Vợ bỏ đi khi chồng bệnh nặng, đến khi chồng mất lại về tranh giành tài sản
Người vợ đã bỏ đi khi biết chồng mắc bệnh hiểm nghèo , nhưng ngay sau khi anh qua đời , cô ta lập tức quay về để tranh giành tài sản .
Theo thông tin từ báo Lao động, một vụ kiện tranh chấp tài sản thừa kế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cuối cùng đã khép lại vào cuối tháng 4, tuy nhiên gây nhiều tranh cãi trong dư luận, theo Beijing Daily.
Anh Trần Húc (tên đã thay đổi), một người Bắc Kinh, vì bận rộn công việc nên ít có cơ hội gặp gỡ phụ nữ. Nghe lời khuyên từ bạn bè, anh quyết định tìm vợ qua mai mối và kết hôn sau một thời gian tìm hiểu. Dù tình cảm vợ chồng không quá mặn nồng, anh Trần Húc vẫn chăm chỉ làm việc để lo cho gia đình nhỏ.
Bi kịch ập đến khi anh Trần Húc bất ngờ ngất xỉu tại văn phòng và được chẩn đoán mắc bệnh nặng . Các bác sĩ đã phải gọi cho chị gái anh, người đã nghỉ việc để toàn tâm chăm sóc em trai suốt hai năm. Trong khi đó, anh Trần Húc cố gắng liên lạc với vợ nhưng bị cô chặn số. Anh chấp nhận sự thật và sống những ngày cuối đời trong vòng tay chăm sóc của chị gái.
Vợ bỏ đi khi chồng bệnh nặng, đến khi chồng mất lại về tranh giành tài sản. Ảnh minh họa.
Hai năm sau, bệnh tình trở nặng và anh Trần Húc qua đời bên người thân duy nhất còn lại. Chị gái anh một mình lo hậu sự và quản lý tài sản của em trai.
Một năm sau khi anh Trần Húc mất, người vợ biết tin qua người quen và lập tức tìm gặp chị chồng. Cô tuyên bố mình là người thừa kế hàng thứ nhất của anh Trần Húc và yêu cầu nhận toàn bộ tài sản, bao gồm nhà cửa, xe cộ và tiền tiết kiệm.
Tại phiên tòa xét xử, thẩm phán cho biết, theo Bộ luật Dân sự Trung Quốc, những người thừa kế có khả năng nhưng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được chia ít hơn hoặc không được chia di sản. Vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau cả về vật chất và tinh thần. Khái niệm “không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng” thường chưa đến mức bỏ rơi; nếu đã cấu thành hành vi bỏ rơi, quyền thừa kế sẽ bị tước bỏ theo luật.
Thẩm phán chỉ ra rằng, vợ anh Trần Húc là người thừa kế hợp pháp hàng đầu duy nhất và có quyền thừa kế di sản của anh. Tuy nhiên, hai vợ chồng chỉ sống chung một thời gian rất ngắn sau khi kết hôn. Người vợ có thu nhập ổn định và sức khỏe tốt, có khả năng cấp dưỡng cho chồng nhưng đã không làm tròn nghĩa vụ đó, cũng không hỏi han về tình hình bệnh tật hay cái chết của chồng.
Video đang HOT
Vì vậy, tòa án phán quyết rằng người vợ phải được hưởng phần di sản ít hơn.
Mặt khác, Bộ luật Dân sự Trung Quốc cũng quy định rằng, ngoài người thừa kế, những ai đã cấp dưỡng nhiều hơn cho người đã khuất có thể được hưởng phần tài sản thích hợp. Xét hoàn cảnh của anh Trần Húc khi còn sống, dù chị gái anh không phải là người thừa kế hàng đầu, nhưng đã chăm sóc và cấp dưỡng phần lớn cho anh, nên xứng đáng được hưởng thừa kế theo luật định.
Cuối cùng, tòa án quyết định rằng di sản của Trần Húc sẽ được chia cho chị gái anh 60%, còn người vợ được 40%, theo VTC News.
Mặc dù người vợ được hưởng phần ít hơn, cư dân mạng vẫn tỏ ra bất mãn và cho rằng cô ta không xứng đáng nhận bất kỳ tài sản nào. Nhiều bình luận thể hiện sự phẫn nộ: “Trường hợp như cô ta mà vẫn không bị coi là bỏ rơi chồng bệnh tật sao ? Lẽ ra phải truất quyền thừa kế hoàn toàn”; “Cô ta chưa từng thực hiện một chút nghĩa vụ làm vợ nào, bản án đúng phải là không chia chứ không phải chia ít”; “Thẩm phán chỉ ra rất nhiều vấn đề của cô ta, nhưng cuối cùng vẫn cho cô ta 40%, đây có phải là cô ta thắng lớn rồi không?”; “Càng có nhiều bản án như vậy thì chế độ hôn nhân sẽ càng nhanh sụp đổ.”
Ba mất, tôi phát hiện mẹ không có tên trong sổ đỏ và sự thật về cuộc hôn nhân 30 năm khiến tôi "đứng tim"
Tưởng vậy là hết, nhưng bi kịch chỉ mới bắt đầu.
Ba tôi mất sau một cơn tai biến. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, đến mức đến giờ tôi vẫn chưa tin ông đã đi thật.
Là con duy nhất trong nhà, tôi cùng mẹ lo hết hậu sự. Căn nhà 2 tầng ba mẹ sống chung mấy chục năm, sổ đỏ đứng tên ba tôi, giờ cần làm thủ tục sang tên. Tôi nghĩ mọi việc đơn giản, vì mẹ tôi là vợ ông, có giấy tờ tùy thân, có hộ khẩu chung, lại có cả tôi làm con ruột.
Nhưng khi đến văn phòng công chứng, người tiếp nhận hồ sơ hỏi mẹ tôi có mang theo giấy đăng ký kết hôn không.
Mẹ tôi thoáng ngỡ ngàng: "Tôi với ông ấy sống với nhau 30 năm, có con có cháu, sao lại phải có giấy đó?".
Người cán bộ chỉ nhẹ nhàng nói: "Theo luật, muốn chứng minh là vợ hợp pháp để hưởng thừa kế thì phải có đăng ký kết hôn. Nếu không có, bác không được tính là hàng thừa kế thứ nhất".
Mẹ tôi tái mặt. Còn tôi thì đứng sững như trời trút đá.
Về nhà, tôi lục tung tủ hồ sơ cũ, không có giấy kết hôn nào cả.
Tôi hỏi mẹ, giọng run run vì không dám tin. Sau một lúc im lặng, bà nhìn tôi rồi nói, rất nhỏ: "Hồi đó ba con còn chưa ly hôn người vợ đầu. Mẹ biết... nên cũng không ép ông phải đăng ký lại".
Tôi như rơi vào hố sâu. Tôi biết ba tôi từng có một đời vợ, nhưng cứ nghĩ họ đã ly hôn xong từ lâu rồi. Không ngờ, mối quan hệ với mẹ tôi chỉ là "sống chung" chứ chưa từng hợp pháp.
Mẹ không kể, ba chưa từng nói. Tôi lớn lên trong một mái nhà không hôn thú mà chẳng hề hay biết.
Tưởng vậy là hết, nhưng bi kịch chỉ mới bắt đầu.
Ảnh minh họa
Một tháng sau, bà D - người vợ cũ của ba đột ngột xuất hiện. Bà mang theo giấy đăng ký kết hôn với ba tôi, vẫn còn hiệu lực pháp lý. Dù đã ly thân từ rất lâu, họ chưa từng làm thủ tục ly hôn chính thức.
Và vì thế, bà là người vợ hợp pháp. Theo luật, bà được chia phần tài sản của ba. Mẹ tôi không được chia thừa kế vì bà không phải vợ hợp pháp và cũng không có bằng chứng pháp lý về đóng góp vào tài sản của ba tôi.
Tài sản được chia theo pháp luật giữa người vợ hợp pháp và tôi là con ruột. Mẹ tôi không nằm trong diện được thừa kế. Căn nhà nơi tôi sinh ra, lớn lên, nơi mẹ tôi sống cả đời giờ bị chia làm đôi theo pháp luật.
Tôi không trách bà D. Tôi cũng không trách luật. Tôi chỉ đau. Mẹ tôi từ chối ra tòa. Bà bảo: "Cái gì không phải của mình thì không giữ được. Hơn ba mươi năm, mẹ chưa từng có một danh phận đúng nghĩa... có lẽ mẹ không có quyền đòi hỏi gì cả".
Câu nói ấy khiến tôi nghẹn đến không thở nổi.
Hôm rời khỏi nhà, mẹ mang theo đúng một túi vải, vài bộ quần áo, khung ảnh cũ và quyển nhật ký đã bạc màu. Bà không nhìn lại lần nào.
Căn nhà giờ đang làm thủ tục sang tên cho tôi và bà D.
Tôi cố gắng im lặng, làm đúng luật, không gây thù oán. Nhưng mỗi đêm về, tôi vẫn thấy như mình vừa mất đi điều gì đó không thể lấy lại.
Mẹ tôi sống với ba suốt 30 năm, sinh con, chăm sóc ông lúc đau bệnh, thờ cúng tổ tiên. Nhưng không có một tờ giấy chứng nhận, cuối cùng... bà ra đi như một người dưng.
Tôi ước gì ba tôi từng đưa mẹ đi đăng ký kết hôn. Hay ít nhất, có một lời xin lỗi.
Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã quá muộn. Và tôi không biết mình nên làm gì với căn nhà này - nơi tôi ở mà không còn là nhà nữa, thậm chí đầu tôi còn dấy lên suy nghĩ: Liệu mẹ có từng là người thứ 3?
Bố mất, để lại cho tôi khoản thừa kế 12 tỷ, tôi định từ chối thì mẹ nói một câu khiến tôi đành gật đầu chấp nhận Hai ngày sau, đoàn luật sư đến tận nhà tôi công bố di chúc. Nếu ai hỏi về cha tôi, tôi chỉ có thể trả lời ngắn gọn: Ông ấy chết rồi! Tôi nhớ như in, năm tôi lên 8, mẹ tôi ngồi ở cửa, mắt sưng đỏ còn ông thì thu dọn đồ đạc rồi rời khỏi căn nhà này, mặc kệ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghe vợ thì thầm với hai con lúc nửa đêm, tôi quyết định xé đơn ly hôn

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc

"Thủ đoạn" lôi kéo nhà chồng của em dâu thứ khiến tôi choáng váng, chẳng phản ứng lại được

Chồng tha thiết mong có con nhưng vợ mãi chẳng "đậu", nhận đứa trẻ về nuôi mới bàng hoàng khi biết nguyên nhân

Yêu trai Trung kém 3 tuổi bị phản đối dữ dội, cô gái Việt thay đổi hoàn toàn sau 5 năm làm dâu xứ người

Biết vợ có tiền riêng, chồng âm thầm gửi tiền hàng tháng cho mẹ đẻ... giữ hộ

Chị dâu chi 20 triệu đồng cho con đi trại hè, em chồng mỉa mai, chê thừa tiền

Tôi sốc khi phát hiện bản thân là 'thủ phạm' khiến gia đình đồng nghiệp tan vỡ

Cãi nhau với mẹ chồng, tôi bỏ nhà khi đang mang bầu lại không có tiền

Chồng mất 10 năm, tôi ở vậy chăm sóc bố mẹ chồng, nào ngờ ông bà tặng 'món quà sinh nhật' khiến tôi chân tay run rẩy

Mẹ chồng 'hụt' trăng trối muốn gặp đứa cháu từng bắt 'bỏ' để trao tài sản bạc tỷ, tôi nói một câu khiến bà ta khóc nghẹn

Chê thông gia quê mùa, mẹ chồng tỏa vẻ xem thường, thì mẹ tôi đáp: 'Tôi mang 3 tỷ lên cho con gái mua nhà mới'
Có thể bạn quan tâm

Sau Iran, Thủ tướng Netanyahu đối mặt với quyết định quan trọng ở Gaza
Thế giới
06:21:40 07/07/2025
Công an Hà Nội bắt giữ đối tượng cướp tiệm vàng sau gần 6 giờ gây án
Pháp luật
06:08:34 07/07/2025
Bạn trai thiếu gia công khai yêu Miu Lê
Sao việt
06:04:58 07/07/2025
3 nhóm người nên hạn chế ăn chuối
Sức khỏe
05:58:58 07/07/2025
Mỹ nhân Thế Giới Hôn Nhân bật khóc khi được minh oan cáo buộc bạo lực học đường: "Nhưng đã mất 5 năm rồi..."
Sao châu á
05:58:22 07/07/2025
3 món ngon dễ nấu cùng trứng gà: Đều có hương vị "hết chỗ chê", dùng ăn sáng - trưa - tối đều hợp
Ẩm thực
05:49:58 07/07/2025
Ca sĩ Hoài Lâm ra sao khi trở lại?
Nhạc việt
05:47:53 07/07/2025
Ngỡ ngàng với diện mạo của Ngô Thanh Vân, ám ảnh tới mức mẹ ruột cũng phải sợ hãi
Hậu trường phim
05:47:08 07/07/2025
TP HCM: Cháy chung cư Độc Lập ở phường Phú Thọ Hòa, 8 người tử vong
Tin nổi bật
05:45:28 07/07/2025
Phim cổ trang hài gây tranh cãi nhất hiện nay gọi tên Thư Quyển Nhất Mộng
Phim châu á
05:33:57 07/07/2025