Vợ bị chú ruột chê bai trong đám giỗ, chồng tôi tươi cười nói một câu khiến cả nhà tái mặt
Làm dâu 3 năm nay, tôi luôn chu toàn mọi việc, biết trên biết dưới, có ai chê trách được nửa lời đâu, chỉ có mỗi chú vẫn giữ định kiến với tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng núi, xét về điều kiện kinh tế thì nhà tôi thua xa nhà chồng. Bố chồng từng làm trong quân đội, mẹ chồng từng là giáo viên và hiện cả hai đã nghỉ hưu. Trên chồng tôi còn có một chị gái nhưng hiện đang định cư tại nước ngoài với chồng, thi thoảng mới về chơi.
Tuy giàu có nhưng bố mẹ chồng không hề đặt nặng chuyện môn đang hộ đối, đối xử với thông gia rất tốt. Sau khi cưới, bố mẹ chồng cũng mua cho chúng tôi một căn nhà ra ở riêng, cách nhà của bố mẹ chỉ vài bước chân để tiện đi lại.
Mới đó mà tôi đã về làm dâu được 3 năm, có một đứa con hơn 1 tuổi rồi. Cuộc sống khá êm ấm, không phải lo cái ăn cái mặc, mối quan hệ nhà chồng nàng dâu khá tốt, duy nhất chỉ có ông chú ruột, tức em trai của bố chồng là tôi không tài nào ưa nổi.
Chú ấy cũng thuộc diện giàu có nhất họ, nhưng chú không ưa tôi chỉ vì nhà tôi không giàu như những nàng dâu khác trong họ. Nhiều khi chú cũng khiến tôi rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười. Chẳng hạn như hồi tôi mới sinh con xong, chồng đầu tư cho tôi một khóa tập gym tại trung tâm, nhưng tập chưa đầy một tháng thì mẹ chồng đến tận nơi bắt tôi phải nghỉ, về bà sẽ dạy yoga cho.
Hỏi ra mới biết, hóa ra ông chú chồng có lần đi qua trung tâm, thấy tôi đang được PT hướng dẫn tập thì chụp ảnh lại và gửi cho mẹ chồng tôi xem. Ông bảo cứ tập thế này có ngày “cắm sừng” chồng, rồi thêm mắm dặm muối nên mẹ chồng mới bắt tôi nghỉ tập.
Vì chú chồng đâm chọc sau lưng mà mẹ chồng bắt tôi nghỉ tập. (Ảnh minh họa)
Tuần trước nhà tôi làm giỗ bà nội chồng, vì bố chồng là con trưởng nên đám giỗ được làm ở nhà bố mẹ. Ngày hôm đó con cháu đến khá đông đủ, cỡ 3 mâm cơm. Trong lúc ăn uống, ông chú vỗ vai chồng tôi rồi phê bình:
Video đang HOT
- Đàn ông mà lấy vợ nghèo là dại lắm, chẳng được nhờ cậy gì còn phải nai lưng làm nuôi vợ, thậm chí phải gánh cả nhà vợ ấy chứ, rồi con cái sau này cũng khổ theo. Hồi ấy chú đã khuyên can rồi mà mày không nghe. Trên đời thiếu gì gái xinh, giàu không lấy, lại đâm đầu vào con bé vừa xấu vừa nghèo này làm gì, hay mày bị nó bỏ bùa mà không biết cũng nên.
Đúng là nhà tôi điều kiện khá khó khăn, hàng tháng vẫn phải chu cấp cho nhà ngoại khoảng 5 triệu, trong khi lương của tôi chỉ được 15 triệu mỗi tháng. Tuy nhiên tôi tự nhận thấy bản thân cũng khá xinh xắn, ngoại hình ưa nhìn chứ không đến nỗi xấu tệ mà chú phải chê bai dè bỉu như vậy. Hơn nữa làm dâu 3 năm nay, tôi luôn chu toàn mọi việc, biết trên biết dưới, có ai chê trách được nửa lời đâu, chỉ có mỗi chú vẫn giữ định kiến với tôi.
Sau lưng chú nói sao cũng được, nhưng trước mặt tôi và mọi người mà chú ấy thẳng thừng tuyên bố như vậy thì thật quá đáng. Nhưng dù sao cũng là bậc cha chú, nên dù tức tôi vẫn chỉ biết cười trừ cho qua chuyện để dĩ hòa vi quý. Nào ngờ, chồng tôi lại rót rượu, nâng chén chúc rượu chú rồi đáp trả một câu khiến cả nhà tái mét mặt.
Bị ông chú nói xấu, tôi tức lắm nhưng đành nhịn để dĩ hòa vi quý, nhưng chồng tôi lại đáp trả luôn. (Ảnh minh họa)
- Ôi dào, chú cứ nói tào lao. Nhà vợ cháu tuy nghèo nhưng bố mẹ vợ có đất vườn, đất rừng rộng lắm, sống chan hòa được xóm làng yêu quý. Bố vợ sống thật thà chất phác, chung thủy với vợ con chứ đâu như chú lấy vợ hai rồi còn bị gái lừa mấy trăm triệu, đã vậy còn phải vào tù vì tội đánh người nữa.
Cháu nghe nói em Đăng (con chú) lấy được vợ giàu cũng mừng cho em ấy. Cháu hi vọng nhà vợ mới của em ấy không bị phá sản như nhà vợ cũ, kẻo em ấy lại phải ly hôn để lấy vợ 3 nữa thì thiên hạ người ta cười cho.
Những gì chồng nói đều là sự thật, tôi biết cả. Tôi cũng biết anh nói vậy là để bảo vệ tôi, nhưng vạch trần như vậy ở nơi đông người thì thật không hay, khó xử cho đôi bên. Ông chú tức tới tím tái mặt mày, đứng dậy bỏ về luôn. Bố mẹ chồng giận chồng tôi lắm, trách anh không biết trên biết dưới, trả treo với người lớn tuổi. Từ hôm đó đến nay, ông bà vẫn mặt nặng mày nhẹ với hai vợ chồng tôi.
Còn ông chú tuyên bố cả hai phải sang tận nơi xin lỗi hẳn hoi, nếu không sẽ không bao giờ đến nhà tôi nữa, vì thế bố mẹ chồng tôi càng giận. Một giọt máu đào hơn ao nước lã, sao nói bỏ là bỏ, từ mặt là từ mặt được. Muốn êm nhà êm cửa nên tôi khuyên chồng mang quà cáp sang xin lỗi chú, nhưng chồng nhất quyết không chịu đi, tôi nên làm gì để xoa dịu mối quan hệ này bây giờ?
Phát triển kỹ năng thấu cảm để yêu thương và bao dung với người khác hơn
Thấu cảm là khả năng suy nghĩ và cảm nhận những gì người xung quanh bạn nghĩ và cảm nhận.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nói chuyện với một người vô cùng quan trọng trong cuộc đời bạn. Bây giờ, bạn hãy thử trả lời hai câu hỏi. Đầu tiên, bạn có khả năng nghĩ như họ nghĩ hay không? Và thứ hai, bạn có thể cảm nhận được những cảm xúc mà họ đang trải qua như thể chúng là của chính bạn hay không? Nếu câu trả lời cho cả hai câu hỏi này không phải là có, bài viết này sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn.
Có hai loại thấu cảm. Thứ nhất là sự thấu cảm nhận thức, điều này liên quan đến việc đặt mình vào vị trí của người khác, chẳng hạn như biết được họ đang nghĩ gì và hiểu được họ sẽ quyết định như thế nào. Thứ hai, đó là sự thấu cảm về mặt cảm xúc, nó đề cập đến việc bạn có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác, ví dụ bạn có thể cảm thấy họ đang như thế nào, là hạnh phúc, sợ hãi, lo lắng hay bối rối như thể bạn cũng đang như vậy.
Thấu cảm là gì?
Trong các nghiên cứu tâm lý học, thuật ngữ thấu cảm được tranh luận vô cùng sôi nổi. Nó được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách. Những cảm xúc này được định nghĩa từ "cảm giác buồn bã hay thương cảm cho sự bất hạnh của người khác" đến "sự bắt chước bên trong diễn ra thông qua sự phóng chiếu của chính mình lên người khác" cho đến "khả năng gián tiếp trải nghiệm trạng thái cảm xúc của người khác".
Rõ ràng, sự thấu cảm là một khả năng phức tạp, nhưng có cơ sở sinh học để không thể phủ nhận. Ở một số vùng não nhất định, chẳng hạn như vùng tiền vận động, một số tế bào thần kinh nhất định đóng vai trò quan trọng trong sự thấu cảm. Chúng được gọi là tế bào thần kinh phản chiếu.
Làm thế nào để phát triển khả năng thấu cảm của bạn?
Có một số cách để giúp bạn có thể phát triển khả năng thấu cảm của mình, để có thể đặt bản thân vào vị trí của người khác, thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người khác, để có thể bớt phán xét và bao dung hơn với nhiều người.
1. Lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực liên quan đến việc hiểu những gì người khác nói với bạn và truyền tải thông điệp mà họ đã truyền đạt cho bạn bằng lời nói của bạn.
Ví dụ, khi họ đưa ra thông điệp: "Tôi đang trải qua một khoảng thời gian thực sự tồi tệ vì người bạn đời của tôi đã rời bỏ tôi và tôi vô cùng đau khổ" và bạn có thể truyền đạt lại rằng: "Tôi hiểu rằng bạn đang ở một thời điểm khó khăn trong cuộc sống và bạn đang cảm thấy thực sự trống rỗng vì mất mát này của mình".
Có hai thành phần cơ bản để có thể lắng nghe tích cực, đó là những gì người khác đang truyền tải và cảm giác của họ. Do đó, sẽ rất hữu ích nếu bạn tự hỏi mình hai câu hỏi: họ đang cố nói với bạn điều gì và họ cảm thấy như thế nào?
2. Đừng mang định kiến vào câu chuyện
Định kiến được định nghĩa là một thái độ tiêu cực đối với một cá nhân hoặc một nhóm xã hội. Nó có 3 thành phần, đó là nhận thức (niềm tin), tình cảm (cảm xúc) và hành vi (thái độ). Định kiến chính là thứ cản trở khả năng thấu cảm của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn tránh suy nghĩ, cảm nhận vầ hành động theo cách bạn sẽ làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào cách người khác hành động và cảm nhận.
3. Nguyên tắc lành mạnh
Có một số dấu hiệu cho người khác biết rằng bạn đang lắng nghe họ, hiểu họ và thấu được cảm xúc của họ. Chúng bao gồm thể hiện sự quan tâm đến những gì họ đang nói với bạn và tập trung vào những gì họ đang diễn đạt, chứ không chỉ bằng những gì họ nói.
Trên thực tế, bạn nên cố gắng nắm bắt bối cảnh của những gì họ đang nói cũng như những cảm xúc mà họ đang có. Họ có thể cảm thấy hạnh phúc, sợ hãi, buồn bã, thất vọng... Hãy cho họ thời gian để kể cho bạn nghe câu chuyện của họ, tránh việc nôn nóng hay thúc giục.
Cuối cùng, nếu bạn muốn đặt mình vào vị trí của người khác và thấu cảm, bạn phải suy nghĩ về những gì họ có thể đang nghĩ và cảm nhận, đồng thời trải nghiệm những cảm xúc của họ như thể chúng là của chính bạn.
Yêu 8 năm nhưng nhà trai chưa chịu cưới, cả nhà tôi ngượng chín mặt khi nghe mẹ anh nói Chuyện cưới xin cứ trì hoãn mãi, thoáng cái lại sắp đến một cái Tết nữa rồi. Cách đây mấy hôm, bố mẹ tôi làm cơm mời nhà anh qua ăn, nhân tiện nhắc chuyện cưới xin luôn. Năm nay tôi 29 tuổi, yêu anh đã 8 năm nay từ hồi còn học đại học. Nhìn xung quanh ai cũng lập gia đình...