đã đưa tin ngày 8.12: Trao đổi với Tiền Phong, Hoàng Công Lương cho biết mình không đồng ý với quy kết của VKSND tỉnh Hòa Bình và tái khẳng định trong vụ án, bản thân anh không có tội. Do vậy, anh không quan tâm tới việc tại phiên tòa tháng 5.2018, đại diện VKSND TP.Hòa Bình giữ quyền công tố đã đề nghị anh nhận án treo về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nay VKSND tỉnh Hòa Bình truy tố anh về khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.
Hoàng Công Lương cho biết thêm, anh đã bị dừng làm việc trong tư cách bác sĩ và hiện tại đang là viên chức Phòng Công nghệ thông tin tại Bệnh viện Hòa Bình. Vợ anh cũng lập bản danh sách đề nghị mọi người ủng hộ chồng mình với mục tiêu thu thập ít nhất 20.000 chữ ký và đến nay, bản danh sách này đã thu thập được hơn 21.000 chữ ký.
Theo Danviet
Bao giờ xét xử vụ chạy thận làm 9 người chết ở Hòa Bình? Một lãnh đạo TAND tỉnh Hòa Bình cho biết, TAND TP Hòa Bình đã ấn định lịch và thời gian xét xử đối với vụ án chạy thận làm 9 người chết ở Hòa Bình. Sáng ngày 23/12, trao đổi với PV một lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hòa Bình cho biết, TAND TP Hòa Bình đã ấn định lịch...